Tổng hợp 50 bài văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài..

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Tiếng gà trưa lớp 7


1. Mở đoạn: - Giới thiệu nhà thơ Xuân Quỳnh - Giới thiệu bài thơ Tiếng gà trưa

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý chi tiết

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu nhà thơ Xuân Quỳnh 

- Giới thiệu bài thơ Tiếng gà trưa

2. Thân đoạn:

- Hình ảnh của người chiến sĩ dừng chân nghĩ lại ở xóm nhỏ bên đường và bất giác tiếng gà trưa vang lên làm sống dậy những kỷ niệm thuở ấu thơ của người chiến sĩ trẻ tuổi.

- Đứa cháu hồi tưởng lại những kỉ niệm về người bà, gắn liền với bà là hình ảnh đàn gà thân thương.

- Tình bà cháu sâu nặng tha thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của chiến sĩ hôm nay."

- Hình ảnh người bà hiện lên đẹp như một bà tiên hiền lành và tốt bụng.

- Từ tiếng gà trưa gợi nhớ về tuổi thơ ở đoạn hai, đến những câu thơ cuối nói về chiến sĩ - tác giả đã trở lại với cuộc sống và cương vị của con người hiện tại.

- Tiếng gà trưa đã trở thành tiếng nói của quê hương, của những người ruột thịt, của cả dân tộc và đất nước lúc bấy giờ. Chúng cháu chiến đấu hôm nay vì tình yêu Tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và cả ổ trứng hồng tuổi thơ nữa.

3. Kết đoạn:

- Bài thơ đã thể hiện được những cảm xúc thật sâu sắc của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, đồng thời gợi nhớ về những kỷ niệm của tuổi thơ hồn nhiên trong sáng và tình bà cháu đậm đà, thắm thiết. Tình cảm gia đình thiêng liêng đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước.

Bài siêu ngắn Mẫu 1

Trong số những tác phẩm văn học đã được học, bài thơ “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh là để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Nổi bật trong Tiếng gà trưa là vẻ đẹp bình dị, gần gũi của tình bà cháu. Trên đường hành quân mệt mỏi, người cháu dừng chân bên một xóm nhỏ để nghỉ ngơi thì tiếng gà trưa vang lên khiến người cháu phải nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ sống với bà thân yêu, hết mực yêu thương mình. Bà chăm chút, nâng niu từng quả trứng cho con gà mái ấp để cuối năm bán gà, dành dụm tiền mua cho cháu bộ quần áo mới. Mặc dù tuổi thơ sống bên cạnh bà đầy khó khăn nhưng người cháu lại cảm thấy vô cùng ấm áp, hạnh phúc. Sự tần tảo, tình yêu thương của bà đã in đậm vào trong tâm trí của người cháu. Chỉ một tiếng gà nhảy ổ thôi nhưng đã gợi đến bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu đc sống trong tình yêu thương bao la của bà. Những kỉ niệm đó như tiếp thêm động lực chiến đấu cho người cháu làm chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc, vì bà, vì xóm làng. Tóm lại, bằng những hình ảnh gần gũi và lời thơ bình dị, bài thơ đã cho em thấy được tình cảm bà cháu thật thiêng liêng mà đẹp đẽ, giản dị nhưng lại thấm đẫm khó phai.

Bài siêu ngắn Mẫu 2

Trong số những tác phẩm văn học đã được học, bài thơ “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh là để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Nổi bật trong Tiếng gà trưa là vẻ đẹp bình dị, gần gũi của tình bà cháu. Trên đường hành quân mệt mỏi, người cháu dừng chân bên một xóm nhỏ để nghỉ ngơi thì tiếng gà trưa vang lên khiến người cháu phải nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ sống với bà thân yêu, hết mực yêu thương mình. Bà chăm chút, nâng niu từng quả trứng cho con gà mái ấp để cuối năm bán gà, dành dụm tiền mua cho cháu bộ quần áo mới. Mặc dù tuổi thơ sống bên cạnh bà đầy khó khăn nhưng người cháu lại cảm thấy vô cùng ấm áp, hạnh phúc. Sự tần tảo, tình yêu thương của bà đã in đậm vào trong tâm trí của người cháu. Chỉ một tiếng gà nhảy ổ thôi nhưng đã gợi đến bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu đc sống trong tình yêu thương bao la của bà. Những kỉ niệm đó như tiếp thêm động lực chiến đấu cho người cháu làm chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc, vì bà, vì xóm làng. Tóm lại, bằng những hình ảnh gần gũi và lời thơ bình dị, bài thơ đã cho em thấy được tình cảm bà cháu thật thiêng liêng mà đẹp đẽ, giản dị nhưng lại thấm đẫm khó phai.

Bài siêu ngắn Mẫu 3

Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh là một bài thơ nói về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình bà cháu trong bài thơ, nói rộng hơn là tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước. Người cháu ra đi chiến đấu vì lòng yêu Tổ quốc. "Tổ quốc" là một từ thật thiêng liêng nhưng cũng hết sức trừu tượng. "Tổ quốc" có trong mình "xóm làng thân thuộc". "Tổ quốc" có trong mình những kỉ niệm với bà, giản dị như tiếng gà cục tác. Như vậy, có thể nói "Tổ quốc" thiêng liêng, trừu tượng nhưng cũng thật giản dị, gần gũi. Bài thơ Tiếng gà trưa đã nói về tình cảm và kỉ niệm đẹp đẽ của người cháu với bà của mình. Chính vì tình cảm, kỉ niệm đó mà người cháu "chiến đấu hôm nay". Tình cảm đã khiến người ta có sức mạnh để bảo vệ những điều bình dị mà thiêng liêng. Đó là điều được gợi ra trong tôi sau khi đọc bài thơ.

Bài tham khảo Mẫu 1

Xuân Quỳnh đã gây được sự chú ý của người đọc bởi phong cách thơ mới mẻ. Bài thơ “Tiếng gà trưa” đã thể hiện được tình cảm sâu sắc về gia đình, quê hương và đất nước. Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lớn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đồng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đấu. Tiếng gà trưa là thứ âm thanh diệu kì xuyên suốt cả bài thơ, và cũng là sợi dây kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa người bà ở chốn hậu phương và người cháu nơi tiền tuyến. Mở đầu bài thơ, khi người lính đang miệt mài hành quân, thì chợt lắng nghe thấy tiếng gà nhảy ổ. Điệp từ “nghe” được lặp lại ba lần đã thể hiện được sự tác động mạnh dần của tiếng gà với tiềm thức người chiến sĩ. Âm thanh ấy đã đánh thức trong miền kí ức về quê hương ở nơi xa, và về cả người bà yêu quý. Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở đây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi Dừng chân bên xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến hồn người. Bài thơ Tiếng gà trưa viết về một loại âm thanh quen thuộc, bình dị trên quê hương, đất nước ta, nhưng đã thể hiện những suy nghĩ rất sâu sắc, những cảm xúc thật cao đẹp của nữ sĩ Xuân Quỳnh. “Tiếng gà trưa” đã gọi về những kỉ niệm của tuổi thơ thơ mộng và tình bà cháu đậm đà thắm thiết. Những tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu nước và nhắc nhà chúng ta tinh thần, trách nhiệm đối với đất nước.

Bài tham khảo Mẫu 2

Xuân Quỳnh có nhiều tác phẩm hay, trong đó bài Tiếng gà trưa đã để cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Khi đọc bài thơ, dường như mỗi người đều sẽ cảm thấy được quay về những năm tháng tuổi thơ. Nhân vật trữ tình được nhà thơ khắc họa là một người chiến sĩ đã xa nhà nhiều năm, trên đường hành quân xa xôi, anh dừng chân lại bên xóm nhỏ. Bất ngờ, tiếng gà vang lên: “Cục... cục tác... cục ta” đã khiến anh nhớ lại những kỉ niệm của tuổi thơ. Hình ảnh về những ổ rơm hồng đầy trứng, con gà mái mơ hay con gà mái vàng chắc hẳn đã quá quen thuộc với bất cứ đứa trẻ sống ở thôn quê. Thú vị nhất có lẽ phải nhắc đến kỉ niệm về một lần xem trộm gà đẻ trứng, bị bà mắng. Lời trách của bà giúp tôi cảm nhận rõ hơn về sự quan tâm, lo lắng và yêu thương của bà dành cho cháu. Nhưng tiếng gà trưa không chỉ gợi lại cho người chiến sĩ về kỉ niệm tuổi thơ, mà còn là hình ảnh người bà. Xuân Quỳnh đã khắc họa một người bà tần tảo, chịu khó và giàu đức hi sinh. Những câu thơ đọc lên mà thật xúc động nghẹn ngào. Bà luôn lo lắng trời làm sương muối khiến đàn gà đổ bệnh. Bởi vậy bà mong sao cho mưa thuận gió hòa, thời tiết thuận lợi để đàn gà có thể lớn lên khỏe mạnh. Cuối năm bà sẽ bán đàn gà đi để mua cho cháu một bộ quần áo mới để đón Tết. Với người cháu, hạnh phúc chẳng hiện hữu ngay ở những điều bình dị, giản đơn nhất trong cuộc sống đời thường. Ở khổ thơ cuối, người cháu đã khẳng định rõ ràng mục đích chiến đấu. Chúng ta thấy được tình yêu quê hương, đất nước và hơn hết là tình yêu dành cho bà của người chiến sĩ. Tiếng gọi “Bà ơi” vang lên thật trìu mến, yêu thương. Cháu chiến đấu cũng vì mong muốn có thể đem lại cuộc sống hòa bình cho bà. Điều này gợi cho chúng ta những ấn tượng thật tốt đẹp về hình ảnh người chiến sĩ. Có thể khẳng định rằng, với ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gần gũi, bài thơ Tiếng gà trưa đã giúp người đọc cảm nhận được tình bà cháu thật đẹp đẽ.

Bài tham khảo Mẫu 3

Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ, cũng như tình cảm bà cháu đầy sâu sắc. Nhân vật trữ tình trong bài là một người chiến sĩ đã xa nhà nhiều năm, trên đường hành quân xa xôi, anh được dừng chân bên xóm nhỏ để nghỉ ngơi, nghe thấy tiếng gà trưa mà nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ. Người chiến sĩ đã nhớ về hình ảnh của những ổ rơm hồng đầy trứng, hình ảnh của gà mái mơ, gà mái vàng với những màu sắc rất riêng, độc đáo. Thú vị nhất có lẽ phải nhắc đến kỉ niệm về một lần xem trộm gà đẻ trứng, bị bà mắng. Lời trách của bà giúp tôi cảm nhận rõ hơn về sự quan tâm, lo lắng của bà dành cho cháu. Tiếng gà trưa không chỉ gợi lại cho người chiến sĩ về kỉ niệm tuổi thơ, mà còn là hình ảnh người bà tần tảo, hy sinh. Bà mang những phẩm chất đẹp đẽ của người Việt Nam. Hình ảnh đôi bàn tay chai sần của bà hiện lên thật đẹp. Bà luôn lo lắng trời làm sương muối khiến đàn gà đổ bệnh. Bởi vậy bà mong sao cho mưa thuận gió hòa, thời tiết thuận lợi để đàn gà có thể lớn lên khỏe mạnh, cuối năm bà có thể bán chúng đi để mua cho cháu một bộ quần áo mới để đón Tết. Tiếng gà trưa còn gợi cho cháu những giấc mơ về hạnh phúc. Có lẽ, với cháu, hạnh phúc chẳng hiện hữu ngay ở những điều bình dị, giản đơn nhất trong cuộc sống đời thường. Khi trưởng thành, cháu tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Trước hết đó là vì lòng yêu đất nước - “vì lòng yêu Tổ quốc”, sau đó là vì tình yêu quê hương - “yêu xóm làng thân thuộc”. Và hơn hết đó còn là vì bà - “Bà ơi, cũng vì bà”. Tiếng gọi “Bà ơi” vang lên thật trìu mến, yêu thương. Cháu chiến đấu cũng vì mong muốn có thể đem lại cuộc sống hòa bình cho bà. Có thể khẳng định, “Tiếng gà trưa” với ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gần gũi đã giúp người đọc cảm nhận được tình bà cháu thật đẹp đẽ. Qua đó, chúng ta cũng hiểu hơn về vẻ đẹp của người chiến sĩ trong chiến tranh.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.