Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) -Chương 5 - Đề số 2 - Hóa học 10


Đề bài

Câu 1. Cho 3,68 gam hỗn hợp CaCO3 và CaO phản ứng vừa đủ với 0,5 lít dung dịch HCl thu được 0,448 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của CaCO3 và CaO trong hỗn hợp ban đầu là

A.45,7% và 54,3%.           

B.54,3% và 45,7%.

C.57,3% và 42,7%.     

D.50,3% và 49,7%.

Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 11,9 gam hỗn hợp X gồm Al và Zn bằng dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít khí H2 ( đktc ). Thể tích O2 ( đktc ) cần dùng để phản ứng hoàn toàn hỗn hợp X trên là

A.39,2 lít.         B.33,6 lít.                    

C.3,36 lít.         D.4,48 lít.

Câu 3. Kem đánh răng chứa một lượng muối flo ( như CaF2, SnF2 ) có tác dụng bảo vệ lớp men răng vì nó thay thế một phần hợp chất có trong men răng là Ca5(PO4)3OH thành Ca5(PO4)3F. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ răng vì lớp Ca5(PO4)3F

A.có thể phản ứng với H+ còn lại trong khoang miệng sau khi ăn.

B.không bị môi trường axit trong miệng sau khi ăn bào mòn.

C.là hợp chất trơ, bám chặt và bao phủ hết bề mặt của răng.

D.có màu trắng sáng, tạo vẻ đẹp cho răng.

Câu 4. Dãy nguyên tố nào dưới đây được xếp theo chiều tính oxi hóa tăng dần?

A. I < Br < Cl < F.

B. Br < I < Cl < F.

C.Cl < I < Br < F.

D.F < I < Br < Cl.

Câu 5. Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ có kết tủa màu trắng xuất hiện?

A. NaF.                 B. NaCl.                       

C.NaBr.                D.NaI.

Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu làm cho đơn chất clo có tính oxi hóa mạng hơn đơn chất nitơ ở điều kiện thường là

A.clo có độ âm điện mạnh hơn oxi.

B.clo không tồn tại trong tự nhiên còn nitơ lại rất phổ biến.

C.nguyên tử clo có nhiều electron hơn nguyên tử nitơ.

D.liên kết trong phân tử clo là liên kết đơn còn trong phân tử nitơ là liên kết ba.

Câu 7. “Chảo chống dính” cõ lẽ là vật dụng không thể thiếu với các bà nội trợ hiện nay bởi những công dụng tuyệt vời của nó như: chiên thức ăn không bị dính, tiết kiệm dầu ăn... Sở dĩ, “không dính” vì mặt trong của chảo được tráng một lớp polime nhiệt dẻo có tính bền cao với các dung môi và hóa chất. Hợp chất được nhắc tới trong trường hợp này là

A. (-CF2-CF2-)n.       B. (-CBr2-CBr2-)n.

C.(-CCl2-CCl2-)n.      D. (-CI2-CI2-)n.

Câu 8. Đặc điểm chung của các nguyên tố nhóm halogen là

A. ở điều kiện thường là chất khí.

B.  là chất oxi hóa mạnh.

C. tác dụng mạnh với H2O.

D. vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

Câu 9. Đầu thế kỷ 19 người ta sản xuất natri sunfat bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với muối ăn. Khi đó, xung quanh các nhà máy sản xuất bằng cách này, dụng cụ của thợ thủ công rất nhanh hỏng và cây cối bị chết rất nhiều. Người ta đã cố gắng cho thoát khí thải thoát ra bằng những ống khói cao tới 300m nhưng tác hại của khí thải vẫn tiếp diễn, đặc biệt là khí hậu ẩm. Hãy chó biết khí thải đó có chứa thành phần chủ yêu nào trong các chất sau?

A.HCl.                            B.SO2.

C.H2SO4.                       D.Cl2.

Câu 10. Cho 500 ml dung dịch NaOH 1,8 M phản ứng với 500 ml dung dịch FeCl3 0,8 M thu được dung dịch A và chất rắn B. khối lượng chất rắn B là

A.3,21 g.             B.21,4 g.                        

C.32,1 g.             D.16,05 g.

Câu 11. Clorua vôi là hỗn hợp của

A.CaOCl, H2O.      B.Ca(OCl)2, H2O.

C.CaOCl2, H2O.    D.CaCl2, CaOCl, H2O.

Câu 12. Clo vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử trong phản ứng của clo với

A.hiđro.         

B.sắt.

C.dung dịch NaBr.           

D.dung dịch NaOH.

Câu 13. Cho dung dịch sắt (II) clorua, thêm dư vào dung dịch axit clohiđric, sau đó thêm 0,5 gam một hỗn hợp muối kali clorua và kali nitrat. Sau phản ứng thu được 100 ml một chất khí (ở đktc và đã được làm khô). Thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp muối kali chorua và kali nitrat lần lượt là

A.18,90%; 81,1%.       

B.9,82%; 90,18%.

C.90,18%; 9,82%.     

D.29,46%; 70,54%.

Câu 14. Brom bị lẫn tạp chất là clo, để thu được brom cần làm cách nào sau đây?

A.Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch H2SO4 loãng.

B.Dẫn hỗn hợp đi qua nước.

C.Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaBr.

D.Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaI.

Câu 15. Cho hình vẽ sau

  

Hiện tượng xảy ra trong bình eclen chứa brom là

A.có kết tủa xuất hiện.

B.dung dịch brom bị mất màu.

C.vừa có kết tủa, vừa mất màu dung dịch brom.

D.không co phản ứng xảy ra.

Câu 16. Có các hóa chất: K2Cr2O7, HCl, KMnO4, MnO2, NaCl, HClO, H2SO4, KClO3. Những chất được sử dụng để điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm là

A.K2Cr2O7, HCl, KMnO4, MnO2, NaCl, HclO.

B.K2Cr2O7, HCl, KMnO4, MnO2, KClO3.

C.K2Cr2O7, HCl, KMnO4, MnO2, H2SO4.

D.K2Cr2O7, HCl, KMnO4, MnO2, NaCl, HClO, H2SO4.

Câu 17. Để điều chế được 16,25 gam FeCl3 cần cho sắt phản ứng vừa đủ với V lít khi clo (đktc). Giá trị của V là

A.2,24 lít.           B.22,4 lít.                     

C.6,72 lít.           D.3.36 lít.

Câu 18. Cho biết số hiệu nguyên tử của các nguyên tố N, F và P lần lượt là 7, 9 và 15. Dựa vào cấu hình electron và qui luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy so sánh tính phi kim của P và F.

A.F có tính phi kim mạnh hơn P

B.P có tính phi kim mạnh hơn F.

C.F có tính phi kim bằng P.

D.không so sánh được.

Câu 19. Nhận định nào sau đây sai khi nói về flo?

A. Là phi kim hoạt động mạnh nhất.

B. Có nhiều đồng vị trong tự nhiên.

C. Là chất oxi hóa rất mạnh.

D. Có độ âm điện lớn nhất.

Câu 20. Cho hỗn hợp gồm các chất sau: Mg(HCO3), CuO, Ag, CuS, KOH, KNO3, Fe(OH)3, Na2SO4. Số chất có khả năng tác dụng với dung dịch HCl là

A.3.                       B.4.                              

C.5.                       C.6.

Câu 21. Để nhận biết 5 lọ mất nhãn đựng các dung dịch: HCl, KOH, Ca(NO3)2, BaCl2, thuốc thử cần dùng là

A.quỳ tím và dung dịch AgNO3.

B.dung dịch AgNO3.

C.quỳ tím và dung dịch H2SO4.

D.quỳ tím.

Câu 22. Hòa tan 31,6 gam KMnO4 bằng một lượng vừa đủ 400 ml dung dịch HCl thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

A.1,12 lít.         B.11,2 lít.                     

C.22,4 lít.         D.2,24 lít.

Câu 23. Cho các phát biểu sau

(a) Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaF thu được kết tủa.

(b) Người ta dùng lọ thủy tinh để đựng dung dịch axit flohiđric.

(c) Clorua vôi là muối tạo bởi một kim loại liên kết với hai loại gốc axit.

(d) Tính oxi hóa của các đơn chất halogen giảm theo thứ tự I2, Br2, Cl2, F2.

Phát biểu đúng là

A.(b).                B.(c).                           

C.(a).                D.(d).

Câu 24. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Axit flohiđric là một axit yếu, có tính chất ăn mòn thủy tinh.

B. Các nguyên tố halogen đều tồn tại ở trạng thái khí và phân tử chỉ gồm một nguyên tử.

C. Flo oxi hóa nước dễ dàng ở nhiệt độ thường nên không thể tạo được nước flo.

D. Khi điện phân dung dịch muối ăn không có màng ngăn, ta thu được nước Javen.

Câu 25. Trong phản ứng hóa học sau:

                   \(S{O_2} + B{r_2} + 2{H_2}O \to {H_2}S{O_4} + 2HBr\).

Vai trò của Br2

A.chất khử                 

B.chất bị khử.

C.chất bị oxi hóa.   

D.chất khử và chất oxi hóa.

Câu 26. Để điều chế clo trong công nghiệp ta phải dùng điện phân có màng ngăn cách hai điện cực để

A.khí Cl2 không tiếp xúc với dung dịch NaOH.

B.thu được dung dịch nước Javen.

C. bảo vệ các điện cực không bị ăn mòn.

D.Cả A, B. C đều đúng.

Câu 27. Cho phương trình:

                          \({K_2}C{r_2}{O_7} + HCl \to CrC{l_3} + C{l_2} + KCl + {H_2}O\)

Tỉ lệ giữa số phân tử HCl đóng vai trò là chất khử và số phân tử HCl tham gia phản ứng

A. 1: 2.            B. 1: 14.                       

C. 3: 14.          D. 3: 7.

Câu 28. Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY ( X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là

A.58,2%.           B.41,8%.                      

C.52,8%.           D.47,2%.

Câu 29. Dung dịch HCl không tác dụng với cặp chất nào sau đây?

A.Mg, Na.        B. Na2SO4, Ag.             

C.Na2CO3, SO2.     D.NH3, Fe.

Câu 30. Hòa tan khí clo vào dung dịch KOH đặc nóng, dư thu được dung dịch chứa các chất thuộc dãy nào sau đây?

A.KCl, KClO.             

B.KCl, KClO3.

C.KCl, KOH.     

D. KCl, KClO3, KOH.

Lời giải chi tiết

 

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

D

B

A

B

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

D

A

B

A

C

Câu

11

12

13

14

15

Đáp án

C

D

B

C

B

Câu

16

17

18

19

20

Đáp án

B

D

A

B

B

Câu

21

22

23

24

25

Đáp án

A

B

B

B

B

Câu

26

27

28

29

30

Đáp án

A

D

B

B

D

Câu 1: Phương trình hóa học

  \(\eqalign{ & CaO + HCl \to CaC{l_2} + {H_2}O{\rm{                     }}\left( 1 \right)  \cr  & CaC{O_3} + HCl \to CaC{l_2} + C{O_2} + {H_2}O{\rm{    }}\left( 2 \right)  \cr  & {n_{C{O_2}}} = {V \over {22,4}} = {{0,448} \over {22,4}} = 0,02\left( {mol} \right) \cr} \)

Theo phương trình (2) : \({n_{CaC{O_3}}} = {n_{C{O_2}}} = 0,02\left( {mol} \right)\)

\(\eqalign{  &  \to \% {m_{CaC{O_3}}} = {{0,02.100} \over {3,68}}.100 = 54,3\%   \cr  &  \to \% {m_{CaO}} = 100 - 54,3\%  = 45,7\%  \cr} \)

Đáp án B.

Câu 2:

\({n_{{H_2}}} = \dfrac{V}{{22,4}} = \dfrac{{8.96}}{{22,4}} = 0,4\left( {mol} \right)\)

Gọi x, y lần lượt là số mol của Al và Zn trong hỗn hợp

\( \Rightarrow 27x + 65y = 11,9\left( 1 \right)\)

Khi phản ứng với HCl

\(\eqalign{  & Al \to A{l^{3 + }} + 3e\;\;\;\;\;\;{\rm{                       2}}{{\rm{H}}^ + } + 2e \to {H_2}  \cr  & x{\rm{     }} \to\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\; {\rm{         3x                                  }}\;\;\;\;\;\;0,8 \leftarrow \;\;\;\;\;\;\;\;\;\;{\rm{0,4}}  \cr  & {\rm{Zn}} \to Z{n^{2 + }} + 2e  \cr  & y{\rm{  }} \to \;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;{\rm{             2y}} \cr} \)

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: \(3x + 2y = 0,8\) (2)

Từ (1) và (2) ta có: \(x = 0,2; y = 0,1\)

Khi tác dụng với oxi:

\(\eqalign{  & Al \to A{l^{3 + }} + 3e{\rm{                       }}\;\;\;\;\;\;\;{{\rm{O}}_2} + 4e \to 2{O^{2 - }}  \cr  & 0,2 \to \;\;\;\;\;\;\;\;{\rm{          0,6                        }} \;\;\;\;\;\;\;0,2\leftarrow {\rm{0,8mol}}  \cr  & {\rm{Zn}} \to {\rm{Z}}{{\rm{n}}^{2 + }} + 2e  \cr  & 0,1 \to \;\;\;\;\;\;\;\;\;{\rm{            0,2mol}}  \cr  & {{\rm{V}}_{C{l_2}}} = 0,2.22,4 = 4,48\left( {lit} \right) \cr} \)

Đáp án D.

Câu 3

Điều này có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ răng vì lớp Ca5(PO4)3F không bị môi trường axit trong miệng sau khi ăn bào mòn.

Đáp án B

Câu 4

Tính OXH thể hiện ở khả năng nhận e. Chất nhận e càng dễ thì tính OXH càng mạnh.

Trong một nhóm, xét theo chiều từ trên xuống dưới, tính OXH của các nguyên tố giảm dần.

Đáp án A

Câu 5

Đổ AgNO3 vào NaCl sẽ thấy có kết tủa trắng xuất hiện.

Đáp án B

Câu 6

Nguyên nhân chủ yếu làm cho đơn chất clo có tính oxi hóa mạng hơn đơn chất nitơ ở điều kiện thường là liên kết trong phân tử clo là liên kết đơn còn trong phân tử nitơ là liên kết ba.

Đáp án D

Câu 7:

Đó là poli tetraflo etilen (-CF2-CF2-) được tôn vinh là “vua chất dẻo” thường gọi là “teflon”. Pholitetra floetilen chỉ chứa

 Nguyên tố C và F nên liên kết với nhau rất bền chắc. Khi cho teflon vào axit vô cơ hay axit H2SO4 đậm đặc, nước cường thủy (hỗn hợp HCl và HNO3 đặc), vào dung dịch kiềm đun sôi thì teflon không hề biến chất. Dùng teflon tráng lên đáy chảo khi đun với nước sôi không hề xảy xa bất kì tác dụng nào. Các loại dầu ăn, muối, dấm,... cũng không xảy ra hiện tượng gì. Cho dù không cho dầu mỡ mà trực tiếp rán cá, trứng trong chảo thì không xảy ra hiện tượng gì.

Đáp án A.

Câu 8

Đặc điểm chung của các nguyên tố nhóm halogen là chất có tính OXH mạnh

Đáp án B

Câu 9

NaCl(r) + H2SO4(đ) → Na2SO4 + 2HCl(k)

Đáp án A

Câu 10:

\(\eqalign{  & {n_{NaOH}} = {C_M}.V = 1.8.0,5 = 0,9\left( {mol} \right)  \cr  & {n_{FeC{l_3}}} = {C_M}.V = 0,8.0,5 = 0,4\left( {mol} \right) \cr} \)

Chất rắn thu được sau phản ứng là Fe(OH)3.

Khối lượng chất rắn sau phản ứng là:

MB = 0,3.107 = 32,1 (gam)

Đáp án C.

Câu 11

Clorua vôi là hỗn hợp của CaOCl2 và H2O

Đáp án C

Câu 12

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Đáp án D

Câu 13:

Gọi a là số mol khí sinh ra sau phản ứng:

Đáp án B.

Câu 14

Cl2 + NaBr → NaCl + Br2

Đáp án C

Câu 15

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

SO2 + Br2 + H2O → H2SO4 + HBr

Sau phản ứng, dung dịch Brom bị mất màu.

Đáp án B

Câu 16

Trong phòng thí nghiệm, người ta thường dùng một số hợp chất có tính OXH mạnh (KClO3, MnO2,…) tác dụng với dung dịch HCl đặc

Đáp án B

Câu 17:

\(\eqalign{  & {n_{FeC{l_3}}} = 0,1\left( {mol} \right)  \cr  & {\rm{                2Fe + 3C}}{{\rm{l}}_2}\buildrel {t^\circ } \over \longrightarrow 2FeC{l_3} \cr} \)

Theo phương trình:

 \(\eqalign{  & {n_{C{l_2}}} = 0,15\left( {mol} \right)  \cr  &  \Rightarrow {V_{C{l_2}}} = 0,15.22,4 = 3,35\left( {lit} \right) \cr} \)

Đáp án D.

Câu 18:

Từ số hiệu nguyên tử của nguyên tố N là 7 (nguyên tử của nguyên tố N có 7 electron).

Cấu hình electron của N là: 1s22s22p3 (N thuộc chu kì 2, nhóm VA).

Tương tự F: 1s22s22p5 \( \to \) F thuộc chu kì 2, nhóm VIIA

P: 1s22s22p63s23p3 \( \to \) P thuộc chu kì 3, nhóm Va

Như vậy N, F thuộc cùng 1 chu kì. Trong cùng 1 chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính phi kim tăng. Như vậy F có tính phi kim mạnh hơn N (1).

Mặt khác N và P lại cùng thuộc nhóm VA. Trong cùng nhóm., theo chiều từ trên xuống dưới, tính phi kim giảm, do đó N có tính phi kim mạnh hơn P (2).

Từ (1) và (2) suy ra F có tính phi kim mạnh hơn P.

Đáp án A.

Câu 19

A. Là phi kim hoạt động mạnh nhất. (đúng)

B. Có nhiều đồng vị trong tự nhiên. (sai)

C. Là chất oxi hóa rất mạnh. (đúng)

D. Có độ âm điện lớn nhất. (đúng)

Đáp án B

Câu 20:

Các chất có khả năng tác dụng với dung dịch HCl là: Mg(HCO3)2, CuO, KOH, Fe(OH)3.

Đáp án B.

Câu 21:

Khi dùng quỳ tím:

+ HCl: quỳ tím chuyển thành màu đỏ

+ KOH: quỳ tím chuyển thành màu xanh

+ Ca(NO3)2, BaCl2: quỳ tím không đổi mau

Để phân biệt Ca(NO3)2, BaCl2 nên sử dụng dung dịch AgNO3

+ có kết tủa tráng: BaCl2

+ không hiện tượng: Ca(NO3)2

\(BaC{l_2} + 2AgN{O_3} \to Ba{\left( {N{O_3}} \right)_2} \)\(\,+ 2AgCl \downarrow \)

Đáp án A.

Câu 22:

\({n_{KMn{O_4}}} = {m \over M} = {{31,6} \over {158}} = 0,2\left( {mol} \right)\)

Phương trình hóa học

\(\eqalign{  & {\rm{      2KMn}}{{\rm{O}}_4} + 16HCl \to 2KCl + 2MnC{l_2} + 5C{l_2} + 8{H_2}O  \cr & {\rm{        0,2     }} \to\;\;\;\;\;\;\;\; {\rm{  1,6                   }} \to\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\; {\rm{                 0,5                  }}\left( {mol} \right)  \cr  &  \to {V_{C{l_2}}} = 0,5.22,4 = 11,2\left( {lit} \right) \cr} \)

Đáp án B.

Câu 23:

(a) Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaF thu được kết tủa: Sai, vì AgF không kết tủa.

(b) Người ta dùng lọ thủy tinh để đựng dung dịch axit flohiđric: Sai, vì axit flohiđric có khr năng ăn mòn thủy tinh.

(c) Clorua vôi là muối tạo bởi một kim loại liên kết với hai loại gốc axit: Đúng

(d) Tính oxi hóa của các đơn chất halogen giảm theo thứ tự I2, Br2, Cl2, F2: Sai, vì tính oxi hóa giảm theo thứ tự: F2, Cl2, Br2, I2.

Phát biểu đúng là (c)

Đáp án B.

Câu 24

A. Axit flohiđric là một axit yếu, có tính chất ăn mòn thủy tinh. (đúng)

B. Các nguyên tố halogen đều tồn tại ở trạng thái khí và phân tử chỉ gồm một nguyên tử. (sai)

C. Flo oxi hóa nước dễ dàng ở nhiệt độ thường nên không thể tạo được nước flo. (đúng)

D. Khi điện phân dung dịch muối ăn không có màng ngăn, ta thu được nước Javen. (đúng)

Đáp án B

Câu 25

Sau phản ứng số OXH của Br2 giảm từ 0 xuống -1 (HBr)

=> Br2 là chất OXH (chất bị khử)

Đáp án B

Câu 26

Để điều chế clo trong công nghiệp ta phải dùng điện phân có màng ngăn cách hai điện cực để khí Cl2 không tiếp xúc với dung dịch NaOH.

Đáp án A

Câu 27:

\(\eqalign{  & {K_2}\mathop {C{r_2}}\limits^{ + 6} {O_7} + H\mathop {Cl}\limits^{ - 1}  \to KCl + {\mathop {Cr}\limits^{ + 3} _2}C{l_3} + {H_2}O + \mathop {C{l_2}}\limits^0   \cr  & {\rm{        C}}{{\rm{r}}_2} + 6e \to 2C{r^{ + 3}}| \times 1  \cr  & {\rm{       2C}}{{\rm{l}}^ - } \to C{l_2} + 2e{\rm{   |}} \times {\rm{3}}  \cr  &  \to {{\rm{K}}_2}C{r_2}{O_7} + 14HCl \to 2KCl + 2CrC{l_3} + 7{H_2}O + 3C{l_2} \cr} \)

Vậy trong 14 phân tử HCl tham gia phản ứng chỉ có 6 HCl đóng vai trò là chất khử còn 8 phân tử HCl tham gia tạo muối.

Vậy tỉ lệ giữa số phân tử HCl đóng vai trò là chất khử và số phân tử HCl tham gia phản ứng là: 6:14 = 3:7

Đáp án D.

Câu 28:

Do trong số các muối halogenua có muối AgF tan, do vậy để giải một cách chính xác bài toán này ta cần xét hai trường hợp:

TH1: Hỗn hợp gồm NaF và NaCl

\({n_{AgCl}} = {m \over M} = {{8,61} \over {143,5}} = 0,06\left( {mol} \right)\)

Phương trình hóa học

           \(NaF + AgN{O_3} \to \) không xảy ra

\(\eqalign{  & NaCl + AgN{O_3} \to AgCl \downarrow  + NaN{O_3}  \cr  & 0,06{\rm{               }} \leftarrow \;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;{\rm{  0,06}}  \cr  &  \to {m_{NaCl}} = 0,06.58,5 = 3,51g  \cr  &  \to {m_{NaF}} = 6,03 - 3,51 = 2\% ,52g  \cr  & \% NaCl = {{2,52} \over {6,03}}.100 = 41,8\%  \cr} \)

TH2: Hỗn hợp 2 muối không chứa NaF

Gọi công thức chung của NaX và NaY là \(\overline M .\)

\(\eqalign{  & Na\overline M  + AgN{O_3} \to Ag\overline M  \downarrow  + NaN{O_3}  \cr  & 6,03g\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;{\rm{                      8,61g}}  \cr  & {\rm{23 + }}{{\rm{M}}_{\overline M }}\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;{\rm{                 108 + }}{{\rm{M}}_{\overline M }} \cr} \)

Bằng phương pháp tăng giảm khối lượng ta có:

\(\eqalign{  & {n_{Na\overline M }} = {{8,61 - 6,03} \over {108 - 23}} = 0,03\left( {mol} \right)  \cr  &  \to {M_{Na\overline M }} = {{6,03} \over {0,03}} = 201\cr& \to {\overline M _{X,Y}} = 178 \cr} \)

\( \to \) không có cặp nguyên tố halogen nào thỏa mãn.

Đáp án B.

Câu 29

HCl không tác dụng được với kim loại đứng sau H, dung dịch muối mà sản phẩm không tạo chất kết tủa hay khí bay lên.

Đáp án B

Câu 30

6KOH (đ,n) + 3Cl2 → 5KCl + KClO3 + 3H2O

Đáp án D

 Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.8 trên 6 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 10 - Xem ngay

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.