Lý thuyết Văn lớp 7 Lý thuyết So sánh Văn 7

Mô hình cấu tạo so sánh


Thông thường mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm có: vế A, vế B, từ ngữ chỉ phương diện so sánh và từ ngữ chỉ ý so sánh

1. Mô hình cấu tạo So sánh

Thông thường mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm có:

- Vế A (nêu tên sự vật sự việc được so sánh)

- Vế B (nêu tên sự vật sự việc dùng để so sánh với sự vật sự việc được so sánh ở vế A).

- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh

- Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh).

2. Ví dụ minh họa

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”!

(Ca dao)

Trong đoạn ca dao trên thì vế A là công cha, nghĩa mẹ được so sánh với vế B là núi ngất trời, nước ở ngoài biển Đông bằng từ so sánh như. Công cha nghĩa mẹ đều có sự tương đồng với núi ngất trời và nước ở ngoài biển Đông mênh mông rộng lớn cho thấy ý nghĩa của cha mẹ là to lớn.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Phân loại so sánh

    So sánh có hai kiểu so sánh là so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.

  • Khái niệm so sánh

    So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí