Buổi học cuối cùng - CTST>
Buổi học cuối - CTST cùng gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10
Tác giả
Tác giả An - phông - xơ Đô - đê
1. Tiểu sử
- Alphonse Daudet (An-phông-xơ Đô-đê) (1840 - 1897) là một nhà văn Pháp và là tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng. Ông sinh ra ở Nîmes (thuộc miền Nam nước Pháp).
- Ông bắt đầu viết văn từ năm 14 tuổi, đến năm 18 tuổi Alphonse ra thi tập "Những Người Đàn Bà Đang Yêu" (Les Amoureuses, 1858) và ngay lập tức được đón nhận.
- Ông đạt đến danh vọng trong làng văn chương Pháp qua giải thưởng Văn chương Pháp với quyển "Fromont Cháu Trẻ và Cụ Riler" (1874).
2. Sự nghiệp sáng tác
Một số tác phẩm chính
+ Những người đàn bà đang yêu (1858)
+ Thằng nhóc (1868)
+ Thiện xạ Tartarin (1872)
+ Câu chuyện thứ hai (1873)
+ Nữ nghệ sĩ (1874)
.......
Tác phẩm
Buổi học cuối cùng
I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại: Truyện ngắn
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: một truyện ngắn trong tuyển tập truyện “ Truyện kể ngày thứ hai”
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự
4. Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất
5. Tóm tắt:
Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng của người dân An –đát và cậu bé Phrăng. Chuyện được kể bằng chính lời kể của cậu, một cậu bé người An- đát hay nghỉ học và lười học bài về nhà. Hôm đó, vì mải chơi, không học bài nên Prăng không muốn đến trường. Cuối cùng cậu bé cũng vẫn đến lớp.
6. Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu đến “vắng mặt con”): Quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường trước buổi học qua sự quan sát của Phrăng.
- Phần 2 (tiếp đó đến “nhớ mãi buổi học cuối cùng này”): Diễn biến buổi học cuối cùng và tâm trạng của mọi người.
- Phần 3 (còn lại): Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng
7. Giá trị nội dung:
- Thể hiện lòng yêu nước của người dân Pháp khi đất nước có chiến tranh
- Phản ánh thực trạng đất nước Pháp thế kỉ XIX
8. Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật chân thực, phong phú
- Ngôn ngữ truyện gần gũi, chân thành
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Nhân vật Phrăng
– Vốn ham chơi và không thích học hành mấy, thế nên thường đến lớp rất trễ, hay lẻn vào lớp những khi lớp ồn ào và thầy giáo thì không để ý.
– Ở buổi học cuối cùng Phrăng cũng tiếp tục ham chơi, trì hoãn giờ tới lớp, thậm chí toan trốn học. Tuy nhiên một điều gì đó đã khiến cậu cưỡng lại được niềm ham thích và chạy thật nhanh đến lớp học.
– Việc thấy thông báo trên đường và cuộc gặp gỡ với bác thợ rèn Oát-stơ và khung cảnh bên ngoài yên tĩnh lớp học của thầy Ha-men khiến cậu thấy có gì đó khác lạ.
→ Ban đầu Phrăng còn lo sợ bị thầy Ha-men đánh đòn vì tội tới muộn. Nhưng khi nhận thức được sự khác lạ của lớp học và nghe lời phát biểu từ tốn của thầy Ha-men trên bục giảng Phrăng choáng váng và giận dữ, bừng tỉnh một sự thật rằng Pháp thua trận
→ Việc không nhớ được bài cũ đã khiến lòng Phrăng trào lên biết bao cảm xúc hối hận và xấu hổ vì đã không học tiếng Pháp một cách nghiêm túc thay vì ham hố rong chơi.
2. Nhân vật thầy Ha-men
- Chỉ ra sai lầm của tất thảy mọi người nơi đây. Đó là sự trì hoãn thậm tệ trong sự học hành tiếng mẹ đẻ.
- Khẳng định vẻ đẹp của tiếng Pháp.
- Viết lên bảng 4 chữ nước Pháp muôn năm.
→ Thầy là tấm gương sáng về tấm lòng yêu nước và không khuất phục trước kẻ thù.
- Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi
- Chiếc lá đầu tiên
- Tây Tiến - CTST
- Dưới bóng hoàng lan - CTST
- Nắng mới
>> Xem thêm