Bài 26. Hàm trong Python trang 53, 54 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Trong ngôn ngữ lập trình Python, hàm có phải thủ tục hay không? Mệnh đề nào dưới đây mô tả đúng quan hệ giữa hàm và thủ tục?
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
26.1
Trong ngôn ngữ lập trình Python, hàm có phải thủ tục hay không? Mệnh đề nào dưới đây mô tả đúng quan hệ giữa hàm và thủ tục?
A. Hàm và thủ tục là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
B. Hàm là thủ tục nhưng thủ tục có thể không phải là hàm.
C. Trong Python, hàm và thủ tục là hai khái niệm đồng nhất.
D. Thủ tục là hàm nhưng hàm có thể không là thủ tục.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về hàm đã học
Lời giải chi tiết:
Mệnh đề mô tả đúng quan hệ giữa hàm và thủ tục:
C. Trong Python, hàm và thủ tục là hai khái niệm đồng nhất.
26.2
Trong định nghĩa của hàm có thể có bao nhiêu từ khóa return?
A. 1.
B. 2.
C. 5
D. Không hạn chế.
Phương pháp giải:
Giá trị trả lại của hàm được viết sau từ khóa return
Lời giải chi tiết:
Trong định nghĩa của hàm từ khoá return có thể có:
D. Không hạn chế.
26.3
Trong Python có thể tự tạo hàm trùng tên với một hàm có sẵn hay không?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
Trong Python có thể tự tạo hàm trùng tên với một hàm có sẵn
26.4
Trong Python có thể định nghĩa hàm với tên trùng với từ khoá hay không?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
Trong Python không thể định nghĩa hàm với tên trùng với từ khoá
Câu 5
Trong Python lệnh print () có phải là hàm không?
Phương pháp giải:
print() là hàm không trả lại giá trị
Lời giải chi tiết:
Trong Python lệnh print () là hàm, print() là hàm không trả lại giá trị.
Câu 6
Mệnh đề nào dưới đây mô tả đúng về hàm tự định nghĩa không trả lại giá trị?
A. Trong mô tả hàm không có từ khóa return.
B. Trong mô tả hàm chỉ có một từ khóa return.
C. Trong mô tả hàm phải có tối thiểu hai từ khóa return.
D. Trong mô tả hàm hoặc không có return hoặc có return nhưng không có giá trị sau từ khoá return.
Phương pháp giải:
Hàm có thể có hoặc không có giá trị trả lại sau từ khóa return
Lời giải chi tiết:
Mệnh đề mô tả đúng về hàm tự định nghĩa không trả lại giá trị:
D. Trong mô tả hàm hoặc không có return hoặc có return nhưng không có giá trị sau từ khoá return.
26.7
Hàm sau có ý nghĩa gì?
def h(x,y):
if x > y:
return x
else:
return x+y
Phương pháp giải:
Quan sát hàm và vận dụng kiến thức về câu lệnh điều kiện if
Hàm được khai báo bằng từ khóa def
Lời giải chi tiết:
Hàm trả lại x nếu x là số lớn hơn, ngược lại trả về tổng của x và y.
26.8
Hàm sau có ý nghĩa gì?
def msg(s):
return s[: : -1]
Phương pháp giải:
Quan sát hàm và vận dụng kiến thức đã học về xâu
Lời giải chi tiết:
Hàm trả về xâu (hoặc danh sách) ngược của xâu s
26.9
Viết hàm nhập số nguyên n từ bàn phím. Hàm sẽ trả lại số đã nhập.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học để viết hàm
Lời giải chi tiết:
Hàm có thể viết như sau.
def NhapDL():
n = int(input("Nhập số nguyên n: "))
return n
26.10
Hàm sau thực hiện công việc gì?
def func(n):
c = 0
for k in range(2, n):
if n%k == 0:
c = c + 1
return c
Phương pháp giải:
Quan sát hàm và dựa vào kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
Hàm trả lại số các ước số thực sự của n, không tính 1.
26.11
Hàm sau thực hiện công việc gì?
def func(n):
c = 0
for k in range(1, n):
if n%k == 0:
c = c + k
return c
Phương pháp giải:
Quan sát hàm và dựa vào kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
Hàm trả lại tổng các ước số thực sự của n, tính cả 1.
26.12
Viết hàm số NumberO có tính năng sau:
- Tham số của hàm là dãy các số nguyên A.
- Hàm sẽ trả lại giá trị là 2 số p, q với ý nghĩa sau; p - số các số chẵn của dãy A, q - số các số lẻ của dãy A.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học để viết hàm
Lời giải chi tiết:
Hàm có thể viết như sau:
def Number(A):
p = 0
q = 0
for n in A:
if n%2 == 0:
p = p + 1
else:
q = q + 1
return p,q
- Bài 27. Tham số của hàm trang 55, 56 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 28. Phạm vi của biến trang 57, 58 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 29. Nhận biết lỗi chương trình trang 59, 60 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30. Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình trang 61, 62 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 31. Thực hành viết chương trình đơn giản trang 63, 64 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 34. Nghề phát triển phần mềm trang 69 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 33. Nghề thiết kế đồ hoạ máy tính trang 68 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 32. Ôn tập lập trình Python trang 66, 67 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 31. Thực hành viết chương trình đơn giản trang 63, 64 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30. Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình trang 61, 62 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 34. Nghề phát triển phần mềm trang 69 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 33. Nghề thiết kế đồ hoạ máy tính trang 68 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 32. Ôn tập lập trình Python trang 66, 67 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 31. Thực hành viết chương trình đơn giản trang 63, 64 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30. Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình trang 61, 62 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống