Lý thuyết Văn lớp 7 Lý thuyết Nói giảm nói tránh Văn 7

Tác dụng của nói giảm nói tránh


Tác dụng của nói giảm nói tránh là giúp cách diễn đạt của mỗi cá nhân được lịch sự, nhẹ nhàng bớt phần nào hơn.

1. Tác dụng Nói giảm nói tránh

Có thể thấy nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ mang nhiều dụng ý về mặt nghề thuật và để giúp cách diễn đạt của mỗi cá nhân được lịch sự, nhẹ nhàng bớt phần nào hơn.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: “Chia buồn cùng gia đình, chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng bệnh nhân không qua khỏi”. “Không qua khỏi” ở đây là “chết”, bác sĩ nói như vậy để giảm cảm giác đau buồn cho người nhà bệnh nhân.

Ví dụ 2: “Anh ấy không bao giờ trở về nữa, mãi mãi nằm lại ở chiến trường B”. “Mãi mãi nằm lại” ám chỉ cái chết của người chiến sĩ. Cách nói như vậy nhằm giảm cảm giác đau buồn, mất mát, đồng thời diễn đạt nhẹ nhàng sự hi sinh.

Ví dụ 3: “Bố mẹ không còn ở với nhau đã lâu, tôi chịu cảnh thiếu thốn tình cảm từ nhỏ”. “Không còn ở với nhau” là cách nói giảm nói tránh một cách nhẹ nhàng của “ly dị”.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Cách sử dụng nói giảm nói tránh

    Việc sử dụng nói giảm nói tránh còn cần phụ thuộc vào từng tình huống giao tiếp. Có những trường hợp buộc phải nói đúng mức độ sự thật hoặc cần thiết phải nói thẳng

  • Khái niệm nói giảm nói tránh

    Nói giảm nói tránh là cách diễn đạt tế nhị để tránh gây cảm giác quá đau buồn hoặc tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí