Phân tích cách chiêu mộ người tài của vua Quang Trung trong tác phẩm Chiếu cầu hiền.>
I. Mở bài -Giới thiệu bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm, hình tượng vua Quang Trung: Qua bài chiếu, ta thấy được tấm lòng vì dân vì nước và tài nhìn xa trông rộng của đức minh quân Quang Trung qua cách chiêu mộ người tài.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Dàn ý chi tiết
I. Mở bài
-Giới thiệu bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm, hình tượng vua Quang Trung: Qua bài chiếu, ta thấy được tấm lòng vì dân vì nước và tài nhìn xa trông rộng của đức minh quân Quang Trung qua cách chiêu mộ người tài.
II. Thân bài
- Vua Quang Trung nhận thức được tầm quan trọng của người hiền tài: người hiền tất phải do thiên tử sử dụng
- Ông nhìn nhận được những khó khăn trong việc thu phục người tài: những kẻ lúc đất nước có nhiều biến cố vẫn giữ vững khí tiết
- Lòng mong mỏi và tha thiết chiêu mộ người tài: mong đợi người hiền tài, chăm chú lắng nghe những lời của người hiền
- Cách nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung: xây dựng nền thái bình không chỉ mưu lược của một kẻ sĩ
- Tấm lòng vì dân vì nước của nhà vua: dân dân thì đang “khốn khổ còn chưa hồi sức
- Sự công bằng nghiêm minh trong chính sách chiêu mộ người tài: Ai có tài năng học thuật, mưu hay giúp ích cho đời đều cho phép được dâng thư tỏ bày công việc
III. Kết bài
Ý nghĩa hình tượng vua Quang Trung: một tư tưởng tiến bộ, đúng đắn và trung thực, tâm huyết, sự chân thành và nhân cách cao đẹp của vua Quang Trung
Bài tham khảo Mẫu 1
“Chiếu cầu hiền” đã khắc họa cho mỗi người đọc thấy được hình ảnh Quang Trung với một tấm lòng yêu nước, một tư tưởng đầy tiến bộ.
Tác phẩm được Ngô Thì Nhậm viết thay vua Quang Trung vào khoảng năm 1788 - 1789 nhằm kêu gọi trí thức Bắc Hà ra cống hiến sức mình để xây dựng đất nước.
Biết trọng dụng người tài luôn là một trong những cách ứng xử sáng suốt của những người lãnh đạo, đặc biệt là đối với bậc thiên tử. Bởi mối quan hệ giữa hiền tài với thiên tử vô cùng gắn bó - “hiền tài là sứ giả cho thiên tử” như quan điểm mà vua Quang Trung đã nêu trong bài “Chiếu cầu hiền”. Đối với ông, người tài phải được đời dùng chẳng khác nào là trái với ý trời. Đem tài năng của mình ra xây dựng đất nước - đó là quyền lợi, cũng là trách nhiệm của mỗi người tài đối với quốc gia, dân tộc. Hình tượng vua Quang Trung hiện lên ở đây giống như “ngôi sao Bắc thần” chói sáng, rực rỡ đầy anh minh, sáng suốt để cho người tài khắp nơi như sao sáng về chầu.
Nhưng thực tế lại khiến ông vô cùng băn khoăn lo lắng. “Thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đương phải kiêng dè không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời”. Họ sống ẩn dật để giữ vẹn khí tiết với một vương triều đã suy tàn. Hoặc họ ra làm quan mà không dám thể hiện tài năng, bày tỏ chính kiến... Đó là cách ứng xử bất đắc dĩ. Thấu hiểu được điều đó, vua Quang Trung luôn canh cánh một tấm lòng mong chờ người hiền ra cứu nước, giúp đời: “Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi…”. Lời nói đầy tha thiết khiến cho người đọc người nghe phải lay động tâm can. Cùng với đó là sự băn khoăn day dứt của nhà vua: “Hay trẫm là người ít đức, không xứng để những người ấy phò tá hay chăng?”, “Hay đương thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?”. Một cách nói đầy khiêm nhường dường như là đang tự vấn lại bản thân. Mà cũng như đầy oán trách - đánh vào tâm lí của những bậc hiền tài trong thiên hạ nếu còn lương tâm chắc chắn sẽ không thể thờ ơ.
Đồng thời, Quang Trung đã đưa ra những lời khẳng định họ sẽ không còn sợ bị lãng quên, bị bỏ rơi, bị bạc đãi… như trong thời buổi suy vi. Sĩ phu Bắc Hà sẽ có cơ hội thể hiện tài năng, tâm huyết và khát vọng lập công, lập danh khi đất nước “đang ở buổi đầu của nền đại định, công việc vừa mới mở ra”, “ngày một ngày hai vạn việc nảy sinh”...
Đường lối cầu hiền cũng vô cùng tiến bộ và dân chủ đã được Quang Trung nêu ra. “Chiếu này ban xuống, các bậc quan viên lớn nhỏ cùng với thứ dân trăm họ, người nào có tài năng học thuật… mà rao bán”. Vua Quang Trung coi trọng tài năng, đạo đức mà không quan tâm đến xuất thân của họ. Chỉ thành tâm khuyên họ ra giúp đỡ đất nước. Những điều này đã cho thấy một tấm lòng vì dân vì nước. Một con mắt biết nhìn xa trông rộng. Cũng như tài năng dùng người của một bậc đế vương.
Tóm lại, “Chiếu cầu hiền” đã cho người đọc thấy được hình ảnh vua Quang Trung với một nhân cách cao đẹp, một tầm nhìn chiến lược và một tấm lòng yêu nước tha thiết.
Bài tham khảo Mẫu 2
Quang Trung - Nguyễn Huệ, tấm gương anh hùng vĩ đại của dân tộc, người có công dẫn đầu đoàn quân Tây Sơn dẹp loạn, thống nhất Đàng Trong, Đàng Ngoài. Sau khi lên ngôi vua, ông đã giao cho Ngô Thì Nhậm viết "Chiếu cầu hiền" nhằm mục đích tìm kiếm, chiêu mộ hiền tài khắp đất nước, đưa về triều đình đào tạo phục vụ, cống hiến cho đất nước. Bằng giọng văn thuyết phục và đanh thép, Ngô Thì Nhậm đã viết một bài chiếu vừa truyền tải tới người nghe, vừa khắc họa hình tượng vua Quang Trung anh minh, sáng suốt, yêu nước thương dân, biết trọng hiền tài, tư tưởng tiến bộ, cách cư xử khéo léo, được lòng người.
Chiếu là thể loại văn chương được vua chúa sử dụng, văn bản do vua, chúa ban hành để triều đình và toàn dân có thể đọc, thực hiện mệnh lệnh hoặc yêu cầu trong đại của đất nước. "Chiếu cầu hiền" được viết mang tính chất kêu gọi những người hiền tài, học thức ra giúp nước. Cái tiến bộ trong tư tưởng vua Quang Trung nằm ở chỗ, khác với các bậc tiền bối chỉ sử dụng người thân cận, con quan phục vụ triều đình, Quang Trung hướng tới đối tượng là tầng lớp nhân dân, nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của nhân dân trong công cuộc dựng xây đất nước. Với tư tưởng tiến bộ đó, ông không phân biệt giai cấp, địa vị, giàu sang, thể hiện là người có học, hiểu biết sâu, nhìn xa trông rộng và một lòng vì dân vì nước.
Tác phẩm được viết khi Quang Trung vừa lên ngôi vua, đất nước sau giai đoạn chia cắt còn ngổn ngang, nguyên khí quốc gia kiệt quệ. Trong hoàn cảnh đó, nhà vua ý thức được tầm quan trọng của việc chiêu mộ nhân tài phục dựng đất nước. Ngô Thì Nhậm thay mặt vua soạn "Chiếu cầu hiền" vừa thể hiện tinh thần quyết tâm phục dựng giang sơn, vừa cho thấy tấm lòng của một nhà lãnh đạo anh minh, tài giỏi.
Hình tượng vua Quang Trung được xây dựng là một nhà vua có tầm nhìn, có những sách lược đúng đắn, kịp thời, trân trọng người hiền tài không phân biệt xuất thân, cấp bậc, ứng xử khéo léo được lòng dân. Ngay từ đầu bài Chiếu, Ngô Thì Nhậm đã khẳng định vị trí và vai trò của người tài trong việc xây dựng đất nước, giúp đỡ vua. Tác giả đã nêu ra trách nhiệm, nghĩa vụ của người tài, giúp vua chính là trọng trách của những người có học thức. Những câu văn mang tính động viên, khích lệ, tác động đến lòng dân nhằm khẳng định vai trò của người hiền trong hoàn cảnh đương thời:" kỉ cương triều đình còn nhiều điều thiếu sót, công việc biên ải chính lúc lo toan", nhân dân "khốn khổ chưa còn hồi sức". Chính trong hoàn cảnh ấy, người tài nếu "giấu mình ẩn tiếng, có tài mà không để cho đời dùng" vừa là sự phí phạm, vừa đi ngược lại với luân thường đạo lý. Trên thực tế lúc bấy giờ, khi quan lại của triều đại cũ từ chối hợp tác với Tây Sơn, việc phải chiêu mộ những người có năng lực là điều nan giải, trong khi đó, người hiền kẻ sĩ lại trốn tránh, ẩn dật. Chình vì vậy, nhà vua lúc này cần khiêm nhường, khéo léo vời gọi hiền tài về phục dựng đất nước. Đặt bản thân mình xuống dưới với sự khiêm tốn, "trẫm hiện đương ngồi bên mép chiếu, chăm chú lắng nghe, sớm hôm mong mỏi" và những câu hỏi băn khoăn, trăn trở "Hay đương thời đổ nát?", đồng thời đề có những người có tài nhưng gặp phải "thời thế suy vi", "sinh bất phùng thời" nên không có dịp hội tụ. Một vị vua với tinh thần cầu tài, không ngạo mạn, không hách dịch mà vô cùng chân thành đã khiến người dân phải tự vấn. Cái tài thuyết phục ở đây là chỗ, nhà vua không mang danh tiếng, tiền của ra để mua chuộc hiền tài mà thay vào đó là tấm lòng, là sự thành khẩn mang đến cho người nghe cảm giác yên tâm. Chỉ cần họ có tài, có sức khắc sẽ được trọng dụng, được đãi ngộ tốt. Trải qua thời kì suy vong, nỗi sợ hãi bị vùi dập và khinh rẻ của hiền tài đã trở thành rào cản khiến họ không muốn cống hiến cho đất nước, nay chính là lúc gạt bỏ rào cản đó để chiêu mộ nhân tài, tạo cơ hội cho họ thể hiện tài năng và tâm huyết với tổ quốc.
Đề cao vai trò của kẻ sĩ, vua Quang Trung còn thể hiện là một người biết lấy dân làm gốc, vì dân, yêu nước thương nòi. Khởi nguồn từ việc tìm kiếm người có học dưới tầng lớp nhân dân bộc lộ lối tư duy rộng mở, tầm nhìn xa trông rộng, tiến cử người hiền và để người hiền tự tiến cử, cốt là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, đất nước được phục dựng. "Làm nên ngôi nhà lớn không phải chỉ một cành cây, xây dựng nền thái bình không chỉ mưu lược của một kẻ sĩ.", "ai có tài năng học thuật, mưu hay giúp ích cho đời đều cho phép được dâng thư bày tỏ công việc". Cái quan trọng nhất của một người lãnh đạo là phải biết chiếm dụng lòng tin yêu của nhân dân, làm cho dân tin, dân yêu thì mới được ủng hộ. Hiếm có một nhà lãnh đạo nào lại có thể sẵn sàng tự chất vấn lỗi lầm của bản thân, thừa nhận có những nhân tài kiệt xuất hơn mình. Lấy nhân dân làm cốt lõi vấn đề, đề cao tình đoàn kết dân tộc để "làm nên ngôi nhà lớn", Quang Trung vừa thuyết phục, vừa khuyến khích, đồng thời thể hiện sự công tâm, anh minh, không phân biệt giàu nghèo sang hèn, chỉ cần "có tài năng học thuật, mưu hay giúp ích cho đời". Sự tin tưởng vào vị vua mới khiến kẻ sĩ trong thiên hạ cảm thấy an tâm, được tôn trọng, tự nguyện cống hiến và phục vụ tổ quốc.
Qua tác phẩm, hình tượng vua Quang Trung được xây dựng là một vị lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược xuất sắc, có cách đối xử và trọng dụng người hiền tài trong hoàn cảnh đất nước rối ren, trách nhiệm cao cả đối với đất nước và tư tưởng sống khiêm nhường, khéo léo, kính trọng nhân tài. Với giọng văn vừa đanh thép, vừa mềm mỏng, vừa thuyết phục vừa đặt ra trách nhiệm vốn có, tác phẩm đã trở thành một văn bản chính trị đầy tính nhân văn, một lần nữa khẳng định hình ảnh người anh hùng áo vải vĩ đại mà đơn sơ, giản dị mà sáng ngời.
- Vấn đề được đặt ra trong văn bản là gì? Có còn giá trị đến hiện tại không?
- Phân tích văn bản Tôi có một ước mơ
- Phân tích văn bản một thời đại trong thi ca
- Phân tích văn bản tiếp xúc với tác phẩm
- Phân tích Chiếu cầu hiền để thấy tấm lòng vì dân vì nước và tài nhìn xa trông rộng của Quang Trung
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Viết bài văn Nghị luận về vấn đề: Sự ảnh hưởng của bùng nổ dân số lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về tác hại của mạng xã hội lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng tiêu cực trong thi cử lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng vô cảm lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về vấn đề an toàn giao thông lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về vấn đề: Sự ảnh hưởng của bùng nổ dân số lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về tác hại của mạng xã hội lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng tiêu cực trong thi cử lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng vô cảm lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về vấn đề an toàn giao thông lớp 11