Bài 19. Câu lệnh điều kiện if trang 39, 40 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Em hãy viết câu lệnh điều kiện để in ra các thông báo tương ứng tùy theo giá trị của số nguyên n là số chẵn hay số lẻ.
19.1
Em hãy viết biểu thức lôgic trong Python tương ứng với mỗi câu sau:
a) Số x nhỏ hơn 50.
b) Số x nằm trong khoảng (50, 100)
c) Số x nằm trong đoạn [0, 50] hoặc lớn hơn 100.
Phương pháp giải:
Biểu thức lôgic là biểu thức chỉ nhận giá trị True hoặc False.
Lời giải chi tiết:
a) x < 50
b) (x > 50) and (x <= 100)
c) ((x >= 0) and (x <= 50)) or (x > 100)
19.2
Em hãy tìm một vài giá trị m, n thoả mãn các biểu thức sau.
a) 50%m == 0 and n%4 != 0
b) m%100 == 0 and m%400 != 0
c) n%5== 0 or (n%5 != 0 and n%3 == 0)
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
a) m là ước số của 50 và n không chia hết cho 4
Vậy có thể chọn, ví dụ m = 5, 10, 25,…; n = 3, 6, 7, 9...
b) m chia hết cho 100 nhưng không chia hết cho 400. Vậy có thể chọn m = 200, 300, 500,...
c) n chia hết cho 5 hoặc n không chia hết cho 5 nhưng phải chia hết cho 3. Vậy có thể chọn, ví dụ n = 5, 6, 9, 10, 12,...
19.3
Em hãy viết biểu thức điều kiện tương ứng với các phát biểu sau:
a) m chia hết cho 100 nhưng không chia hết cho 400
b) x có giá trị không thuộc đoạn [0; 2]
c) x có giá trị thuộc khoảng (2, 4) hoặc thuộc khoảng (5, 6)
Phương pháp giải:
Biểu thức lôgic là biểu thức chỉ nhận giá trị True hoặc False. Giá trị các biểu thức lôgic thuộc kiểu bool
Lời giải chi tiết:
a) (m%100==0) and (m%400!=0)
b) not(x >= 0 and x <= 2) hoặc (x < 0) or (x > 2)
c) (x > 2 and x < 4) or (x > 5 and x < 6)
19.4
a, b, c = 1, 2, 3
a = (a < b) and (b < c)
b = (b < c) or (c%b==0)
c = c%2 != 0
Phương pháp giải:
Giá trị các biểu thức lôgic thuộc kiểu bool, chỉ nhận giá trị True hoặc False
Lời giải chi tiết:
a= True, b = True, c = True
19.5
Em hãy viết câu lệnh điều kiện để in ra các thông báo tương ứng tùy theo giá trị của số nguyên n là số chẵn hay số lẻ.
Phương pháp giải:
Sử dụng câu lệnh điều kiện if dạng đủ
Lời giải chi tiết:
- Câu lệnh điều kiện có thể viết như sau
if n%2==0:
print("Số chẵn")
else:
print("Số lẻ")
19.6
Cho m là một năm dương lịch. Biết rằng, nếu m chia hết cho 400 hoặc m chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 100 thì năm đó là năm nhuận. Viết câu lệnh điều kiện để in ra thông báo tương ứng.
Phương pháp giải:
Sử dụng câu lệnh điều kiện đã học.
Lời giải chi tiết:
- Câu lệnh điều kiện có thể viết như sau
if (m%400==0) or ((m%4==0) and (m%100!=0)):
print("Năm", m, "là năm nhuận")
else:
print("Năm", m, "không phải là năm nhuận")
19.7
Chỉ số BMI (Body Mass Index) được tính dựa trên tỉ lệ giữa cân nặng (tính bằng kg) và chiều cao (tính bằng mét) bình phương, nói lên tình trạng cân nặng hiện tại của người trưởng thành (lớn hơn 18 tuổi). Chỉ số BMI càng cao thì lượng mỡ trong cơ thể càng nhiều, dẫn tới nhiều nguy cơ phát sinh các vấn đề sức khỏe không tốt. Ví dụ, các bệnh thường gặp ở người cân nặng quá khổ là béo phì, huyết áp cao, bệnh tim mạch, tiểu đường.... Ngược lại, nếu chỉ số BMI thấp, người bệnh cũng có nguy cơ gặp phải các vấn đề thiếu máu, miễn dịch kém hay loãng xương. Với người trưởng thành gốc châu Á, giá trị BMI tiêu chuẩn được xác định như sau.
Em hãy viết chương trình tính chỉ số BMI của một người và đưa ra thông báo tương ứng.
Phương pháp giải:
Sử dụng câu lệnh điều kiện đã học để viết chương trình
Lời giải chi tiết:
- Chương trình có thể viết như sau
#Tính chỉ số BMI
can_nang = float(input("Cân nặng của bạn là: "))
chieu_cao = float(input("Chiều cao của bạn là: "))
BMI = can_nang/(chieu_cao*chieu_cao)
if BMI < 18.5:
print("Bạn có vẻ gầy còm? BMI =", BMI, "Chịu khó ăn nhiều thêm nhé! :) ")
if (BMI >=18.5) and (BMI < 23):
print("Bạn có dáng chuẩn đấy! BMI ", BMI, “Tiếp tục phát huy nhé! :) ")
if BMI >=23:
print("Bạn thừa cân rồi! BMI =", BMI, "Phải chịu khó tập thể thao và ăn nhiều hoa quả :) ")
19.8
Để khuyến khích tiêu thụ cam, một chủ vườn đã đưa ra chính sách khuyến mãi sau. Nếu số cam mua lớn hơn 10 kg thì đơn giả mua phần lớn hơn đó chỉ bằng 90% đơn giá cho 10 kg cam đầu tiên. Em hãy viết chương trình tính số tiền mua cam phải trả với đơn giá và số cam mua được nhập từ bàn phím.
Phương pháp giải:
Sử dụng câu lệnh điều kiện if dạng đủ đã học để viết chương trình.
Lời giải chi tiết:
- Chương trình có thể viết như sau.
don_gia = float(input("Giá 1 kg cam là: "))
so_luong_mua = float(input("Số cam bạn mua: "))
if so_luong_mua <= 10:
thanh_tien=so_luong_mua*don_gia
else:
thanh_tien=10*don_gia + (so_luong_mua - 10)*don_gia*0.9
print("Số tiền phải trả là: ", thanh_tien)
19.9
Em hãy viết chương trình nhập ba số thực dương a, b, c, kiểm tra xem ba số đó có thể là độ dài các cạnh của một tam giác hay không, nếu có thì tính chu vi, diện tích của tam giác đó.
Phương pháp giải:
- Ba số a, b, c là các cạnh của tam giác nếu cả ba bất đẳng thức sau đều thoả mãn.
a+b-c> 0; b+c-a> 0; c+a-b>0
- Để tính diện tích tam giác cần sử dụng công thức Heron (xem Câu 18.11).
Lời giải chi tiết:
- Chương trình có thể viết như sau:
#Kiểm tra 3 số a, b, c có phải các cạnh một tam giác, tính chu vi, diện tích tam giác đó
a = float(input("Nhập số a: "))
b = float(input("Nhập số b: "))
c = float(input("Nhập số c: "))
if (a + b - c > 0) and (b + c - a > 0) and (c+a-b> 0):
p = (a+b+c)/2
S_tamgiac = (p*(p-a)*(p-b)*(p-c))**0.5
print("Chu vi tam giác =: ”, p*2)
print("Diện tích tam giác =:", S_tamgiac)
else:
print("Ba số đã cho không phải là độ dài các cạnh của một tam giác")
19.10
Em hãy viết chương trình giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát ax + b = c, các hệ số a, b, c là các số thực được nhập vào từ bàn phím.
Phương pháp giải:
Thuật toán giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát có thể nêu ngắn gọn như sau:
- Nếu a khác 0, thì phương trình luôn có nghiệm duy nhất x = (c - b)/a
- Nếu a = 0 và c − b = 0 thì phương trình có vô số nghiệm (x có thể nhận giá trị tuỳ ý).
- Nếu a = 0 và c − b khác 0 thì phương trình vô nghiệm.
Lời giải chi tiết:
#Giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát
a = float(input("Nhập số a: "))
b = float(input("Nhập số b: "))
c = float(input("Nhập số c: “))
if a != 0:
print("Phương trình có nghiệm duy nhất x = ", (c - b)/a)
if a == 0 and c-b == 0:
print("Phương trình có vô số nghiệm (x có thể là một số bất kì)!")
if a == 0 and c-b!=0:
print("Phương trình đã cho và nghiệm !")
19.11
Em hãy viết chương trình giải phương trình bậc hai dạng tổng quát ax2 + bx + c = 0 (a khác 0). Yêu cầu các giá trị a, b, c là các số thực được nhập vào từ bàn phím.
Phương pháp giải:
Thuật toán giải phương trình bậc hai có thể nêu tóm tắt như sau:
- Tính delta = b2 – 4ac
- Nếu delta < 0 → phương trình vô nghiệm.
- Nếu delta = 0 → phương trình có nghiệm kép x1 = x2 = -b/2a.
- Nếu delta > 0 → phương trình có 2 nghiệm phân biệt
Lời giải chi tiết:
#Giải phương trình bậc hai dạng tổng quát
a = float(input("Nhập số a (a <> 0): "))
b = float(input("Nhập số b: "))
c = float(input("Nhập số c: "))
delta = b*b - 4*a*c
if delta== 0:
print("Phương trình có nghiệm kép x1 = x2 =", -b/(2*a))
if delta > 0:
print("Phương trình có 2 nghiệm x1 ", (-b + delta*0.5)/(2*a),
"và x2 =", (-b - delta**0.5)/(2*a))
if delta <0:
print("Phương trình đã cho vô nghiệm!”)
19.12
Tiền điện được tính theo đơn giá bậc thang như sau: đơn giá 1 được áp dụng cho 50 kWh điện tiêu thụ đầu tiên; đơn giá 2 được áp dụng cho mỗi 1 kWh từ 51 cho tới 100, đơn giá 3 được áp dụng cho mỗi 1 kWh từ 101 cho tới 200 và đơn giá 4 áp dụng cho mỗi kWh từ 201 trở đi. Đơn giá và lượng điện tiêu thụ là các số nguyên được nhập vào từ bàn phím. Em hãy viết chương trình tính tiền điện phải nộp
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học để viết chương trình
Lời giải chi tiết:
- Chương trình có thể viết như sau:
don_gia1 = int(input("Đơn giá điện 1: "))
don_gia2 = int(input("Đơn giá điện 2: "))
don_gia3 = int(input("Đơn giá điện 3: "))
don_gia4 = int(input("Đơn giá điện 4: "))
so_kW_tieuthu = int(input("Lượng điện tiêu thụ: "))
if so_kW_tieuthu <= 50:
tien_dien = don_gia1*so_kW_tieuthu
else:
if so_kW_tieuthu <= 100:
tien_dien = don_gia1*50+ don_gia2*(so_kW_tieuthu-50)
else:
if so_kW_tieu_thu <= 200:
tien_dien = don_gia1*50+don_gia2*50+don_gia3*(so_kW_tieuthu-100)
else:
tien_dien = don_gia1*50+don_gia2*50+don_gia3*100+don_gia4*(so_kW_tieuthu - 200)
print("Tiền điện phải trả là: ", tien_dien, "đồng")
- Bài 20. Câu lệnh lặp for trang 41, 42 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 21. Câu lệnh lặp while trang 43, 44 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 22. Kiểu dữ liệu danh sách trang 46, 47 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 23. Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách trang 47, 48 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 24. Xâu kí tự trang 50, 51 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 34. Nghề phát triển phần mềm trang 69 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 33. Nghề thiết kế đồ hoạ máy tính trang 68 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 32. Ôn tập lập trình Python trang 66, 67 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 31. Thực hành viết chương trình đơn giản trang 63, 64 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30. Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình trang 61, 62 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 34. Nghề phát triển phần mềm trang 69 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 33. Nghề thiết kế đồ hoạ máy tính trang 68 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 32. Ôn tập lập trình Python trang 66, 67 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 31. Thực hành viết chương trình đơn giản trang 63, 64 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30. Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình trang 61, 62 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức với cuộc sống