Lý thuyết Văn lớp 7 Lý thuyết Nhân hóa Văn 7

Khái niệm nhân hóa


Nhân hóa là dùng những từ ngữ chỉ người để gọi, tả sự vật, sự việc, hiện tượng

1. Khái niệm nhân hóa

Nhân hóa là gọi vật hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối,… trở nên gần gũi với con người, đồng thời biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

2. Ví dụ minh họa

Ông trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Kiến

Hành quân

Đầy đường.

(Mưa – Trần Đăng Khoa)

Trong đoạn thơ, các sự vật được nhắc đến bao gồm: Trời, cây mía, kiến. Trong đó:

- Trời: được gọi là ông, được miêu tả là mặc áo giáp và ra trận.

- Cây mía: được miêu tả đang múa.

- Kiến được miêu tả là hành quân.

=> Có thể thấy, các từ ngữ như “ông”, “mặc áo”, “ra trận”, “múa”, “hành quân” đều là những từ ngữ vốn để gọi người hoặc tả người dùng để gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật.


Bình chọn:
4 trên 5 phiếu
  • Phân loại nhân hóa

    Có ba kiểu nhân hóa: Dùng những từ ngữ vốn gọi người để gọi vật; Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật; Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người

  • Tác dụng của nhân hóa

    Nhân hóa có tác dụng giúp cho các sự vật đều trở nên sống động và gần gũi hơn với con người, nó được sử dụng rất phổ biến trong những tác phẩm văn học nổi tiếng

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí