Bài 1: Tính chất và vai trò của nước trang 3 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều>
a) Mái nhà được làm nghiêng có ích lợi gì khi trời mưa? Dựa vào tính chất nào của nước để làm mái nhà như vậy?
Câu 1
nước để làm mái nhà như vậy?
- Ích lợi: ………………………..
- Dựa vào tính chất: ………………..
b) Em nhìn thấy phần dưới của chiếc thìa trong cốc sữa hay cốc nước? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
a) - Ích lợi: Mái nhà được làm nghiêng giúp việc thoát nước diễn ra nhanh chóng, hạn chế tình trạng ùn ứ, đọng nước mưa trên mái nhà một thời gian dài làm cho mái nhà bị hỏng và bị dột.
- Dựa vào tính chất: Nước không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía.
b) Em nhìn thấy phần dưới của chiếc thìa trong cốc nước. Vì dựa vào tính chất của nước: Nước trong suốt không màu nên ta có thể dễ dàng quan sát thấy còn sữa có màu trắng đục nên không thể nhìn thấy phần dưới của chiếc thìa.
Câu 2
Mỗi hình dưới đây thể hiện ứng dụng tính chất nào của nước?
Lời giải chi tiết:
- Hình a: Nước không thấm qua một số chất như nilon, cao su.
- Hình b: Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía.
- Hình c: Nước ở dạng lỏng, không màu và không có hình dạng nhất định.
- Hình d: Nước ở dạng lỏng, không mùi, không vị và có thể hòa tan một số chất.
Câu 3
Nếu em có một đôi giày vải và một đôi ủng bằng cao su thì khi trời mưa, em sẽ chọn đi đôi nào? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
- Nếu em có một đôi giày vải và một đôi ủng bằng cao su thì khi trời mưa, em sẽ chọn đi đôi ủng bằng cao su. Vì nước mưa không thấm được qua cao su nên khi đi trời mưa nước sẽ không bị ngấm vào chân.
Câu 4
Nêu ví dụ khác với ví dụ có trong SGK về ứng dụng tính chất của nước ở gia đình và địa phương em.
Lời giải chi tiết:
+ Gia đình em thường dùng ống nhựa nối từ trên mái nhà xuống bể nước để lấy nước mưa.
+ Em thường dùng áo mưa để đi ra ngoài mỗi khi trời mưa.
+ Mọi người thường dùng nước để pha các loại nước giải khát cho mùa hè như chanh đường, chanh muối.
Câu 5
Nối hình thể hiện vai trò của nước với ô chữ cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Hình 1, Hình 2, Hình 3 nối với a
Hình 5, Hình 7 nối với b
Hình 7 nối với c
Hình 8 nối với d
Hình 4 nối với e
Hình 6 nối với g.


- Bài 2: Sự chuyển thể của nước trang 5 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 3: Bảo vệ nguồn nước và một số cách làm sạch nước trang 7 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 4: Không khí xung quanh ta trang 9 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 5: Sự chuyển động của không khí trang 11 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 6: Vai trò của không khí và bảo vệ môi trường không khí trang 13 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 70 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 23: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 67 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 22: Chuỗi thức ăn trang 64 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe trang 62 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 21: Phòng tránh đuối nước trang 59 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 70 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 23: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 67 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 22: Chuỗi thức ăn trang 64 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe trang 62 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 21: Phòng tránh đuối nước trang 59 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều