Bài 7: Sự truyền ánh sáng trang 16 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều>
Khoanh vào chữ cái trước vật phát sáng.
Câu 1
Khoanh vào chữ cái trước vật phát sáng.
A. Mặt Trăng.
B. Mặt Trời.
C. Tấm gương.
D. Tờ giấy trắng.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là B
Mặt Trời là vật phát ra ánh sáng.
Câu 2
Khi ánh nắng mặt trời chiếu từ phía bên phải em, bóng của em sẽ ở phía nào?
A. Phía sau em.
B. Phía bên phải em.
C. Phía bên trái em.
D. Phía trước mặt em.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Phía bên trái em.
Câu 3
Chọn từ ngữ trong khung để điền vào chỗ cho phù hợp.
Khi ánh sáng chiếu tới một vật chắn sáng, vật này……….. ánh sáng truyền qua nên sẽ hình thành một khoảng tối phía…….. vật, đó là bóng của vật. Bóng của một vật ………. khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
Lời giải chi tiết:
Khi ánh sáng chiếu tới một vật chắn sáng, vật này không cho ánh sáng truyền qua nên sẽ hình thành một khoảng tối phía sau vật, đó là bóng của vật. Bóng của một vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
Câu 4
Trong phòng tối, đặt quyển sách giữa đèn và tấm bìa, khi đèn sáng sẽ xuất hiện bóng của quyển sách trên tấm bìa.
Viết chữ Đ vào ô □ trước cách làm đúng, viết chữ S vào ô □ trước cách làm không đúng để có thể làm cho bóng nhỏ đi.
|
a) Di chuyển đèn lại gần quyển sách. |
|
b) Di chuyển quyển sách lại gần đèn. |
|
c) Di chuyển quyển sách lại gần màn. |
|
d) Di chuyển màn lại gần quyển sách. |
Lời giải chi tiết:
S |
a) Di chuyển đèn lại gần quyển sách. |
S |
b) Di chuyển quyển sách lại gần đèn. |
Đ |
c) Di chuyển quyển sách lại gần màn. |
Đ |
d) Di chuyển màn lại gần quyển sách. |
Câu 5
Các hình sau cho thấy không khí có cho ánh sáng truyền qua không?
Lời giải chi tiết:
Không khí có cho ánh sáng truyền qua.
Câu 6
Vì sao chúng ta có thể nhìn thấy cá bơi trong hồ khi nước trong? Khi cá bơi phía sau tảng đá, lúc này chúng ta có nhìn thấy cá nữa không? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
- Chúng ta có thể nhìn thấy cá bơi trong hồ khi nước trong vì: Khi nước trong thì ánh sáng có thể chiếu qua nước đến con cá (vật được chiếu sáng) khiến cho mắt chúng ta nhìn thấy được con cá.
- Khi cá bơi phía sau tảng đá, chúng ta không nhìn thấy cá nữa vì: Tảng đá là vật cản ánh sáng, ánh sáng không thể truyền qua nó tới con cá được.
Câu 7
Quan sát các vật trong bảng dưới đây, viết tên bộ phận của vật cho ánh sáng truyền qua và giải thích vì sao các bộ phận đó phải làm bằng vật liệu cho ánh sáng truyền qua được.
Lời giải chi tiết:
Câu 8
Bàn học của bạn Nam kê sát cửa sổ nên buổi chiều mùa hè thường bị nắng chiếu vào. Theo em, bạn Nam có thể làm cách nào để hạn chế ánh nắng chiếu vào?
Lời giải chi tiết:
Theo em, Nam nên thay đổi vị trí của bàn học tránh của sổ để hạn chế nắng chiếu vào.
Hoặc Nam có thể dùng rèm che cửa sổ, khi có nắng chiếu Nam kéo rèm lại.


- Bài 8: Ánh sáng trong đời sống trang 19 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 9: Sự lan truyền âm thanh trang 21 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 10: Âm thanh trong cuộc sống trang 23 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 11: Sự truyền nhiệt trang 25 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 12: Vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém trang 26 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 70 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 23: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 67 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 22: Chuỗi thức ăn trang 64 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe trang 62 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 21: Phòng tránh đuối nước trang 59 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 70 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 23: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 67 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 22: Chuỗi thức ăn trang 64 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe trang 62 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 21: Phòng tránh đuối nước trang 59 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều