Bài 13: Nhu cầu sống của thực vật và chăm sóc cây trồng trang 30 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều>
a) Hãy mô tả bước 1, bước 2 trong thí nghiệm tìm hiểu về các yếu tố cần cho thực vật sống và phát triển ở các hình 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 52 và 53 SGK.
Câu 1
a) Hãy mô tả bước 1, bước 2 trong thí nghiệm tìm hiểu về các yếu tố cần cho thực vật sống và phát triển ở các hình 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 52 và 53 SGK.
Bước 1:……………………………………………
Bước 2:……………………………………………
Dự đoán sự phát triển của cây trong mỗi chậu:
Cây A:……………………………………………
Cây B:……………………………………………
Cây C…………………………………………….
Cây D:……………………………………………
Cây E:……………………………………………
b) So sánh dự đoán của em với kết quả thí nghiệm ở bước 3 trang 53 SGK và giải thích kết quả thí nghiệm.
Lời giải chi tiết:
a) Bước 1: Chuẩn bị năm cây đậu giống nhau về chiều cao và số lá. Bốn cây được trồng trong bồn chậu chứa đất trồng có chất khoáng như nhau. Một cây được trồng trong chậu chứa sỏi đã được rửa sạch.
Bước 2: Mỗi chậu cây được chăm sóc khác nhau như sau:
- Đặt chậu cây A ở nơi có sánh sáng và tưới nước 2 lần một tuần.
- Đặt chậu cây B ở nơi có ánh sáng và tưới nước 2 lần một tuần nhưng bôi một lớp keo mỏng, trong suốt lên hai mặt của tất cả các lá nhằm ngăn cản sự trao đổi khí của lá.
- Đặt chậu cây C ở nơi có ánh sáng nhưng không tưới nước.
- Đặt chậu cây D ở nơi không có ánh sáng và tưới nước 2 lần một tuần.
- Đặt chậu cây E ở nơi có sánh sáng và tưới nước 2 lần một tuần.
Dự đoán sự phát triển của cây trong mỗi chậu:
Cây A: Cây phát triển tốt.
Cây B: Cây phát triển chậm và lá sẽ bị bạc dần
Cây C: Cây còi, héo, kém phát triển.
Cây D: Cây phát triển chậm, lá dần bị héo.
Cây E: Cây kém phát triển.
b) Kết quả dự đoán gần giống với kết quả thí nghiệm.
- Giải thích:
+ Cây ở chậu A: Được cung cấp đầy đủ ánh sáng và nước nên phát triển tốt nhất.
+ Cây ở chậu B: Do bị bôi một lớp keo trong suốt lên hai mặt lá của tất cả các lá cây nhằm ngản cản sự trao đổi khí của lá nên quá trình trao đổi chất của cây sẽ bị giảm đi.
+ Cây ở chậu C: Cây không được cung cấp đủ lượng nước.
+ Cây ở chậu D: Cây bị thiếu ánh sáng nên bị còi và luôn có xu hướng phát triển vươn ra phía có ánh sáng.
+ Cây ở chậu E: Cây bị thiếu chất dinh dưỡng khi chỉ tưới nước 2 lần một tuần.
Câu 2
a) Nêu các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của thực vật.
b) Theo em, còn yếu tố nào khác cần cho sự sống và phát triển của thực vật?
Lời giải chi tiết:
a) Các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của thực vật: ánh sáng, không khí, nước, khoáng chất và nhiệt độ thích hợp.
b) Theo em, còn một số yếu tốt cần cho sự sống và sự phát triển của thực vật: môi trường, độ ẩm.
Câu 3
Quan sát hình 8 và 9 ở trang 53 SGK, nêu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến sự phát triển của cây mạ.
Lời giải chi tiết:
Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến sự phát triển của cây mạ:
+ Hình 8: ở nhiệt độ thấp 5 độ Ccây mạ bị héo, không phát triển được.
+ Hình 9: ở nhiệt độ thích hợp 20 độ C cây mạ phát triển tưới tốt.
Câu 4
Quan sát cây xanh xung quanh em, viết tên cây và đánh dấu × vào cột nhu cầu ánh sáng, nhu cầu nước của cây.
Tên cây |
Nhu cầu ánh sáng |
Nhu cầu nước |
||
Nhiều |
Ít |
Nhiều |
Ít |
|
1. ……… |
|
|
|
|
2……….. |
|
|
|
|
3……….. |
|
|
|
|
4……….. |
|
|
|
|
5……….. |
|
|
|
|
Lời giải chi tiết:
Tên cây |
Nhu cầu ánh sáng |
Nhu cầu nước |
||
Nhiều |
Ít |
Nhiều |
Ít |
|
Cây hoa hồng |
× |
|
× |
|
Cây hoa giấy |
× |
|
|
× |
Cây xương rồng |
× |
|
|
× |
Cây hoa lan |
|
× |
|
× |
Cây cau |
× |
|
|
× |
Câu 5
Dựa vào hình 10 ở trang 54 SGK, cho biết nhờ có ánh sáng, thực vật đã sử dụng những gì để tạo thành chất dinh dưỡng và thải ra khí ô-xi? Quá trình đó được gọi là gì?
Lời giải chi tiết:
- Thực vật sử dụng ánh sáng để tổng hợp chất dinh dưỡng từ nước và khí các-bô-níc, đồng thời thải ra khí ô-xi.
- Quá trình đó được gọi là quang hợp.
Câu 6
Hoàn thành sơ đồ thể hiện sự trao đổi khí giữa thực vật với môi trường trong quá trình quang hợp theo gợi ý dưới đây.
Lời giải chi tiết:
Câu 7
Nêu tên các chất khí thực vật lấy vào và thải ra trong quá trình hô hấp.
Khí lấy vào:……………………………….
Khí thải ra:…………………………………
Lời giải chi tiết:
Khí lấy vào: Khí ô-xi.
Khí thải ra: Khí các-bô-níc.
Câu 8
Vẽ sơ đồ sự trao đổi khí giữa thực vật với môi trường trong quá trình hô hấp.
Lời giải chi tiết:
Sơ đồ sự trao đổi khí giữa thực vật với môi trường trong quá trình hô hấp:
Câu 9
Quan sát hình 12 ở trang 56 SGK, nêu sự trao đổi nước và chất khoáng giữa thực vật với môi trường.
Lời giải chi tiết:
Sự trao đổi nước và chất khoáng giữa thực vật với môi trường: Cây lấy nước và chất khoáng từ đất vào cơ thể qua rễ cây. Sau đó được thân cây vận chuyển lên bộ phận khác của cây như lá, hoa, cành... Tiếp đến một phần lớn nước thoát ra ngoài qua lá
Câu 10
Vì sao đứng dưới tán cây khi trời nắng, chúng ta cảm thấy mát mẻ, dễ chịu?
Lời giải chi tiết:
Khi trời nắng, chúng ta cảm thấy mát mẻ, dễ chịu khi ở dưới tán cây là vì:
- Vào ban ngày khi cây quang hợp sẽ lấy khí các-bô-nic và thải ra khí ô-xi giúp cho chúng ta cảm thấy dễ chịu, bầu không khí trong lành hơn.
- Thực vật thoát hơi nước sẽ làm giảm nhiệt độ của không khí xung quanh.
- Tán cây còn hạn chế ánh nắng của mặt trời chiếu vào chúng ta.
Câu 11
Hoàn thành sơ đồ trao đổi khí, nước và chất khoáng giữa thực vật với môi trường.
Lời giải chi tiết:
Câu 12
a) Viết việc cần làm để chăm sóc cây trồng được thể hiện ở mỗi hình trong bảng dưới đây. Giải thích vì sao cần làm như vậy.
b) Viết thêm một số việc làm chăm sóc cây trồng.
Lời giải chi tiết:
a)
b) Một số việc làm chăm sóc cây trồng: Cắt tỉa cành hỏng, bắt sâu…
Câu 13
Hãy lập một kế hoạch chăm sóc cây ở nhà hoặc ở trường em vào bảng sau. Thực hiện kế hoạch và tự đánh giá việc thực hiện
Tên cây cần được chăm sóc hoặc trồng mới |
Việc làm |
Số lần thực hiện trong 1 tuần |
Đã hoàn thành |
Chưa hoàn thành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lời giải chi tiết:
Tên cây cần được chăm sóc hoặc trồng mới |
Việc làm |
Số lần thực hiện trong 1 tuần |
Đã hoàn thành |
Chưa hoàn thành |
Cây hoa mai |
Tỉa cành, bón phân, bắt sâu |
3 lần |
× |
|
Cây hoa lan |
Bón phân, tưới nước |
3 lần |
× |
|
Cây ngô |
Vun đất, tưới nước, bón phân |
3 lần |
|
× |
Cây rau cải |
Bón phân, tưới nước, bắt sâu |
6 lần |
× |
|


Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 70 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 23: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 67 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 22: Chuỗi thức ăn trang 64 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe trang 62 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 21: Phòng tránh đuối nước trang 59 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 70 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 23: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 67 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 22: Chuỗi thức ăn trang 64 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe trang 62 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 21: Phòng tránh đuối nước trang 59 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều