Bài 12: Vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém trang 26 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều>
Nối tên vật ở cột A với khả năng dẫn nhiệt ở cột B cho phù hợp.
Câu 1
Nối tên vật ở cột A với khả năng dẫn nhiệt ở cột B cho phù hợp.
A |
|
B |
1. Sắt |
|
|
2. Nhôm |
|
a) Dẫn nhiệt tốt |
3. Bông |
|
|
4. Không khí |
|
b) Dẫn nhiệt kém |
5. Đáy bàn là |
|
|
6. Tay cầm của bàn là |
|
|
Lời giải chi tiết:
1, 2, 5- a
3, 4, 6- b
Câu 2
Để tìm hiểu xem thìa bằng nhựa hay thìa bằng nhôm dẫn nhiệt tốt hơn, bạn Nam làm thí nghiệm như sau: Đặt thìa bằng nhôm vào cốc nước nóng, sau một lúc thì bỏ tiếp thìa bằng nhựa vào cốc. Sau một thời gian, bạn Nam chạm tay vào các cán thìa để xem thìa nào nóng hơn, từ đó rút ra kết luận về vật dẫn nhiệt tốt hơn. Cách làm thí nghiệm này có hợp lí không? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
Cách làm này chưa hợp lí. Vì để tìm hiểu được thìa nhựa hay thìa nhôm dẫn nhiệt tốt hơn thì bạn Nam nên bỏ hai thìa vào cốc nước nóng cùng một thời gian thì mới so sánh được.
Câu 3
Khi trời rét, việc mặc áo bông, áo lông hay áo len giúp
A. hạn chế sự truyền nhiệt của cơ thể ra ngoài.
B. tăng cường sự truyền nhiệt của không khí bên ngoài cho cơ thể.
C. nhiệt từ áo sẽ truyền cho cơ thể.
D. hạn chế sự truyền nhiệt của không khí bên ngoài cho cơ thể.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Khi trời rét, việc mặc áo bông, áo lông hay áo len giúp hạn chế sự truyền nhiệt của cơ thể ra ngoài.
Câu 4
Cho nước nóng vào bình giữ nhiệt, sau vài phút chạm vào bề mặt ngoài của bình thì thấy nóng. Như vậy, khả năng giữ nhiệt của bình có tốt hay không? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
Khả năng giữ nhiệt của bình không tốt. Vì bình giữ nhiệt là để giữ cho nhiệt trong bình không bị thoát ra ngoài giúp giữ ấm hoặc lạnh nước lâu hơn nên nếu như đổ nước nóng vào bình sau vài phút chạm vào bình mà thấy nóng thì khả năng giữ nhiệt của bình rất kém.
Câu 5
Vì sao khi trời rét chim lại xù lông?
Lời giải chi tiết:
Trời rét chim lại xù lông là vì khi xù lông lên lớp lông sẽ hạn chế được nguồn không khí lạnh từ bên ngoài truyền vào cơ thể và sự truyền nhiệt của cơ thể chim ra bên ngoài từ đó giúp chim giữ ấm lâu hơn.
Câu 6
Vì sao ở những vùng lạnh, một số loài như hươu, nai thường có bộ lông dày hơn vào mùa đông?
Lời giải chi tiết:
Ở những vùng lạnh, một số động vật như hươu, nai thường có bộ lông dày hơn vào mùa đông là vì: Khi lông dày lớp lông sẽ hạn chế được nguồn không khí lạnh từ bên ngoài truyền vào cơ thể và sự truyền nhiệt của cơ thể chúng ra bên ngoài từ đó giúp chúng ấm hơn.


- Ôn tập chủ đề Năng lượng trang 28 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 11: Sự truyền nhiệt trang 25 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 10: Âm thanh trong cuộc sống trang 23 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 9: Sự lan truyền âm thanh trang 21 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 8: Ánh sáng trong đời sống trang 19 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 70 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 23: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 67 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 22: Chuỗi thức ăn trang 64 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe trang 62 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 21: Phòng tránh đuối nước trang 59 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 70 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 23: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 67 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 22: Chuỗi thức ăn trang 64 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe trang 62 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều
- Bài 21: Phòng tránh đuối nước trang 59 VBT Khoa học tự nhiên 4 Cánh diều