Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết


Hãy nhận diện hình ảnh trung tâm ở từng bài thơ hai-cư trên và cho biết đặc điểm chung của các hình ảnh ấy.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Ba bài thơ thể hiện những rung cảm của con người trước thiên nhiên.


Trước khi đọc

Trả lời Câu hỏi trước khi đọc trang 45 SGK Văn 10 Kết nối tri thức

Bài thơ ngắn nhất mà bạn từng đọc là bài nào? Điều gì khiến nó được bạn nhớ tới?

Phương pháp giải:

Dựa vào các bài thơ đã đọc

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Bài thơ ngắn nhất đã từng đọc là một bài thơ Vận nước của thiền sư Đỗ Pháp:

Quốc tộ như đằng lạc,

Nam thiên lí thái bình

Vô vi cư điện các

Xứ xứ tức đao binh.

→ Bài thơ tuy ngắn gọn, âm điệu nhẹ nhàng,  chứa đựng tình yêu quê hương đất nước sâu sắc của nhà thơ.

Xem thêm
Cách 2

Bài thơ ngắn nhất tôi từng đọc là “Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải, một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt với 20 tiếng. Điều khiến nó được lưu lại trong tâm trí tôi là ngôn từ rất hàm súc, cô đọng, ẩn chứa nhiều tư tưởng nhân văn. 

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Trong khi đọc trang 45 SGK Văn 10 Kết nối tri thức

Hình dung về màu sắc, không khí của khung cảnh được gợi tả trong bài thơ.

Phương pháp giải:

Xem lại bài thơ thứ nhất

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Học sinh tự tưởng tượng

Gợi ý:

- Màu sắc: màu nâu (củi), màu đen (quạ), màu vàng (chiều thu)

- Không khí: buồn, vắng lặng

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Màu sắc: nâu của cành cây khô, đen của con quạ

- Không khí: lạnh lẽo, u ám, ảm đạm

- Màu sắc: màu nâu của cành khô, màu đen của quạ và màu ngả vàng của chiều thu.

- Không khí: vắng lặng, đìu hiu.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 45 SGK Văn 10 Kết nối tri thức

Ấn tượng mà hình ảnh “hoa triêu nhan” và “dây gàu” gợi cho bạn là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản trang 45

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Bài thơ thứ hai gợi lên trong tâm trí người đọc hình ảnh những bông hoa triêu nhan tím quấn vào sợi dây gàu bên giếng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Gợi hình ảnh hoa triêu nhan quấn vào dây gàu để bung nở, gợi ra một sức sống căng tràn của thiên nhiên.

Hình ảnh "hoa triêu nhan" và "dây gàu" như được lồng vào nhau, hoa triêu nhan cuốn vào dây gàu.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Trong khi đọc trang 45 SGK Văn 10 Kết nối tri thức

Khi nhắc đến “con ốc” và “núi Fu-ji”, người ta thường nghĩ đến những đặc điểm nào của chúng?

Phương pháp giải:

 Liên hệ thực tế để trả lời

Lời giải chi tiết:

Cách 1

“Con ốc” gợi lên hình ảnh một con vật nhỏ bé, chậm chạp, sống thụ động.

“Núi Fu-ji” là một ngọn núi nổi tiếng ở Nhật Bản, nó gợi lên sự hùng vĩ, tráng lệ của tự nhiên.

Xem thêm
Cách 2

Nhắc đến “con ốc”, người ta thường nghĩ đến sự chậm chạp, lâu la, nhắc đến núi “Fu-ji”, người ta thường nghĩ đến sự cao lớn, mênh mông vô tận.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 45 SGK Văn 10 Kết nối tri thức

Hãy nhận diện hình ảnh trung tâm ở từng bài thơ hai-cư trên và cho biết đặc điểm chung của các hình ảnh ấy.

Phương pháp giải:

Xem lại ba bài thơ và xác định hình ảnh trung tâm.

Lời giải chi tiết:

Bài thơ

Hình ảnh trung tâm

Bài 1

Con quạ

Bài 2

Hoa triêu nhan

Bài 3

Con ốc nhỏ

Nhận xét: Nhân vật trung tâm trong các bài thơ là những sự vật, hiện tượng nhỏ bé, bình thường.

Xem thêm
Cách 2

- Bài 1: hình ảnh con quạ

- Bài 2: hình ảnh hoa triêu nhan

- Bài 3: hình ảnh con ốc nhỏ

- Điểm chung giữa hình ảnh trung tâm ở 3 bài thơ: đều là những hình ảnh thuộc về thế giới tự nhiên, nhỏ bé và gần gũi với con người. 

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 46 SGK Văn 10 Kết nối tri thức

Xác định mối quan hệ giữa hình ảnh trung tâm trong bài thơ của Ba-sô với các yếu tố thời gian và không gian.

Phương pháp giải:

 Xem lại ba văn bản đã học.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Hình ảnh cánh quả đậu trên cành khô trong bài thơ thứ nhất gợi lên một không gian chiều thu vắng lặng, đơn sơ, nhẹ nhàng.

Xem thêm
Cách 2

- Hình ảnh trung tâm: con quạ

- Không gian: cành cây khô

- Thời gian: chiều thu

- Mối quan hệ giữa hình ảnh trung tâm với không gian, thời gian của bài có sự tương đồng với nhau. “Chim quạ” gợi sự tang tóc, buồn bã. “Cành khô” gợi khung cảnh u ám, úa tàn. “Chiều thu” gợi lên sự ảm đạm, tịnh mịch. Các hình ảnh giao hoà tạo nên một bức tranh chiều thu cô tịch, thiếu sức sống, ảm đạm. 

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 46 SGK Văn 10 Kết nối tri thức

Bài thơ của Chi-ô được triển khai xoay quanh phát hiện nào? Theo bạn, vì sao phát hiện này lại dẫn dắt nhân vật trữ tình sang “xin nước nhà bên”?

Phương pháp giải:

Xem lại bài thơ số 2

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Nhà thơ phát hiện dây hoa triêu nhan đang quấn quanh sợi dây gàu bên thành giếng. 

- Nhà thơ nhìn thấy sự sống, nhìn thấy cái đẹp, nhìn thấy Phật tánh trong đóa triêu nhan nhỏ nhoi nhưng bền bỉ. Hoa triêu nhan vốn là một loại dây leo, đã quấn vào dây gàu để nở. Trước cái đẹp, trước sự sống, nhà thơ nâng niu, trân trọng, không nỡ làm tổn thương nên bà chọn giải pháp “xin nước nhà bên”, để sự sống và cái đẹp được hiện hữu.

Xem thêm
Cách 2

Bài thơ của Chi-y-ô xoay quanh phát hiện những bông hoa triêu nhan đang quấn lấy dây gàu bên giếng. Trước cái đẹp, trước sự sống, nhà thơ nâng niu, trân trọng, không muốn phá vỡ nên lựa chọn “xin nước nhà bên” để cái đẹp luôn hiện hữu. 

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 4

Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 46 SGK Văn 10 Kết nối tri thức

Từ những đặc điểm thường được liên hệ khi hình dung về “con ốc” và núi “Fu-ji”, hãy nhận xét về tương quan giữa hai hình ảnh này.

Phương pháp giải:

Xem lại bài thơ thứ 2 và rút ra nhận xét

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Hình ảnh con ốc nhỏ bé đối lập với ngọn núi Fu-ji hùng vĩ đã truyền tải thông điệp đầy ý nghĩa. Hình ảnh con ốc nhỏ bé đang trèo lên núi Fu-ji là hình ảnh biểu tượng con người trên quãng đường chinh phục ước mơ lớn lao của cuộc đời.

Xem thêm
Cách 2

Hình ảnh “con ốc” và “núi Phu-ji” có mối quan hệ trái ngược nhau. Nếu “con ốc” gợi ra một con vật nhỏ bé, chậm chạp thì “núi Phu-ji” lại gợi ra một không gian vô cùng cao và rộng. “Con ốc” ở trạng thái chuyển động nhẹ nhàng, “núi Phu-ji” ở trạng thái tĩnh.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 5

Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 46 SGK Văn 10 Kết nối tri thức

Khoảnh khắc được thể hiện trong bài thơ của Ba-sô có thể khơi gợi những cảm xúc gì ở người đọc?

Phương pháp giải:

Xem lại bài thơ số 1

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Cành cây, con quạ, chiều thu toát ra sự cô tịch. Bài thơ không chỉ tái hiện phong cảnh héo úa của một chiều thu giống hình bóng một con quạ, nó còn là sự tương phản của thân hình đen muội nhỏ xíu của con quạ với bóng tối bao la vô định của buổi chiều hôm. Hình ảnh con quạ cô đơn đậu trên cành cây trơ trụi giữa một chiều thu mênh mông đã đưa người đọc vào cảnh giới u huyền và cô tịch, một thế giới hư không rỗng rang.

Xem thêm
Cách 2

Khoảnh khắc chiều thu cùng hình ảnh cành cây khô và con quạ khơi gợi lên trong bạn đọc cảm giác cô đơn, nhỏ bé, đượm buồn giữa một không gian trống trải và tĩnh lặng.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 6

Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 46 SGK Văn 10 Kết nối tri thức

Từ bài thơ của Chi-ô, hãy bình luận về ý nghĩa triết lí trong cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên mà bài thơ gợi ra.

Phương pháp giải:

Xem lại bài thơ số 2

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Thiền Ni Chiyo ra giếng lấy nước. Bà thấy hoa triêu nhan (loài có thân dây leo) đang quấn quanh dây gầu. Thương hoa, trân trọng vẻ đẹp mong manh, thuần khiết của hoa, bà không nỡ dùng gầu múc nước mà sang nhà hàng xóm xin nước để dùng. 

→ Triết lí về cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên: trân trọng sự sống tự nhiên dù là nhỏ bé.

Xem thêm
Cách 2

Bài thơ của Chi-y-ô đã với  hình ảnh những bông hoa triêu nhan vương bên giếng, quấn quít bên sợi dây gầu đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống. Thái độ của tác giả vì không muốn động đến sợi dây, làm ảnh hưởng đến cảnh đẹp mà “xin nước nhà bên” đã cho thấy ý nghĩa triết lý trong cách ứng xử của con người với thiên nhiên: Thiên nhiên chính là cái đẹp và con người cần có thái độ trân trọng những vẻ đẹp của tự nhiên. 

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 7

Trả lời Câu hỏi 7 Sau khi đọc trang 46 SGK Văn 10 Kết nối tri thức

Bạn cảm nhận như thế nào về hành trình “chậm rì” của con ốc trong bài thơ của Ít-sa?

Phương pháp giải:

Xem lại bài thơ số 3

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Hành trình con ốc trèo lên núi Phú Sĩ gợi lên cuộc hành trình chinh phục ước mơ, hoài bão, khát vọng của con người. Trên thực tế cuộc sống, mỗi người đều là chú ốc nhỏ bé bình dị nhưng đều ấp ủ một giấc mơ cháy bỏng của riêng cuộc đời mình. Sức mạnh nội tại của chính bản thân chúng ta là nguồn sức mạnh động lực để thúc đẩy đưa chúng ta lên đến đỉnh cao của cuộc đời mình. Nếu như chú ốc sên khát khao chinh phục núi Phú Sĩ thì mỗi người đều có một đỉnh cao của cuộc đời mình mà muốn chinh phục.

     Điều mà chúng ta cần làm đó chính là luôn luôn cố gắng không ngừng nghỉ trên hành trình, nỗ lực hết sức mình trên hành trình chinh phục lý tưởng sống của mình. Ta có thể đi chậm hơn so với người khác nhưng điều quan trọng đó chính là ta không ngừng lại mà luôn nỗ lực, kiên trì đến cùng với ước mơ của mình. Đó chính là điều làm nên ý nghĩa của cuộc sống.

Xem thêm
Cách 2

Hành trình “chậm rì” của con ốc cũng chính là hành trình con người nỗ lực chinh phục những đỉnh cao của cuộc đời. Để đạt được thành công, không có con đường nào nhanh chóng, mỗi bước đi đều phải cẩn thận, nỗ lực và cố gắng hết sức.  Những bước đi chậm sẽ giúp chúng ta tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trên đường đời. 

Xem thêm
Cách 2

Kết nối đọc - viết

Trả lời Câu hỏi Kết nối đọc - viết trang 46 SGK Văn 10 Kết nối tri thức

Từ việc đọc ba bài thơ trong chùm thơ hai-cư, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai-cư.

Phương pháp giải:

Xem lại thơ hai cư

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Một bài Haiku Nhật luôn tuân thủ hai nguyên lý tối thiểu, đó là bốn mùa của thiên nhiên và tính tương quan giữa hai ý tưởng. Trong thơ bắt buộc phải có kigo (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa màng một cách gián tiếp. Trong bài không thì không nói rõ xuân, hạ, thu, đông nhưng sẽ nhắc đến hoa anh đào, lá úa vàng, tuyết phủ trắng... Ngoài ra bài thơ sẽ liên kết một hình ảnh bao la của vũ trụ ăn khớp với một hình ảnh bé nhỏ của đời thường. Đây chính là điểm đặc biệt, hấp dẫn của bài thơ hai-cư.

Xem thêm
Cách 2

Thơ Hai-cư là một thể thơ truyền thống có vị trí quan trọng trong văn học Nhật Bản, được xem là một trong những hình thức cô đọng nhất của thơ ca thế giới. Một trong những điểm thú vị của thơ Hai-cư chính là ở sự cô đọng, ý tại ngôn ngoại. Tác giả đã hạn chế tối đa về mặt chữ, mỗi bài thơ chỉ gồm ba câu, mỗi câu từ hai đến năm tiếng. Tuy ngôn ngữ ít ỏi là vậy nhưng bài thơ lại chứ đựng những lớp nghĩa sâu xa, thể hiện những tư tưởng nhân văn sâu sắc về con người và cuộc đời. Để khám phá những khoảng trống trong bài thơ, bạn đọc cần liên kết những hình ảnh vốn dĩ tách rời, tìm ra mối liên hệ giữa chúng và lý giải nó. Chính vì sự cô đọng nên mỗi từ ngữ trong thơ hai-cư đều mang theo những ý nghĩa thẩm mĩ độc đáo. Sức sống và sự hấp dẫn của thơ hai-cư nằm ở khả năng kiệm lời mà vẫn gợi nhiều cảm xúc, suy tưởng. 

Xem thêm
Cách 2

Bình chọn:
4.3 trên 14 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.