Học ăn, học nói, học gói, học mở


Từ câu tục ngữ, người xưa muốn khuyên răn con người nên khéo léo trong công việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày. Chúng ta cần biết học tập từ những thứ nhỏ nhặt, cơ bản nhất: trong ăn uống phải biết phép lịch sự; trong giao tiếp phải biết cách xưng hô nói năng lễ phép, nhã nhặn; trong cuộc sống cần biết giữ gìn tiết kiệm, .... Ngoài những kiến thức trong sách vở, chúng ta còn phải học những kỹ năng trong cuộc sống. Có như thế mới trở thành người có văn hóa trong xã hội.

Giải thích thêm
  • Học ăn: Nhìn vào cách ăn uống cũng có thể giúp chúng ta đánh giá được trình độ văn hóa của một người. Ăn uống lịch sự, hòa nhã sẽ tạo ra thiện cảm với người khác, đồng thời cho thấy người đó xuất thân từ gia đình có lối sống đẹp.
  • Học nói: Ngôn ngữ là hình thức giao tiếp rất quan trọng trong cuộc sống con người. Mà đã là con người cần học cách ăn nói khéo léo, nhã nhặn, để có thể tạo dựng được những mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh và dễ dàng đạt được thành công trong cuộc sống. 
  • Học gói, học mở: Gói và mở ở đây không đơn thuần là học những kỹ năng trong việc gói bánh, mở quà, mà còn học cách ứng xử khéo léo, sắp xếp mọi thứ đúng lúc, đúng chỗ.

Xem thêm: Viết đoạn văn phân tích câu tục ngữ "Học ăn, học nói, học gói, học mở"


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Ý nghĩa câu tục ngữ Học tài thi phận

    Câu tục ngữ chỉ những người thực sự có năng lực, có tài, nhưng lại không gặp may mắn khi thi cử, đạt kết quả thấp hơn khả năng thật sự của họ, hoặc thậm chí còn bị thi trượt.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Khi măng không uốn thì tre trổ vồng

    Câu tục ngữ mượn hình ảnh của măng và tre để nói về cách giáo dục con cái. Nếu muốn uốn nắn cây tre, phải uốn từ khi cây còn nhỏ, đang là củ măng. Giống như cách dạy bảo con cái, nếu muốn con cái ngoan ngoãn nghe lời thì phải dạy bảo từ khi con còn nhỏ.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên

    “Không thầy đố mày làm nên” ý chỉ nếu không có người thầy thì chúng ta không thể nên người được. Tuy nhiên, câu tục ngữ này mang hàm nghĩa sâu rộng hơn đó là nói về sự tôn sư trọng đạo và lòng biết ơn đối với người thầy của mình. Nếu như không có người thầy định hướng đúng đắn, dạy dỗ và bảo ban ta từng bước đi thì chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội đạt được tới thành công. Câu tục ngữ như một lời thách đố đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định chắc nịch vai trò, vị trí quan trọng c

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Măng không uốn, uốn tre sao được

    Câu tục ngữ mượn hình ảnh của măng và tre để nói về cách giáo dục con cái. Dạy dỗ con cái phải dạy từ lúc còn thơ ấu, còn đợi đến khi đã thành nếp thì không bảo ban được nữa, giống như còn nhỏ không uốn (măng không uốn) thì đợi đến lớn sao mà uốn được (uốn tre sao được).

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học

    Câu tục ngữ là một lời khẳng định chắc chắn của người xưa. Một khi muốn biết một điều gì đó, chúng ta phải chủ động hỏi và tìm hiểu. Còn việc muốn trở nên giỏi giang và hiểu biết, chắc chắn là phải học tập.

>> Xem thêm