Từ điển môn Văn lớp 8 Thơ trào phúng - Từ điển môn Văn 8

Thơ trào phúng là gì? Nội dung trong thơ trào phúng - Văn 8

1. Thơ trào phúng là gì?

Thơ trào phúng là một bộ phận của văn học trào phúng, trong đó các tác giả tạo ra tiếng cười và sử dụng tiếng cười để châm biếm, phê phán xã hội hoặc tự phê bình bản thân.

Tiếng cười trong thơ trào phúng có nhiều cung bậc: hài hước, châm biếm, đả kích => chuyển hoá linh hoạt từ cung bậc này sang cung bậc khác.

Có thể được viết bằng những thể thơ khác nhau: thơ cách luật (tứ tuyệt, thất ngôn bát cú,…) và thơ tự do.

2. Nội dung trong thơ trào phúng

Về nội dung, thơ trào phúng dùng tiếng cười để phê phán những cái chưa hay, chưa đẹp hoặc cái tiêu cực, xấu xa… nhằm hướng con người tới các giá trị thẩm mĩ, nhân văn hoặc lí tưởng sống cao đẹp.

3. Một số tác phẩm tiêu biểu

- Nguyễn Khuyến: Lời gái goá, Muốn lấy chồng, Chợ Đồng, Cua chơi trăng,…

- Hồ Xuân Hương: Khóc Tổng Cóc, Vịnh cái quạt II, Không chồng mà chửa, Đánh du,…

- Tế Xương: Thương vợ, Thói đời, Mùa nực mặc áo bông, Bỡn tri phủ Xuân Trường…

- Tú Mỡ: Ông trẻ già, Sư cô ở cữ, Khoe lười,…