Tôi có một giấc mơ - CTST>
Tôi có một giấc mơ - CTST bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10
Tác giả
Martin Luther King
- Martin Luther King, Jr. (1929 – 1968) là Mục sư Baptist, nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi, và là người đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 1964.
- Ông là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cũng như lịch sử đương đại của phong trào bất bạo động. King được nhiều người trên khắp thế giới ngưỡng mộ như một anh hùng, nhà kiến tạo hoà bình và thánh tử đạo.
- Ngày 4 tháng 4 năm 1968, King bị ám sát tại Memphis, Tennessee. Năm 1977, Tổng thống Jimmy Carter truy tặng King Huân chương Tự do của Tổng thống.
- Đến năm 1986, ngày Martin Luther King, Jr. được công nhận là quốc lễ. Năm 2004, ông được truy tặng Huân chương vàng Quốc hội.
Tác phẩm
Tôi có một giấc mơ
I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại: Nghị luận
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: ngày 28 – 8 – 1963, Mác-tin Lu-thơ Kinh đã tham gia tổ chức tuần hành tại Oa-sing-ton. Buổi tuần hành nhằm mục đích kêu gọi tham gia đạo luật dân quyền, bình đẳng cho người da đen. Tại đây, Mac-tin đã đọc bài diễn thuyết này.
3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận
4. Bố cục:
- Phần 1 ( từ đầu…thảm trạng này): Thực trạng cuộc sống người da đen
- Phần 2 ( ngọn lửa mùa hè … chính nghĩa): Cuộc đấu tranh của những người da đen
- Phần 3 (còn lại): Giấc mơ của người da đen ở nước Mỹ
5. Tóm tắt
Văn bản mở đầu bằng lời miêu tả cuộc sông của người da đen trên nước mỹ với quá nhiều những khó khăn thử thách như bị kì thị, bị xiềng xích, bi cách li. Chính vì thế tác giả nêu lên tầm quan trọng của việc người da đen đứng lên đấu tranh cho quyền sống của mình. Cuối cùng tác giả nêu lên ước mơ của mình cũng là của những người da đen khi sống trên đất Mỹ.
6. Giá trị nội dung:
- Mục đích của văn bản khẳng định quyền bình đẳng của người da đen
- Lời kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen.
7. Giá trị nghệ thuật:
- Sử dụng những hình ảnh, câu văn có sức truyền cảm.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Thực trạng cuộc sống người da đen
- Người da đen đã được kí cam kết tự do
+ Người Mỹ kí văn kiện Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ
+ Văn kiện là ngọn đuốc hy vọng cho người da đen thoát khỏi bất công
- Cuộc sống của người da đen còn nhiều bất công
+ Xiết chặt trong gông cùm của sự cách li và óc kì thị
→ Cần phải kết thúc thảm trạng này
2. Cuộc đấu tranh của những người da đen
- Ngọn lửa đấu tranh của người da đen sẽ không bao giờ tắt
- Những lưu ý trong cuộc đấu tranh
+ Không được để cho cuộc phản kháng đầy sáng tạo sa vào bạo loạn.
+ Tinh thần chiến đấu quật cường mới vừa trào sôi trong cộng đồng người da đen không được đẩy đến chỗ ngờ vực tất cả người da trắng.
→ Cuộc đấu tranh giành quyền tự do là quyền và nghĩa vụ của tất cả những người da đen và mỗi người phải đứng lên giành địa vị xứng đáng của mình, không được phép sai lầm.
3. Giấc mơ của người da đen ở nước Mỹ
- Giấc mơ bắt nguồn sâu thẳm trừ trong giấc mơ của nước Mỹ
- Niềm tin rằng nước Mỹ luôn tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người, bất kể xuất thân, hoàn cảnh, địa vị xã hội,...
→ Chỉ khi người da đen được đỗi xử bình đẳng thì cuộc đấu tranh mới dừng lại.
- Đất nước - CTST
- Nam quốc sơn hà - bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước
- Hịch tướng sĩ - CTST
- Xuân về
- Giang - CTST
>> Xem thêm