-
Ý nghĩa câu tục ngữ Học đâu hiểu đấy.
Câu tục ngữ nói về những người sáng dạ, thông minh, tiếp thu nhanh những kiến thức đã học.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Học đi đôi với hành
Câu tục ngữ đề cao vai trò của việc kết hợp thực hành và học lý thuyết trong học tập nói riêng và trong các ngành nghề nói chung. Nếu chỉ học mỗi lý thuyết, chúng ta sẽ không có kĩ năng làm việc, đồng thời cũng bị nhanh quên kiến thức hơn.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Học hay, cày biết
Câu tục ngữ là lời khuyên quý giá cho mỗi người về tầm quan trọng của việc học tập và lao động. Theo đó, chúng ta cần học tập một cách hiệu quả và lao động một cách thông minh, sáng tạo để đạt được thành công trong cuộc sống.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu
Câu tục ngữ là lời khuyên quý giá cho con người về tầm quan trọng của việc học tập. Cần học tập từ thầy cô và bạn bè để thu thập kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hoàn thiện bản thân. Học tập là con đường để đạt được thành công và có một cuộc sống tốt đẹp.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Học hành vất vả kết quả ngọt bùi
Câu tục ngữ nói về ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực. Sự cần cù và chăm chỉ trong học tập sẽ giúp ta có được thành quả tốt
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Một kho vàng không bằng một nang chữ
Câu nói khẳng định tầm quan trọng của việc học. Vàng bạc, của cải dù có quý giá đến đâu thì lâu dần cũng sẽ cạn kiệt. Chỉ có kiến thức là vô tận, mãi trường tồn và được bồi đắp theo dòng chảy của thời gian.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Nhân bất học, bất tri lí
Câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của việc học đối với con người. Chỉ khi học tập không ngừng thì con người mới có được sự hiểu biết về cuộc sống
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Người không học như ngọc không mài
Câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của việc học tập đối với con người. Học tập giúp con người tiếp thu được nhiều kiến thức về các lĩnh vực khác nhau, mở rộng tầm nhìn và hiểu biết về thế giới xung quanh. Đồng thời, học tập cũng giúp con người rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống. Con người không học sẽ trở nên vô giá trị giống như viên ngọc thô không được mài giũa.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư
Câu tục ngữ khuyên con người nên đi đây đi đó để có cơ hội tiếp xúc rộng rãi với mọi người để học hỏi ở họ những kinh nghiệm sống và áp dụng nó vào cuộc sống của mình.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Học khôn đến chết, học nết đến già
Câu tục ngữ khẳng định sự vô cùng, vô tận của việc học. Học khôn là học các kiến thức, kĩ năng; còn học nết là rèn luyện đạo đức, tính cách. Qua đó, khuyên con người cần phải học tập và rèn luyện đạo đức một cách liên tục, suốt đời để trở thành một người hoàn thiện
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.
Câu tục ngữ là lời khuyên của người xưa về việc học tập. Giống như việc mài dao, chúng ta cần kiên trì, nỗ lực học hỏi mỗi ngày để đạt được thành công rực rỡ.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Có cày có thóc, có học có chữ.
Câu tục ngữ khuyến khích mỗi người cần có tinh thần học tập. Chỉ có học tập mới là cách duy nhất để ta có kiến thức, cũng như việc chỉ khi đi cày thì mới có thành quả đem về là hạt thóc.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ăn vóc học hay.
Câu tục ngữ mang hàm ý: chỉ khi ta ăn đủ chất, ăn nhiều, chăm lo đến sức khỏe của mình thì mới có sức để học được nhiều điều mới mẻ, thú vị và đạt được kết quả cao.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Giàu người ta chẳng có tham Khó thì ta liệu ta làm ta ăn.
Câu tục ngữ đưa ra bài học rất quý giá: Người khác giàu có, ta không ghen tức, tham lam mà nhờ vả, dựa dẫm vào họ. Bản thân khó khăn thì nên biết tự lập, tự làm và hưởng thụ những gì mình đã làm.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Có thân phải khổ, có khổ mới nên thân
Câu tục ngữ khuyên răn chúng ta cần biết tự lập, dám đương đầu với khó khăn để theo đuổi mục tiêu của mình. Cuộc sống phải có những lúc đau buồn mới khiến mỗi người trưởng thành, phát triển bản thân.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững
Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta dù có khó khăn đến mấy, nếu có ý chí, kiên trì, siêng năng thì vẫn có thể vượt qua và đạt được thành quả như mong muốn; cũng giống như khi xây nhà, làm nền nhà có chắc thì nhà mới vững được.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Có chí làm quan, có gan làm giàu
Câu tục ngữ khuyên răn con người phải có ý chí, quyết tâm, lòng gan dạ, dám vượt qua thử thách. Khi có những phẩm chất tốt đẹp ấy, con người sẽ đạt được những thành tựu vô cùng to lớn, được mọi người yêu mến, cảm phục.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư
Câu tục ngữ đã mượn hình ảnh con cá bị ươn do không được ướp muối cẩn thận để nhắc nhở mỗi người cần phải biết nghe lời cha mẹ. Ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ cũng chính là một biểu hiện của sự kính trọng, biết ơn với người đã sinh ra mình.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Mấy ai là kẻ không thầy Thế gian thường nói “đố mày làm nên”
Câu tục ngữ muốn nói đến truyền thống tôn sư trọng đạo, biết ơn thầy cô. Mỗi người chúng ta đều được thầy cô truyền đạt kiến thức hay, vì vậy phải luôn biết ơn, kính trọng công lao to lớn của người đã dạy mình.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ngồi dưng ăn hoang, mỏ vàng cũng cạn
Câu tục ngữ đã khuyên mọi người cần phải chăm chỉ, cần mẫn học tập, làm việc, thường xuyên phát triển bản thân. Có như vậy, chúng ta sẽ có cuộc sống đủ đầy, sung túc.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Hay học thì sang, hay làm thì có
Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta chỉ khi chăm chỉ học tập mới có nhiều kiến thức, nhiều tiền tài; cần mẫn làm việc mới có được thành công trong cuộc đời.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi
Câu tục ngữ đã đưa ra cho chúng ta bài học về ý chí, nghị lực. Để đạt được thành công, chúng ta sẽ gặp nhiều thử thách, khó khăn; chỉ khi chúng ta kiên trì, quyết tâm, dám vượt qua chông gai thì mới gặt được trái ngọt.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi
Câu tục ngữ này muốn khuyên chúng ta những lời mật ngọt chưa chắc đã là tốt, còn người luôn tỏ ra hộc hằn với bạn chưa hẳn đã là xấu.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Yêu cho vọt, ghét cho chơi
Câu tục ngữ thể hiện quan niệm dạy dỗ con của nhân dân ta từ xưa. Thương con nên dùng roi vọt để răn dạy điều hay lẽ phải. Còn trái lại, nếu không thương thì sẽ cho “chơi”, nói những lời ngon ngọt, dễ nghe. Từ đó, câu này khuyên con người phải biết đề phòng với những lời nói ngọt ngào vì sự thật đằng sau lời nói dễ nghe đó chưa chắc đã tốt, còn người nói khó nghe cũng chưa hẳn xấu.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Văn hay chẳng lọ dài dòng
Câu tục ngữ có nghĩa là bài văn hay thì càng dài người ta càng thích nghe. Trái lại, văn không hay thì không nên bắt chước viết dài, vì khi đã viết sai thì rất dễ viết rườm rà, vô ích.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Văn có bài, vũ có trận
Câu tục ngữ có ý nghĩa là viết văn thì phải có bài hoàn chỉnh, đánh võ thì phải có trận. Từ đó, khuyên răn con người làm gì cũng phải có kế hoạch rõ ràng từ đầu đến cuối, không nên làm mà bỏ dở
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Tiên học lễ, hậu học văn
Câu tục ngữ có nghĩa là: trước hết phải rèn luyện đạo đức, tu dưỡng nhân cách của bản thân; sau đó mới học đến những kiến thức văn hóa, nâng cao vốn hiểu biết.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Thiên ngoại hữu thiên, nhân ngoại hữu nhân
Câu tục ngữ có nghĩa là trên trời còn có trời cao hơn, trên người còn có người giỏi hơn. Câu này khuyên răn con người sống ở đời phải biết khiêm tốn đừng cố thể hiện bản thân, vì người giỏi còn có người giỏi hơn, người hung hăng thì còn có người hung hăng hơn để trị nên chẳng ai có thể khẳng định vỗ ngực xưng tên nhận mình là nhất
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Non chẳng uốn, già nổ đốt
Câu tục ngữ có nghĩa là cây muốn uốn thì cần uốn từ khi còn non, để đến khi cây lớn, cây già mới uốn thì nếu bẻ cong quá mạnh tay sẽ bị nổ và gãy cả cây. Qua hình ảnh của cây, ông cha ta muốn nhắc nhở rằng dạy con cái phải dạy từ khi nhỏ tuổi, đợi đến khi lớn mà hư đốn mới dạy thì không thể cứu vãn nổi.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Người roi, voi búa
Câu tục ngữ là quan niệm dạy dỗ ngày xưa: quản voi thì phải dùng búa, dạy người thì phải dùng roi vọt chứ không chỉ dùng bằng lời nói. So với ngày nay, cách dạy dỗ này vẫn có phần đúng, song có phần tiêu cực, bậc làm cha làm mẹ cần phải kết hợp giữa biện pháp giáo dục hiện đại và truyền thống để dùng roi vọt vừa hạn chế lại vừa hiệu quả.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Muốn lành nghề chớ nề học hỏi
Câu tục ngữ trên là lời của thế hệ trước nhắc nhở thế hệ sau của chúng ta những bài học sâu sắc và hữu ích. Muốn thành thạo, giỏi giang thì phải ham học hỏi, có ý chí cầu tiến, khiêm nhường, không ngại khó, ngại học, học hỏi từ tất cả mọi người xung quanh, kể cả bạn bè của mình.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
Câu tục ngữ là một lời khẳng định chắc chắn của người xưa. Một khi muốn biết một điều gì đó, chúng ta phải chủ động hỏi và tìm hiểu. Còn việc muốn trở nên giỏi giang và hiểu biết, chắc chắn là phải học tập.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Măng không uốn, uốn tre sao được
Câu tục ngữ mượn hình ảnh của măng và tre để nói về cách giáo dục con cái. Dạy dỗ con cái phải dạy từ lúc còn thơ ấu, còn đợi đến khi đã thành nếp thì không bảo ban được nữa, giống như còn nhỏ không uốn (măng không uốn) thì đợi đến lớn sao mà uốn được (uốn tre sao được).
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên
“Không thầy đố mày làm nên” ý chỉ nếu không có người thầy thì chúng ta không thể nên người được. Tuy nhiên, câu tục ngữ này mang hàm nghĩa sâu rộng hơn đó là nói về sự tôn sư trọng đạo và lòng biết ơn đối với người thầy của mình. Nếu như không có người thầy định hướng đúng đắn, dạy dỗ và bảo ban ta từng bước đi thì chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội đạt được tới thành công. Câu tục ngữ như một lời thách đố đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định chắc nịch vai trò, vị trí quan trọng c
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Khi măng không uốn thì tre trổ vồng
Câu tục ngữ mượn hình ảnh của măng và tre để nói về cách giáo dục con cái. Nếu muốn uốn nắn cây tre, phải uốn từ khi cây còn nhỏ, đang là củ măng. Giống như cách dạy bảo con cái, nếu muốn con cái ngoan ngoãn nghe lời thì phải dạy bảo từ khi con còn nhỏ.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Học tài thi phận
Câu tục ngữ chỉ những người thực sự có năng lực, có tài, nhưng lại không gặp may mắn khi thi cử, đạt kết quả thấp hơn khả năng thật sự của họ, hoặc thậm chí còn bị thi trượt.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Học ăn, học nói, học gói, học mở
Từ câu tục ngữ, người xưa muốn khuyên răn con người nên khéo léo trong công việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày. Chúng ta cần biết học tập từ những thứ nhỏ nhặt, cơ bản nhất: trong ăn uống phải biết phép lịch sự; trong giao tiếp phải biết cách xưng hô nói năng lễ phép, nhã nhặn; trong cuộc sống cần biết giữ gìn tiết kiệm, .... Ngoài những kiến thức trong sách vở, chúng ta còn phải học những kỹ năng trong cuộc sống. Có như thế mới trở thành người có văn hóa trong xã hội.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Câu tục ngữ là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ, sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Dốt đến đâu học lâu cũng biết
Trong cuộc sống, không ai vừa sinh ra đã có cho mình sự thông minh, mà ai cũng cần phải trải qua một quá trình tu dưỡng rèn luyện. Qua câu tục ngữ trên, ông cha ta khẳng định dù bạn có kém cỏi, không có năng lực như những người khác, nhưng nếu bạn “học lâu” hay chính là chăm chỉ, nỗ lực học tập những gì mà bạn chưa tốt, trải qua thời gian, chắc chắn bạn sẽ hiểu được và có được năng lực như bao người để đi đến thành công.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Dốt đặc còn hơn chữ lỏng
Câu tục ngữ ý nói thà không biết gì còn hơn biết chút ít lại hay tỏ vẻ là giỏi giang rồi nói những điều sai trái.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Con học, thóc vay
Câu tục ngữ nói về sự hi sinh của cha mẹ nghèo mong cho con được ăn học. Đối với những gia đình nghèo, tiền để đóng học phí là một khoản tiền lớn, không dễ chi trả, song những bậc làm cha làm mẹ với khát vọng con được cắp sách tới trường, được học hành để đổi đời sẽ lo vay tiền, vay thóc, vay gạo khắp nơi để con được đi học.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Có học mới biết, có đi mới đến
Có đi mới đến nghĩa là muốn đến nơi nào thì phải bước chân đi. Cứ ngồi một chỗ thì muốn đến nơi thật gần cũng không bao giờ đến nơi. Có học mới biết nghĩa là có học mới hiểu điều hay lẽ phải. Không chịu học thì điều rất xoàng, rất dễ cũng không bao giờ biết được. Câu này lấy sự đi đường để đến nơi nào làm thí dụ; khuyên ta nên học, có học thì muốn biết điều gì mới biết được.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng
Câu tục ngữ mượn hình ảnh “ông nghè” và “hàng tổng”, câu nói dân gian này cho chúng ta thấy bài học sâu sắc hơn, về việc trong cuộc sống có những người có chức, có quyền hay giàu có hơn người khác, nên sinh ra thói kiêu căng, hách dịch. Những kẻ tự phụ này thích khoe khoang về bản thân, bắt nạt những kẻ yếu thế hơn mình, thậm chí coi thường người có công giúp đỡ mình trong quá khứ.
-
Ý nghĩa câu ca dao Chẳng học lấy đâu biết chữ
Câu tục ngữ có nghĩa là có lo làm việc thì mới có thứ này thứ nọ, còn không làm việc thì chẳng có gì cả. Giống như không học thì lấy đâu biết chữ nghĩa mà có cơ hội đổi đời.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cao nhân tất hữu cao nhân trị
Câu này có nghĩa trong cuộc sống, nói cách khác là trên cõi đời này đừng ai cho rằng mình là người tài giỏi nhất, là thông minh nhất bởi vì mình đã giỏi nhưng ngoài đời ắt có người giỏi hơn. Đồng thời phê phán những người tài giỏi mà mắc chứng bệnh tự cao, tự đại hoặc hay khoe khoang, khoác lác thì ắt một ngày nào đó sẽ có người tài giỏi hơn trừng trị hoặc dạy cho một bài học nhớ đời để chừa tật vênh váo.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Bé chẳng vin, cả gãy cành
Dạy trẻ phải bắt đầu từ nhỏ. Không dạy con khi nó còn trẻ, người còn lạ việc, lớn lên, quen thói, không dạy được nữa, không nghe nữa. Từ đó, câu tục ngữ có nghĩa là lúc còn bé mà chẳng lo dạy dỗ thì khi lớn lên rất khó nên người.