Từ điển môn Văn lớp 8 Thơ tứ tuyệt Đường luật - Từ điển môn Văn 8

Luật, niêm, đối trong thơ tứ tuyệt Đường luật - Văn 8

1. Thơ tứ tuyệt Đường luật là gì?

- Thơ tứ tuyệt luật Đường là các thể thơ làm theo những nguyên tắc thi luật chặt chẽ được đặt ra từ thời Đường (Trung Quốc).

- Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ: khởi, thừa, chuyển, hợp.

- Thi luật của thơ thất ngôn tứ tuyệt luật Đường thể hiện qua bố cục, luật, niêm, vần, đối.

2. Luật trong thơ tứ tuyệt luật Đường

- Luật thơ là cách sắp đặt tiếng bằng, tiếng trắc trong các câu của một bài thơ.

- Thường được tóm tắt bằng câu: “nhất – tam – ngũ bất luận, nhị – tứ – lục phân minh”, tức là:

+ Các tiếng (âm tiết) thứ nhất, thứ ba, thứ năm trong câu không cần sắp xếp theo đúng luật bằng trắc

+ Các tiếng thứ hai, thứ tư, thứ sáu trong câu cần tuân theo luật bằng/ trắc rõ ràng.

- Nếu tiếng thứ hai của câu một là tiếng thanh bằng (thanh ngang hoặc thanh huyền) thì bài thơ làm theo luật bằng.

Ví dụ:

tiếng “thu” trong câu 1 – bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo cho biết bài thơ bát cú này làm theo luật bằng.

- Nếu tiếng thứ hai của câu một là tiếng thanh trắc (các thanh sắc, hỏi, ngã, nặng) thì bài thơ làm theo luật trắc.

Ví dụ:

tiếng “dạ” trong câu 1 – bài thơ Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh: Kim dạ nguyên tiêng nguyệt chính viên cho biết bài thơ tứ tuyệt này làm theo luật trắc.

3. Niêm trong thơ tứ tuyệt luật Đường

Thơ tứ tuyệt luật Đường quy định:

- Câu 1 niêm với câu 4

- Câu 2 niêm với câu 3

4. Đối trong thơ tứ tuyệt luật Đường

Thơ tứ tuyệt luật Đường không có quy định đối cụ thể và khắt khe như thơ thất ngôn bát cú.

5. Một số tác phẩm tiêu biểu

- Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt.

- Cảnh khuya – Hồ Chí Minh. 

- Rằm tháng Giêng – Hồ Chí Minh.