Bài 6: Vai trò của không khí và bảo vệ môi trường không khí trang 13 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều>
Khi thổi không khí vào bếp than hoặc bếp củi thì lửa sẽ cháy to lên hay nhỏ đi? Vì sao?
Câu 1
Khi thổi không khí vào bếp than hoặc bếp củi thì lửa sẽ cháy to lên hay nhỏ đi? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
Khi thổi không khí vào bếp than hoặc bếp củi lửa sẽ cháy to lên vì khi thổi sẽ cung cấp thêm ô-xi cho ngọn lửa giúp cho ngọn lửa cháy mạnh hơn.
Câu 2
Trong các buổi diễn tập phòng cháy chữa cháy, người ta sử dụng chăn ướt chụp lên đám cháy để dập lửa. Giải thích cách dập lửa này.
Lời giải chi tiết:
Trong các buổi diễn tập phòng cháy chữa cháy, người ta sử dụng chăn ướt chụp lên đám cháy để dập lửa vì: Khi dùng chăn chụp lên đám cháy sẽ ngăn cho lửa tiếp xúc với không khí bên ngoài khiến cho ngọn lửa bị tắt. Chăn ướt còn có tác dụng giảm nhiệt độ của đám cháy khiến chúng được dập tắt nhanh hơn.
Câu 3
Viết vào chỗ .... ý nghĩa của mỗi việc làm trong hình dưới đây.
Lời giải chi tiết:
Câu 4
Vì sao cần cung cấp không khí để duy trì sự cháy?
A. Vì trong không khí có chứa khí ni-tơ.
B. Vì trong không khí có chứa khí các-bô-níc.
C. Vì trong không khí có chứa khí ô-xi.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Vì trong không khí có chứa khí ô-xi.
Câu 5
Điều gì có thể xảy ra đối với con người, động vật và thực vật khi sống ở môi trường không khí bị ô nhiễm?
Lời giải chi tiết:
Sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm khiến cho tỉ lệ người mắc bệnh về hô hấp, ung thư…. ngày càng tăng.
Các chất có trong không khí ô nhiễm như NO2, CO,… làm tắc nghẽn khí quản và giảm hệ miễn dịch của động vật.
Khói bụi từ khu công nghiệp còn gây nên hiện tượng mưa axit, những cơn mưa axit làm chết cây cối, ô nhiễm nguồn nước…
Câu 6
Nêu nhận xét về môi trường không khí nơi em sống.
Lời giải chi tiết:
Môi trường không khí nơi em sống có không khí trong lành, có rất nhiều cây xanh, không có khu công nghiệp và ít khói bụi.
Câu 7
Đánh dấu × vào ô trống trước những ý có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí nơi em sống.
|
a) Khói thải từ các phương tiện giao thông. |
|
b) Khói thải từ việc đốt rơm, rạ, rác. |
|
c) Đổ rác bừa bãi, không đúng nơi quy định. |
|
d) Cháy rừng. |
|
e) Nguyên nhân khác (ghi rõ): ………… |
Lời giải chi tiết:
× |
a) Khói thải từ các phương tiện giao thông. |
× |
b) Khói thải từ việc đốt rơm, rạ, rác. |
× |
c) Đổ rác bừa bãi, không đúng nơi quy định. |
× |
d) Cháy rừng. |
× |
e) Nguyên nhân khác (ghi rõ): Khói thải từ các khu công nghiệp. |
Câu 8
Đánh dấu × vào ô trống trước những việc làm bảo vệ môi trường không khí của em, gia đình và địa phương nơi em sống.
|
a) Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân. |
|
b) Trồng cây xanh. |
|
c) Vệ sinh môi trường sống ở nhà và nơi công cộng. |
|
d) Tăng cường đi bộ, sử dụng xe đạp hoặc phương tiện giao thông công cộng. |
|
e) Việc làm khác (ghi rõ): |
Lời giải chi tiết:
× |
a) Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân. |
× |
b) Trồng cây xanh. |
× |
c) Vệ sinh môi trường sống ở nhà và nơi công cộng. |
× |
d) Tăng cường đi bộ, sử dụng xe đạp hoặc phương tiện giao thông công cộng. |
× |
e) Việc làm khác (ghi rõ): Không vứt rác thải bừa bãi ra môi trường. |
Câu 9
Tự đánh giá về việc vận động những người xung quanh tham gia bảo vệ môi trường không khí của em bằng cách đánh dấu × vào ô trống trong bảng dưới đây.
Thường xuyên |
Thỉnh thoảng |
Chưa bao giờ |
|
|
|
Lời giải chi tiết:
Thường xuyên |
Thỉnh thoảng |
Chưa bao giờ |
× |
|
|


- Ôn tập chủ đề Chất trang 15 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 5: Sự chuyển động của không khí trang 11 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 4: Không khí xung quanh ta trang 9 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 3: Bảo vệ nguồn nước và một số cách làm sạch nước trang 7 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 2: Sự chuyển thể của nước trang 5 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 70 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 23: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 67 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 22: Chuỗi thức ăn trang 64 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe trang 62 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 21: Phòng tránh đuối nước trang 59 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 70 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 23: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 67 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 22: Chuỗi thức ăn trang 64 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe trang 62 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 21: Phòng tránh đuối nước trang 59 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều