Phố phường Hà Nội trang 31, 32 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều


Kể tên một đô thị ở địa phương (huyện, tỉnh, thành phố) của em. Trò chơi Hái táo. Tên bài ca dao cho em biết bài này nói về điều gì. Theo bài ca dao, Hà Nội ngày xưa có bao nhiêu phố. Đọc các tên phố sau đây, em hiểu ngày xưa phố đó chuyên làm hoặc bán mặt hàng gì. Bài ca dao ghép tên các phố ở Hà Nội thành thơ. Theo em, điều đó có ý nghĩa gì. Chọn ý em thích. Tên các phố trong bài ca dao được viết như thế nào? Chọn ý đúng. Viết tên 2 thành phố ở Việt Nam mà em biết.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung

Bài đọc giới thiệu về tên 36 phố phường của Hà Nội.

Phần I

Chia sẻ:

Câu 1: Kể tên một đô thị ở địa phương (huyện, tỉnh, thành phố) của em. 


Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ,... 

Câu 2

Trò chơi Hái táo

Chọn những quả táo chứa từ ngữ chỉ đặc điểm nổi bật của cuộc sống đô thị: 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và lựa chọn những đặc điểm của cuộc sống đô thị.  

Lời giải chi tiết:

Đông đúc, tấp nập, năng động, ồn ào, nhộn nhịp, sầm uất, náo nhiệt,... 

Phần II

Bài đọc: 

Phố phường Hà Nội

(Trích)

Rủ nhau chơi khắp Long Thành,

Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:

Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai,

Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay,

Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày,

Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn,

Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than,

Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng,

Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông,

Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè,

Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre,

Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà,

Quanh đi đến phố Hang Da,

Trải xem phường phố, thật là cũng xinh...

Ca dao

Phần III

Đọc hiểu:

Câu 1: Tên bài ca dao cho em biết bài này nói về điều gì? 

Phương pháp giải:

Em dựa vào tên bài ca dao để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Tên bài ca dao cho em biết bài này nói về phố phường của Hà Nội. 

Câu 2

Theo bài ca dao, Hà Nội ngày xưa có bao nhiêu phố? 

Phương pháp giải:

Em đọc hai câu đầu của bài ca dao. 

Lời giải chi tiết:

Theo bài ca dao, Hà Nội ngày xưa có 36 phố. 

Câu 3

Đọc các tên phố sau đây, em hiểu ngày xưa phố đó chuyên làm hoặc bán mặt hàng gì?

Hàng Giày, Hàng Giấy, Hàng Gà, Hàng Bạc, Hàng Muối, Hàng Nón. 

Phương pháp giải:

Em đọc các tên phố để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Đọc các tên phố, em hiểu ngày xưa phố đó chuyên làm hoặc bán mặt hàng là: giày, giấy, gà, bạc, muối, nón.  

Câu 4

Bài ca dao ghép tên các phố ở Hà Nội thành thơ. Theo em, điều đó có ý nghĩa gì? Chọn ý em thích:

a) Phố phường Hà Nội là một bài thơ đẹp.

b) Hà Nội đẹp như một bài thơ. 

c) Tác giả rất yêu mến Hà Nội.

d) Một ý khác (nêu ý đó).

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân và nói lên cảm xúc của mình.  

Lời giải chi tiết:

b) Hà Nội đẹp như một bài thơ. 

Phần IV

Câu 1: Tên các phố trong bài ca dao được viết như thế nào? Chọn ý đúng:

a) Viết hoa chữ cái đầu của tiếng thứ nhất: Hàng mã.

b) Viết hoa chữ cái đầu của tiếng thứ hai: hàng Mã.

c) Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó: Hàng Mã. 

Phương pháp giải:

Em đọc bài ca dao để hoàn thành bài tập.    

Lời giải chi tiết:

Chọn c 

Câu 2

Viết tên 2 thành phố ở Việt Nam mà em biết. 

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.   

Lời giải chi tiết:

Hà Nội, Cần Thơ, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,... 


Bình chọn:
4.7 trên 19 phiếu
  • Đọc sách báo viết về cuộc sống ở đô thị trang 33 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Tìm đọc thêm ở nhà: 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về cuộc sống đô thị. 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về cuộc sống đô thị. Viết vào phiếu đọc sách.

  • Ôn chữ viết hoa: R, S trang 33 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Ôn chữ viết hoa: R, S. Viết tên riêng: Sầm Sơn Viết câu: Rừng thu trăng rọi hòa bình. Nhớ ai tiếng hát ân tình, thủy chung.

  • Trao đổi: Bảo vệ môi trường đô thị trang 34 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Nghe thông tin và trả lời câu hỏi. Thảo luận: Em đã và sẽ làm gì để góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

  • Những tấm chân tình trang 35 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Lần đầu đến Thanh phố Hồ Chí Minh, tác giả có ấn tượng gì. Lần thứ hai đến thành phố, tác giả có thêm ấn tượng đặc biệt về điều gì. Câu nói xuề xòa của chú chủ quán “Có gì đâu, con! Người với người trông nhau mà sống.” thể hiện cách sống như thế nào. Bài viết thể hiện tình cảm của tác giả với Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào. Tìm những chi tiết hoặc câu văn cho biết điều đó. Tìm trong bài đọc 2 câu có sử dụng từ bằng. Dựa vào nội dung bài đọc, hãy đặt câu bày tỏ cảm xúc của em.

  • Đọc và viết thư điện tử trang 36 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Quan sát hình minh họa một thư điện tử dưới đây và trả lời các câu hỏi. Bức tư trên là của ai gửi cho ai. Thư gồm những phần nào. Muốn viết và gửi thư điện tử, cần có phương tiện gì. Giả sử em nhận được bức thư trên, em sẽ viết thư trả lời như thế nào để nhờ bố mẹ gửi cô giáo.

>> Xem thêm