Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng


Theo tục lệ xưa, khi đỗ các kỳ thi và trở thành “ông nghè”, người đỗ đạt sẽ được cả “tổng” mang kiệu ra rước khi trở về quê nhà. Đây là hành động thể hiện sự chúc mừng, tôn trọng với những người đỗ đạt cao trong các kỳ thi xưa. Câu tục ngữ được sử dụng để ám chỉ những ngườichưa đỗ đạt, chưa thành công mà đã huênh hoang, tự kiêu, coi thường những người xung quanh. 

=>  Câu tục ngữ mượn hình ảnh “ông nghè” và “hàng tổng”, câu nói dân gian này cho chúng ta thấy bài học sâu sắc hơn, về việc trong cuộc sống có những người có chức, có quyền hay giàu có hơn người khác, nên sinh ra thói kiêu căng, hách dịch. Những kẻ tự phụ này thích khoe khoang về bản thân, bắt nạt những kẻ yếu thế hơn mình, thậm chí coi thường người có công giúp đỡ mình trong quá khứ.

Giải thích thêm
  • Ông nghè là tên gọi xưa dành cho những người họ rộng, đỗ cao trong các cuộc thi ở thời phong kiến như kỳ thi Hương, thi Hội.
  • Đỗ: đạt yêu cầu để được tuyển chọn trong cuộc thi cử.
  • Tổng: trong cụm “hàng tổng” được lấy từ “Tổng trấn”, là một đơn vị hành chính thời phong kiến, trong đó bao gồm một số xã, nhiều tổng sẽ hợp thành.
  • Đe: cho biết trước rằng sẽ làm điều không hay nếu dám trái ý, nhằm làm cho sợ.

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Ý nghĩa câu tục ngữ Có học mới biết, có đi mới đến

    Có đi mới đến nghĩa là muốn đến nơi nào thì phải bước chân đi. Cứ ngồi một chỗ thì muốn đến nơi thật gần cũng không bao giờ đến nơi. Có học mới biết nghĩa là có học mới hiểu điều hay lẽ phải. Không chịu học thì điều rất xoàng, rất dễ cũng không bao giờ biết được. Câu này lấy sự đi đường để đến nơi nào làm thí dụ; khuyên ta nên học, có học thì muốn biết điều gì mới biết được.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Con học, thóc vay

    Câu tục ngữ nói về sự hi sinh của cha mẹ nghèo mong cho con được ăn học. Đối với những gia đình nghèo, tiền để đóng học phí là một khoản tiền lớn, không dễ chi trả, song những bậc làm cha làm mẹ với khát vọng con được cắp sách tới trường, được học hành để đổi đời sẽ lo vay tiền, vay thóc, vay gạo khắp nơi để con được đi học.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Dốt đặc còn hơn chữ lỏng

    Câu tục ngữ ý nói thà không biết gì còn hơn biết chút ít lại hay tỏ vẻ là giỏi giang rồi nói những điều sai trái.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Dốt đến đâu học lâu cũng biết

    Trong cuộc sống, không ai vừa sinh ra đã có cho mình sự thông minh, mà ai cũng cần phải trải qua một quá trình tu dưỡng rèn luyện. Qua câu tục ngữ trên, ông cha ta khẳng định dù bạn có kém cỏi, không có năng lực như những người khác, nhưng nếu bạn “học lâu” hay chính là chăm chỉ, nỗ lực học tập những gì mà bạn chưa tốt, trải qua thời gian, chắc chắn bạn sẽ hiểu được và có được năng lực như bao người để đi đến thành công.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

    Câu tục ngữ là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ, sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.

>> Xem thêm