Chùm thơ hai-cư Nhật Bản>
Chùm thơ hai-cư Nhật Bản bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10
Chùm thơ hai-cư Nhật Bản
1. Tác giả
a. Mát-chư-ô Ba-sô (1644 - 1694)
- Là nhà thơ nổi tiếng của văn học Nhật
- Ông là người có công lớn trong việc hoàn thiện thơ hai-cư, đưa nó trở thành thể thơ độc đáo nhất của Nhật Bản
b. Chi-ô (1703 - 1775)
- Là người đánh dấu sự hiện diện của các tác giả nữ trong truyền thống thơ hai-cư.
- Trước bà, thơ hai-cư của tác giả nữ thường bị coi thường và quên lãng
- Bà đã trở thành một tiếng nói thơ ca độc đáo, được nhiều người yêu thích
c. Cô-ba-y-a-si Ít-sa (1763 - 1828)
- Là nhà thơ kiêm tu sĩ Phật giáo
- Ông còn là họa sĩ tài ba, nổi tiếng với những bức tranh có đề các bài thơ hai-cư do chính ông sáng tác.
2. Thể thơ hai-cư
- Hai-cư là thể thơ truyền thống có vị trí quan trọng trong văn học Nhật Bản, đồng thời được xem là một trong những hình thức cô đọng nhất của thơ ca thế giới.
- Bài thơ hai-cư trong tiếng Nhật chỉ gồm 3 dòng (dòng 1 và dòng 3 có năm âm tiết, dòng 2 có 7 âm tiết)
- Thơ hai-cư thường biểu hiện những rung cảm của con người trước thiên nhiên bằng những hình ảnh trong sáng, nhẹ nhàng nhưng cũng đậm tính tượng trưng.
- Thơ hai-cư thường ngắn gọn, hàm súc
3. Bố cục
Văn bản gồm 3 bài thơ, lần lượt của ba tác giả Mát-chư-ô Ba-sô, Chi-ô, Cô-ba-y-a-si Ít-sa.
4. Giá trị nội dung
- Ba bài thơ thể hiện những rung cảm của con người trước thiên nhiên như một buổi “chiều thu”, cành “hoa triêu nhan” và sự vật nhỏ bé như “dây gàu”, “giếng” nước, “con ốc”
- Những hình ảnh được sử dụng trong bài thơ mang ý nghĩa tượng trưng cho những cố gắng của con người (hình ảnh con ốc trèo núi Fu-ji), tâm trạng man mác bâng khuâng (cánh quạ đậu trên cành khô),...
5. Giá trị nghệ thuật
- Ngắn gọn, hàm súc
- Hình ảnh được sử dụng nhẹ nhàng, trong sáng nhưng giàu tính tượng trưng
Sơ đồ tư duy Chùm thơ hai-cư Nhật Bản
- Thu hứng - Đỗ Phủ
- Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử
- Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư - Chu Văn Sơn
- Cánh đồng
- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Thân Nhân Trung
>> Xem thêm