Bài 13: Một số nước ở Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 SGK lịch sử và địa lí 9 Chân trời sáng tạo


Dựa vào tư liệu 13.1, 13.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày những nét chính về tình hình Nhật Bản giai đoạn 1945 – 1991. Những thay đổi của Nhật Bản hơn 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai được thể hiện như thế nào qua tư liệu 13.2?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục 1 a

Dựa vào tư liệu 13.1, 13.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày những nét chính về tình hình Nhật Bản giai đoạn 1945 – 1991. Những thay đổi của Nhật Bản hơn 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai được thể hiện như thế nào qua tư liệu 13.2?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1. Các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ (SGK trang 63)

- Chỉ ra những thay đổi của Nhật Bản hơn 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Lời giải chi tiết:

Giai đoạn 1945 – 1952

– Sự thất bại của Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản hậu quả hết sức nặng nề; là nơi Mĩ đóng quân từ năm 1945 đến năm 1952.

– Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) thực hiện ba cuộc cải cách lớn: 1- Thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung, 2- Cải cách ruộng đất, 3- Dân chủ hoá lao động.

– Dựa vào viện trợ Mĩ, Nhật bản nỗ lực khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.

* Giai đoạn 1952 – 1973

– Từ năm 1953 đến năm 1960 có bước phát triển nhanh, từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển “thần kì”, tốc độ tăng trưởng cao liên tục, nhiều năm đạt tới hai con số (1960 – 1969 là 10,8%). Nhật Bản trở thành một siêu cường kinh tế (sau Mĩ).

– Tới năm 1968, vươn lên là vương quốc kinh tế tư bản thứ hai sau Mĩ. Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới (cùng Mĩ và Liên minh châu Âu).

* Giai đoạn 1973 – 1991

– Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản thường xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn.

– Từ nửa sau những năm 80, Nhật đã vươn lên thành siêu cường tài chính số một thế giới với lượng dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần của Mĩ, gấp 1,5 lần của Cộng hòa LIên bang Đức. Nhật Bản cũng là chủ nợ lớn nhất thế giới.

– Từ nửa sau những năm 70, Nhật Bản bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới,thể hiện trong học thuyết Phucưđa, học thuyết Kaiphu. Nội dung chủ yếu là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

? mục 1 b

Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày những nét chính về tình hình Trung Quốc trong giai đoạn 1945 – 1991. Theo em, tại sao tình hình Trung Quốc xảy ra nhiều biến động trong những năm 1959 – 1978?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1. Các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ (SGK trang 63)

- Chỉ ra những nét chính về tình hình Trung Quốc trong giai đoạn này.

Lời giải chi tiết:

Giai đoạn 1950 - 1958: tiến hành khôi phục nền kinh tế, cải cách ruộng đất và hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp, phát triển văn hoá, giáo dục,....

Giai đoạn 1958 - 1962: thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng" (Đường lối chung, Đại nhảy vọt, Công xã nhân dân) nhằm đẩy nhanh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Giai đoạn 1966 - 1976: tiến hành "Đại cách mạng văn hoá vô sản" nhằm triệt tiêu tàn dư của chủ nghĩa tư bản trong xã hội. Hậu quả là đất nước bị tàn phá nặng nề.

Từ năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã lãnh đạo Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách - mở cửa, chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Cuối thập niên 80 của thế kỉ XX, tình hình Trung Quốc dần ổn định nhờ kinh tế phát triển.

? mục 1 c

- Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày những nét chính về tình hình Ấn Độ trong giai đoạn 1945 – 1991 

- Quan sát tư liệu 13.5 và tư liệu 3.4 ở trang 19 theo em, sự thay đổi quan trọng nhất của Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1. Các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ (SGK trang 63)

- Chỉ ra những nét chính về tình hình Ấn Độ trong giai đoạn này

- Chỉ ra sự thay đổi quan trọng nhất của Ấn Độ

Lời giải chi tiết:

Yêu cầu 1

- Từ năm 1950, Ấn Độ bước vào công cuộc xây dựng đất nước, đã tiến nhanh trên con đường phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật. Ấn Độ đã thực hiện được công cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, đưa Ấn Độ từ một nước đói nghèo, luôn luôn phải nhập lương thực, nay đã đủ lương thực cho hơn 80 triệu dân, lại còn có dự trữ và xuất khẩu.

- Từ năm 1991. Ấn Độ bắt đầu công cuộc cải cách kinh tế, trong đó ưu tiên hàng đầu việc cải tổ kinh tế nhà nước, nhằm biến Ấn Độ thành một quốc gia vững mạnh.

- Về đối ngoại, Ấn Độ thực hiện chính sách hòa bình trung lập, ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Ấn Độ đã có vai trò tích cực trong đấu tranh bảo vệ hòa bình, phấn đấu loại trừ vũ khí hạt nhân. Ấn Độ cũng đang gặp khó khăn trong việc giải quyết các vụ xung đột về tôn giáo và sắc tộc.

Quan hệ Trung - Ấn những năm đầu thế kỉ XXI còn chịu sự tác động của môi trường an ninh quốc tế. Chiến tranh lạnh kết thúc, các nước trên thế giới đều tập trung cho phát triển kinh tế, hội nhập vào trào lưu phát triển chung. Tuy nhiên, những mâu thuẫn, xung đột và chiến tranh cục bộ vẫn xảy ra, xung đột giữa thế giới phương Tây do Mĩ đứng đầu với những phần còn lại của thế giới vẫn hết sức sâu sắc. Những động thái mới trong quan hệ Mĩ - Ấn có ảnh hưởng rất lớn tới quan hệ Trung - Ấn. Trung Quốc sẽ phải có những chính sách ngoại giao khéo léo để hoá giải ý đồ của Mĩ, buộc phải thay đổi chính sách với Ấn Độ, cải thiện mối bang giao với người láng giềng nhiều duyên nợ để tránh việc Ấn Độ ngả về phía Mĩ. Với truyền thống trung lập trong ngoại giao, Ấn Độ không muốn mình trở thành một yếu tố trong chiến lược của Mĩ đối với Trung Quốc. Mặc dầu vậy, nhân tố Mĩ rõ ràng có ảnh hưởng rất lớn tới mối quan hệ Trung - Ấn hiện nay và giai đoạn tới.

Yêu cầu 2

- Từ năm 1950, Ấn Độ bước vào công cuộc xây dựng đất nước, đã tiến nhanh trên con đường phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật. Ấn Độ đã thực hiện được công cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, đưa Ấn Độ từ một nước đói nghèo, luôn luôn phải nhập lương thực, nay đã đủ lương thực cho hơn 80 triệu dân, lại còn có dự trữ và xuất khẩu.

- Từ năm 1991. Ấn Độ bắt đầu công cuộc cải cách kinh tế, trong đó ưu tiên hàng đầu việc cải tổ kinh tế nhà nước, nhằm biến Ấn Độ thành một quốc gia vững mạnh.

- Về đối ngoại, Ấn Độ thực hiện chính sách hòa bình trung lập, ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Ấn Độ đã có vai trò tích cực trong đấu tranh bảo vệ hòa bình, phấn đấu loại trừ vũ khí hạt nhân. Ấn Độ cũng đang gặp khó khăn trong việc giải quyết các vụ xung đột về tôn giáo và sắc tộc.

Quan hệ Trung - Ấn những năm đầu thế kỉ XXI còn chịu sự tác động của môi trường an ninh quốc tế. Chiến tranh lạnh kết thúc, các nước trên thế giới đều tập trung cho phát triển kinh tế, hội nhập vào trào lưu phát triển chung. Tuy nhiên, những mâu thuẫn, xung đột và chiến tranh cục bộ vẫn xảy ra, xung đột giữa thế giới phương Tây do Mĩ đứng đầu với những phần còn lại của thế giới vẫn hết sức sâu sắc. Những động thái mới trong quan hệ Mĩ - Ấn có ảnh hưởng rất lớn tới quan hệ Trung - Ấn.

? mục 2

Dựa vào tư liệu 13.6, bảng 13.7 và thông tin trong bài, hãy:

Lập bảng thống kê thể hiện cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á giai đoạn 1945 – 1975. Tình hình kinh tế, xã hội của các nước sau khi giành được độc lập đến năm 1991 có điểm gì nổi bật?

Trình bày khái quát quá trình phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ khi thành lập đến năm 1991.


Phương pháp giải:

- Dựa vào tư liệu 13.6, bảng 13.7 và thông tin trong bài

- Chỉ ra điểm nổi bật tình hình kinh tế, xã hội của các nước sau khi giành được độc lập đến năm 1991

- Chỉ ra khái quát quá trình phát triển của của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ khi thành lập đến năm 1991


Lời giải chi tiết:

Yêu cầu 1

Giai đoạn 1: từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920

Giai đoạn 2: từ năm 1920 - 1945:

Giai đoạn 3: từ năm 1945 - 1975:

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự ra đời và phát triển của giai cấp vô sản ở các nước Đông Nam Á đã tạo nền tảng cho sự hình thành khuynh  hướng mới trong phong trào đấu tranh.

Các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước: Inđônêxia (1920), Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Philippin (trong những năm 30 của thế kỉ XX), mở ra khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Trong 10 năm đầu sau Chiến tranh (1945 - 1954), làn sóng đấu tranh dâng cao. Inđônêxia tuyên bố độc lập, Việt Nam và Lào tiến hành cách mạng giành chính quyền và tuyên bố độc lập trong năm 1945. Một số nước được trao trả độc lập như: Philíppin (1946) và Miến Điện (1948).

Từ năm 1954 đến năm 1975, các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (riêng Brunei được trao trả độc lập năm 1984).


Tình hình kinh tế, xã hội của các nước sau khi giành được độc lập đến năm 1991: dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, xã hội có sự mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo

Quá trình phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ khi thành lập đến năm 1991:

* Giai đoạn 1967 – 1976: ASEAN là một tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

* Giai đoạn 1976 – 1991:

- ASEAN hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali (In-đô-nê-xia) tháng 2/1976, với việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali). Hiệp ức Bali đã xác định những nguyên tắc cơ bản, trong quan hệ giữa các nước:

+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

+ Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.

+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Quan hệ hợp tác giữa các nước được đẩy mạnh trên các lĩnh vực kinh tế và chính trị.

- 1884, Brunei tham gia ASEAN.

Yêu cầu 2

Tình hình kinh tế, xã hội của các nước sau khi giành được độc lập đến năm 1991: dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, xã hội có sự mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo

Quá trình phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ khi thành lập đến năm 1991:

* Giai đoạn 1967 – 1976: ASEAN là một tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

* Giai đoạn 1976 – 1991:

- ASEAN hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali (In-đô-nê-xia) tháng 2/1976, với việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali). Hiệp ức Bali đã xác định những nguyên tắc cơ bản, trong quan hệ giữa các nước:

+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

+ Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.

+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Quan hệ hợp tác giữa các nước được đẩy mạnh trên các lĩnh vực kinh tế và chính trị.

- 1884, Brunei tham gia ASEAN.

Luyện tập 1

Hãy xác định điểm nổi bật trong tình hình Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 1945 – 1991.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1. Các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ (SGK trang 63) và phần 2. Quá trình phát triển của các nước Đông Nam Á từ năm 1945 đến năm 1991 (SGK trang 67)

- Chỉ ra điểm nổi bật

Lời giải chi tiết:

Ấn Độ: Tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, chính sách hòa bình, trung lập tích cực.

Các nước Đông Nam Á: thực hiện lần lượt 2 chiến lược phát triển kinh tế: chiến lược kinh tế hướng nội và chiến lược kinh tế hướng ngoại.

Nhật Bản: coi trọng giáo dục và khoa học - kĩ thuật, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng, đạt được nhiều thành tựu lớn, là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới, khoa học - kĩ thuật của Nhật vẫn tiếp tục phát triển ở trình độ cao

Trung Quốc: Thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959), Công cuộc cải cách – mở cửa

Luyện tập 2

Hãy hoàn thành đường thời gian về lịch sử khu vực Đông Nam Á giai đoạn 1945 – 1991 theo mẫu dưới đây. Sau đó em hãy trình bày một sự kiện em cho là quan trọng nhất và giải thích lý do.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2. Quá trình phát triển của các nước Đông Nam Á từ năm 1945 đến năm 1991 (SGK trang 67)

- Chỉ ra đường thời gian về lịch sử, sự kiện cho là quan trọng nhất

Lời giải chi tiết:

1945: Việt Nam, Lào, Indo giành độc lập

1954: Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược 

1967: 5 quốc gia đầu tiên tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philippin, Thái Lan.

1991: Campuchia trở thành thành viên thứ mười.

Vận dụng

Quan sát lá cờ ASEAN dưới đây và kết hợp tìm kiếm thông tin trên internet, hãy giải thích và nêu ý nghĩa các biểu tượng được thể hiện trên lá cờ.

Phương pháp giải:

- Quan sát lá cờ ASEAN dưới đây và kết hợp tìm kiếm thông tin trên internet

- Chỉ ra ý nghĩa các biểu tượng trên lá cờ

Lời giải chi tiết:

Lá cờ ASEAN đại diện cho một ASEAN thống nhất, hòa bình và ổn định. Màu sắc của lá cờ gồm có màu xanh, đỏ, trắng và vàng, đại diện cho các màu chính của quốc kỳ các nước thành viên ASEAN. Màu xanh đại diện cho sự hòa bình và ổn định. Màu đỏ thể hiện sự năng động và lòng can đảm. Màu trắng thể hiện sự tinh khiết. Màu vàng biểu tượng cho sự thịnh vượng. Vòng tròn màu đỏ viền trắng thể hiện sự thống nhất của cộng đồng ASEAN. Hình ảnh bó lúa là tượng trưng cho ước mơ của các thành viên sáng lập về một ASEAN bao gồm tất cả các nước ở Đông Nam Á, gắn bó với nhau trong tình hữu nghị và đoàn kết. Trước kia, lá cờ cũ của ASEAN là một lá cờ với biểu tượng của bó lúa 6 nhánh màu nâu vàng đại diện cho năm nước sáng lập và Brunei (quốc gia này gia nhập và năm 1984) ở trên nền cờ trắng, hình tròn biểu tượng màu vàng nhạt và dưới biểu tượng bó lúa có viết dòng chữ ASEAN. Hiện nay, lá cờ của ASEAN đã được thay đổi thiết kế để phù hợp với sự phát triển cũng như ý nghĩa của tổ chức. Biểu tượng trung tâm của lá cờ ASEAN là bó lúa 10 nhánh bởi các quốc gia Đông Nam Á đều là những quốc gia phát triển từ nông nghiệp. Bó lúa 10 nhánh này cũng đại diện cho 10 quốc gia của Hiệp hội, thể hiện ước mơ gắn kết khu vực của các nhà sáng lập tổ chức. Vòng tròn đỏ bao lấy bó lúa chính là biểu tượng của sự thống nhất các quốc gia ASEAN.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí