"Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng”. Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người >
I. Mở bài: -Dẫn dắt, giới thiệu nhân vật người vợ nhặt với những chi tiết đặc sắc thể hiện sự thay đổi sau cột mốc theo Tràng về làm vợ nhặt. -Giới thiệu tác giả Kim Lân.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Dàn ý chi tiết
I. Mở bài:
-Dẫn dắt, giới thiệu nhân vật người vợ nhặt với những chi tiết đặc sắc thể hiện sự thay đổi sau cột mốc theo Tràng về làm vợ nhặt.
-Giới thiệu tác giả Kim Lân.
-Giới thiệu tác phẩm "Vợ nhặt".
II. Thân bài
1. Giới thiệu nhân vật
- Người vợ nhặt có lai lịch khá đặc biệt: không tên tuổi, không quê hương, không quá khứ, không tài sản, không nghề nghiệp. Từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật chỉ được gọi là cô ả, thị, người đàn bà.
2. Phân tích nhân vật trong hai lần được tác giả miêu tả về cung cách ăn uống
a) Lần 1 – Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì."
- Tái hiện lại bối cảnh của chi tiết: thị quen Tràng sau một lần đẩy xe bò giúp, vì thế mà khi gặp lại ở chợ tỉnh, thị “sầm sập chạy đến", "sưng sỉa" trách móc.
+ Ngoại hình thảm hại “áo quần tả tơi như tổ đỉa", "gầy sọp", "trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt".
→Sự thảm hại ấy cũng từ cái đói mà ra!
+ Cách nói năng chỏng lỏn, đanh đá “Điêu! Người thế mà điêu!", "Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt", "có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu”, “ăn thì ăn sợ gì”, “về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố"... + Điệu bộ, hành động của thị thô lỗ, táo bạo: Nhận được lời mời "đấy, muốn ăn gì thì ăn" của Tràng, “hai con
mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên”, rồi sà xuống, “cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng
chuyện trò gì".
- Phân tích chi tiết: đây là chi tiết cao trào cho thấy sự vô duyên, đến mức trơ trẽn của thị.
+ Sấn sổ đòi ăn và “sà xuống” vội vã kho nhận được câu mời rơi của người lạ.
+ Cắm đầu ăn.
+ Ăn một chặp bốn bát bánh đúc.
+ Không chuyện trò gì.
→ Trước khi trở thành vợ nhặt, thị là nạn nhân của cái đói. Cái đói làm thị tả tơi, xơ xác, quên cả sĩ diện và lòng tự trọng, mất cả thiên tính nữ của phái đẹp.
b) Lần 2 – Sáng hôm sau, khi nhận bát “chè khoán" từ mẹ chồng: "Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điểm nhiên và vào miệng."
- Tái hiện lại bối cảnh của chi tiết: Sau khi theo không Tràng về làm vợ nhặt, đón nhận sự quan tâm yêu thương của Tràng và bà cụ Tứ, trở thành "người đàn và hiền hậu đúng mực" trong hành động vun vén, dọn dẹp cửa nhà, trong cách nói năng lễ phép với mẹ chồng vào buổi sáng hôm sau. Trong bữa cơm ngày đói thảm hại, bà cụ Tứ cố truyền niềm vui cho các con bằng việc bản tính chuyện nuôi gà. Giữa lúc đó, niêu cháo lõng bõng hết nhẵn. Bà lão chạy vội xuống bếp bưng lên cái nồi bốc khói nghi ngút và vừa nói vừa cười "Chè đây. Chè khoán đây, ngon đáo để cơ". Thị đón cái bát...
Phân tích chi tiết:
+ Đưa lên mắt nhìn → hai mắt tối lại vì nhận ra không phải chè khoán mà là cháo cám, ánh mắt thể hiện sự thất vọng, cả nỗi niềm đau đớn, tủi hờn... dồn nén chất chứa những xúc cảm tiêu cực.
+ Thị điểm nhiên và vào miệng → thái cực hoàn toàn khác những cảm xúc ở trên. Đó là sự chấp nhận hoàn cảnh một cách bình tâm, chủ động, tự nguyện, không oán trách. Đó còn là sự tế nhị, tránh làm tổn thương người mẹ già tội nghiệp, níu kéo lại niềm vui cho bà → lúc này thị trở thành người phụ nữ hiểu chuyện, vị tha, tế nhị, giàu bao dung và yêu thương.
→Như vậy, sự vô duyên, trơ trẽn cũng chỉ là do hoàn cảnh đẩy đưa, do cái đói tạo thành. Và bản chất người tốt đẹp sẽ phục sinh vẹn nguyên khi có cơ hội, khi được bao bọc trong tình yêu thương.
3) Tổng hợp đánh giá
a) Về nghệ thuật
- Nhà văn không tập trung miêu tả tâm lý nhân vật để giữ vẻ xa lạ, phù hợp với hoàn cảnh của thị, một người vợ nhặt.
- Tác giả lại chú trọng khắc họa hành động, cử chỉ, nét mặt của nhân vật để người đọc tự hiểu tâm trạng của người phụ nữ. Nhiều chi tiết nho nhỏ, vụn vặt như cách ăn uống của nhân vật nhưng đã nói được khá nhiều điều về tâm tư, tình cảm, tính cách, tâm hồn...
b) Về nội dung tư tưởng
Chỉ qua hai chi tiết về cách ăn uống của người vợ nhặt, Kim Lân đã tố cáo giai cấp thống trị thực dân, phát xít đẩy nhân dân ta vào hoàn cảnh cùng cực, đẩy con người đến sự rẻ rúng, tha hóa về nhân phẩm chẳng qua vì sự đói khát, đồng thời ca ngợi sức sống mãnh liệt và phẩm chất tốt đẹp của họ luôn tiềm tàng chỉ chờ cơ hội để hồi sinh trọn vẹn.
III. Kết bài
- Khẳng định lại ý nghĩa của 2 chi tiết.
Khẳng định vị trí của tác giả trên văn đàn dân tộc.
Bài tham khảo
Kim Lân là nhà văn có sở trường trong thể loại truyện ngắn, những tác phẩm của ông thường hướng đến đời sống nông thôn và tập trung vào hình tượng người nông dân. Người nông dân trong những trang văn của Kim Lân là những người nghèo khổ, bị đặt trong những tình huống éo le nhưng vẫn bộc lộ được những phẩm chất tốt đẹp, đó là tình thương, là khát khao hạnh phúc, là niềm tin vào tương lai. “Vợ nhặt” là truyện ngắn điển hình cho phong cách sáng tác của Kim Lân. Trong tác phẩm, bên cạnh nhân vật Tràng, bà cụ Tứ, người vợ nhặt cũng được tập trung miêu tả để làm nổi bật chủ đề tác phẩm. Nhân vật người vợ nhặt tuy chỉ là nhân vật phụ nhưng thông qua sự thay đổi của nhân vật trong thời điểm trước và sau khi lấy Tràng đã thể hiện được tài năng phân tích tâm lí nhân vật, đồng thời thể hiện sự trân trọng của nhà văn Kim lân đối với những giá trị tốt đẹp bên trong con người.
Người vợ nhặt hiện lên trong phần đầu tác phẩm là người đàn bà trơ trẽn, chỏng lỏn khi lớn tiếng mắng Tràng vì nuốt lời, khi vô tư ăn liền một chặp hết bốn bát bánh đúc. Tuy nhiên, cái tinh tế của Kim Lân là việc diễn tả sự thay đổi của người vợ nhặt sau khi đồng ý làm vợ, làm dâu nhà anh Tràng. Sự thay đổi về tính cách này thể hiện rõ nhất thông qua chi tiết miêu tả cách ăn của chị ta.
Nếu như trong buổi chiều gặp Tràng ở phố huyện, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì” thì buổi sáng hôm sau, trong mâm cơm ngày đói, ta không còn thấy một người đàn bà vô duyên, vô ý nữa mà mọi hành động và thái độ đều rất từ tốn, đúng mực, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng”.
Trong lần ăn uống thứ nhất, người vợ nhặt gặp lại Tràng – người mình đã đẩy xe bò thóc hôm trước tình trạng gầy sọp, xanh xao vì bị bỏ đói nhiều ngày. Khi gặp lại Tràng, Thị đã không ngần ngại mà đòi ăn, khi được Tràng đồng ý chị ta đã sà xuống ăn liền một mạch hết hai bát bánh đúc. Trong lúc ăn chị ta cũng không ngẩng mặt lên, không chuyện trò. Hành động sỗ sàng có phần vô duyên ấy đã làm cho thị trở nên trơ trẽn, cái đói đã không chỉ vắt kiệt sự sống mà còn đánh mất ở thị phần nhân tính, phẩm giá của con người.
Theo dõi lời nói chỏng lỏn, hành động vô duyên của Thị, ta không thấy được nét duyên dáng, dịu dàng của một người phụ nữ thông thường. Tuy vô duyên, chỏng lỏn nhưng nếu nhìn vào cách chị ta ăn có thể thấy chị ta đã đói rất lâu ngày, hành động đòi ăn cũng xuất phát từ bản năng ham sống đến mãnh liệt, bởi trong những hoàn cảnh khó khăn, cùng cực nhất người đàn bà ấy vẫn khát khao được sống.
Lần ăn thứ hai của Thị được miêu tả là lần ăn “chè khoán” – món quà đặc biệt của bà cụ Tứ trong buổi sáng đầu tiên con dâu về nhà. Khi ấy Thị đã trở thành vợ của anh Tràng, con dâu của bà cụ Tứ. Điều bất ngờ nhất đối với toàn bộ độc giả đó chính là sự thay đổi của người vợ nhặt. Không còn hành động táo bạo, vô duyên, vội vã trước miếng ăn như khi ở chợ huyện nữa. Đón nhận đồ ăn từ mẹ chồng, mắt thị tối lại, hành động điềm tĩnh cho bát chè khoán vào miệng, và dù miếng cháo đắng chát, nghẹn ứ nơi cổ thì chị ta vẫn tỏ ra bình thường.
Hành động này của nhân vật Thị đã thể hiện được sự biến chuyển rõ ràng trong hành động, qua đó bộc lộ được nét tính cách thật của chị ta. Trước miếng cháo đắng nghẹn, đôi mắt chị ta tối lại vì những lo lắng, buồn bã khi cái đói, cái nghèo vẫn vây hãm. Nhưng ngay sau đó người vợ nhặt đã lấy lại tinh thần, đưa món cháo cám lên miệng ăn ngon lành, hành động ấy không chỉ là dấu hiệu chấp nhận hiện thực mà còn thể hiện niềm tin mãnh liệt của người đàn bà ấy vào tương lai. Chị ta chấp nhận đương đầu với cái đói, cái nghèo để xây dựng hạnh phúc gia đình nhỏ bé của mình.
Người vợ nhặt vốn là người phụ nữ hiểu biết cùng khát khao sống, khát khao hạnh phúc mạnh mẽ. Vì hoàn cảnh mà chị ta trở nên táo bạo, trơ trẽn. Tuy nhiên, khi có mái ấm gia đình chính tình thương và khát khao hạnh phúc đã giúp chị ta trở về đúng với con người thực của mình, một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực.
- Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
- Hãy phân tích diễn biến tâm lí nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ nhặt (Kim Lân)
- Có ý kiến cho rằng: “Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người”. Từ việc phân tích tình huống truyện của tác phẩm Vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận ý kiế
- Phân tích tình huống truyện lạ và éo le mà Kim Lân đã xây dựng trong truyện ngắn Vợ nhặt.
- Phân tích giá trị nghệ thuật trong việc tạo tình huống truyện Vợ nhặt
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Viết bài văn Nghị luận về vấn đề: Sự ảnh hưởng của bùng nổ dân số lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về tác hại của mạng xã hội lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng tiêu cực trong thi cử lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng vô cảm lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về vấn đề an toàn giao thông lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về vấn đề: Sự ảnh hưởng của bùng nổ dân số lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về tác hại của mạng xã hội lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng tiêu cực trong thi cử lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng vô cảm lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về vấn đề an toàn giao thông lớp 11