Lý thuyết Văn lớp 7 Lý thuyết Từ ngữ địa phương Văn 7

Phân loại từ địa phương


Thường thì người ta chia từ ngữ địa phương theo vùng miền và theo ý nghĩa

1. Từ địa phương có những loại nào?

Thường thì người ta chia từ địa phương theo vùng miền và theo ý nghĩa

- Theo vùng miền có 3 loại là: từ ngữ địa phương Bắc Bộ, từ ngữ địa phương Trung Bộ, từ ngữ địa phương Nam Bộ

- Theo ý nghĩa có 2 loại: tương ứng với từ toàn dân và đồng âm khác nghĩa với từ toàn dân

2. Ví dụ minh họa

Theo vùng miền, từ địa phương được chia làm 3 loại là:

+ Từ ngữ địa phương Bắc Bộ: bố, mẹ, bát, béo, cốc, chăn, cơm rang, dọc mùng, dứa, hoa, …

+ Từ ngữ địa phương Trung Bộ: mi – mày, tau – tao, chủi – chổi, đọi – bát, tru – trâu, bổ – ngã, mần – làm, vô – vào, mô – đâu / nào, …

+ Từ ngữ địa phương Nam Bộ: ba, má, bạc hà, chả lụa, chảnh, bắp, trễ, nói xạo, xỉn, …

Theo ý nghĩa, từ địa phương được chia làm 2 loại:

+ Từ ngữ địa phương có nghĩa tương ứng với nghĩa của từ toàn dân: tô – bát, tê – kia, honda – xe máy, xỉn – say, trứng gà – hột gà, xà bông – xà phòng, …

+ Từ đồng âm nhưng khác nghĩa so với từ toàn dân: cậu (nghĩa toàn dân là em trai của mẹ, nghĩa địa phương là anh trai của mẹ), té (nghĩa toàn dân là hắt nước, nghĩa địa phương là ngã), râu (nghĩa toàn dân chỉ một bộ phận trên cơ thể, nghĩa địa phương là trâu), lái (nghĩa toàn dân chỉ hành động điều khiển các phương tiện vận tải đi đúng hướng, nghĩa địa phương là lưới – vật thường dùng để ngăn chặn hoặc đánh bắt cá), …


Bình chọn:
3.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí