- Thơ tứ tuyệt luật Đường là các thể thơ làm theo những nguyên tắc thi luật chặt chẽ được đặt ra từ thời Đường (Trung Quốc).
- Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ: khởi, thừa, chuyển, hợp.
- Thi luật của thơ thất ngôn tứ tuyệt luật Đường thể hiện qua bố cục, luật, niêm, vần, đối.
- Bố cục bài thơ tứ tuyệt luật Đường thường được chia thành bốn phần:
+ Khai (câu 1: khai mở của bài thơ)
+ Thừa (câu 2: thường làm rõ thêm ý và mạch cảm xúc của phần Khai)
+ Chuyển (câu 3: chuyển ý)
+ Hợp (câu 4: kết ý)
- Cũng có thể chia bố cục bài thơ thuộc thể này thành hai phần: câu 1 – 2; câu 3 – 4.
Cách gieo vần của thơ luật Đường là cả bài thơ chỉ hiệp theo một vần (còn gọi là độc vận), vần gieo ở cuối câu thơ đầu và cuối các câu chẵn (vần chân), vần được sử dụng thường là vần bằng.
Cách ngắt nhịp của câu thơ thất ngôn thường là 2/2/3 hoặc 4/3.
- Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt.
- Cảnh khuya – Hồ Chí Minh.
- Rằm tháng Giêng – Hồ Chí Minh.
…
Các bài khác cùng chuyên mục