Văn mẫu lớp 11 - Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 11 Cánh diều Bài 4: Văn bản thông tin - Văn mẫu 11 Cánh Diều

Phân tích văn bản Tạ Quang Bửu- người thầy thông thái


I. Mở bài - Dẫn dắt và giới thiệu về văn bản “Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái”.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý chi tiết

I. Mở bài

- Dẫn dắt và giới thiệu về văn bản “Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái”.

II. Thân bài

1. Khái quát

- Nhà báo Hàm Châu, họ Nguyễn, sinh năm 1934 trong một gia đình Nho học có truyền thống yêu nước tại làng Xuân Liễu, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Hồi nhỏ ông từng được sống và theo học ở Huế, có ít nhiều vốn sống ở chốn cung đình. Ông tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, chuyên ngành kinh tế thương nghiệp.

- Văn bản “Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái” của Hàm Châu là một tác phẩm tiêu biểu của ông, kể về lối sống và những đóng góp của Tạ Quang Bửu - một nhà trí thức cách mạnh và một nhà khoa học tài năng.

2. Nghệ thuật sống và lối sống của Tạ Quang Bửu

- Tạ Quang Bửu là một nhà giáo và vận động viên tài ba:

+ Ông là một trong số ít những người Việt Nam đầu tiên đạt được bằng cử nhân toán học.

+ Ông có niềm ưa thích âm nhạc, hội hoạ, thể thao.

+ Ông tập chạy nhanh, tập nhảy cao.

+ Ông còn thử sức trong một cuộc bơi vượt sông Xen có cả Giên Ta-ri - nhà vô địch Pháp tham dự.

+ Ông lọt vào chung kết cuộc thi bóng bàn của sinh viên Pa-ri.

+ Ông cũng tập đấm bốc để tự vệ, đá bóng, và về sau, được cấp bằng bơi lội của Vương quốc Anh.

- Tạ Quang Bửu là một người có sự đam mê và am hiểu sâu sắc về nghệ thuật kiến trúc, sành hội hoạ và âm nhạc.

+ Về âm nhạc: Ông thường hát bằng tiếng Đức bản Tụng ca Niềm vui, lời thơ của Si-le được Bét-tô-ven phổ nhạc, đưa vào chương kết của bản Giao hưởng Niềm vui.

+ Về kiến trúc: Phó Giáo sư Đặng Thái Hoàng đã từng mong muốn "bác Bửu" cho ý kiến và nhờ đó, anh đã có thể hoàn thiện và sửa chữa rất nhiều lỗi ở tác phẩm.

- Sự độc đáo trong cách học của Tạ Quang Bửu:

+ Ông học để biết chứ không phải học để thi.

+ Ông cũng rất chú trọng việc nghiên cứu chữ Hán để hiểu sâu sắc văn hoá Việt Nam và phương Đông.

3. Những giá trị mà Tạ Quang Bửu đã để lại.

- Ông là tác giả của nhiều cuốn sách khoa học và kỹ thuật vào những năm đầu kháng chiến chống Pháp, và được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về “Tập hợp các công trình giới thiệu khoa học, kĩ thuật hiện đại (sau 1945), chỉ đạo các nhiệm vụ kỹ thuật quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.

- Cuốn sách mang tên "Sống" của ông không chỉ là một tác phẩm khoa học mà còn là một tác phẩm triết học về cuộc sống.

- Giáo sư Tạ Quang Bửu đột ngột ngừng làm việc vào đêm 14-8-1986 do rối loạn tuần hoàn não.

- Hà Nội nay có thêm một đường phố mới mang tên Tạ Quang Bửu. Phố Tạ Quang Bửu nối liền phố Bạch Mai với phố Đại Cổ Việt, xuyên qua Trường Đại học Bách khoa.

III. Kết bài

-Khẳng định giá trị của văn bản.


Bài tham khảo Mẫu 1

Chặng đường 90 năm lịch sử đầy vẻ vang của Tổ quốc Việt Nam thân yêu đã để lại cho dân tộc ta biết bao tấm gương sáng trong kho tàng danh nhân lịch sử. Ta không thể không nhắc đến vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh, anh hùng La Văn Cầu với cánh tay chống lại đồn địch, người con gái đất đỏ Võ Thị Sáu dũng cảm uy nghiêm,... Giáo sư Tạ Quang Bửu cũng là một một trong những nhà trí thức tài giỏi của Việt Nam từ khi giành độc lập năm 1945. Văn bản “Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái” của Hàm Châu đã kể lại hành trình của vị giáo sư này.

Nhà báo Hàm Châu, họ Nguyễn, sinh năm 1934 trong một gia đình Nho học có truyền thống yêu nước tại làng Xuân Liễu, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Hồi nhỏ ông từng được sống và theo học ở Huế, có ít nhiều vốn sống ở chốn cung đình. Ông tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, chuyên ngành kinh tế thương nghiệp, nhưng một cơ trời, nhà báo Đinh Nho Khôi, Tổng Biên tập báo Thủ Đô do biết dòng dõi thư hương Hàm Châu, đã mời ông về làm phóng viên tờ báo này. Hàm Châu trở thành nhà báo Hà Nội từ năm 1959. Văn bản “Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái” của Hàm Châu là một tác phẩm tiêu biểu của ông, kể về lối sống và những đóng góp của Tạ Quang Bửu - một nhà trí thức cách mạnh và một nhà khoa học tài năng.

Mở đầu văn bản, tác giả đã nói về nghệ thuật sống và lối sống của Tạ Quang Bửu. Trước hết, ông đã bày tỏ và đưa ra một ý kiến: “Tạ Quang Bửu là một Lê Quý Đôn thời nay.” Hàm Châu nói rằng cần có thêm thời gian để bình tĩnh kiểm chứng. Nhưng chắc chắn đây không phải là chuyện thêu dệt tuỳ tiện, vô căn cứ. Cách nói ấy đã thể hiện sự quả quyết và khẳng định vị thế của Tạ Quang Bửu.

Tác giả đưa ra nhiều thông tin về đời sống và sự nghiệp của ông, từ các thành tích trong học tập và thể thao tại Pháp, đến sự am hiểu về nghệ thuật kiến trúc, hội hoạ và âm nhạc. Khi ở Pháp, ông là một trong số ít những người Việt Nam đầu tiên đạt được bằng cử nhân toán học. Không chỉ vậy, ông có niềm ưa thích âm nhạc, hội hoạ, thể thao. Ông tập chạy nhanh, tập nhảy cao theo phương pháp lật người úp bụng trên xà, tập nhảy xa theo kiểu nhảy "xi-dô", đá hai chân trên không, như cắt không khí bằng cái kéo, rồi tập bơi trườn. Ông còn thử sức trong một cuộc bơi vượt sông Xen có cả Giên Ta-ri - nhà vô địch Pháp tham dự. Ông lọt vào chung kết cuộc thi bóng bàn của sinh viên Pa-ri, nhờ tập luyện theo cách đánh của Bác-na, nhà vô địch Hung-ga-ri. Ông cũng tập đấm bốc để tự vệ, đá bóng, và về sau, được cấp bằng bơi lội của Vương quốc Anh. Dường như, bất cứ bộ môn nào đều không hề thiếu vắng tên của ông trong danh sách.

Tuy nhiên, Tạ Quang Bửu không chỉ là một nhà giáo và vận động viên tài ba, mà còn là một người có sự đam mê và am hiểu sâu sắc về nghệ thuật kiến trúc, sành hội hoạ và âm nhạc. Ông thường hát bằng tiếng Đức bản Tụng ca Niềm vui, lời thơ của Si-le được Bét-tô-ven phổ nhạc, đưa vào chương kết của bản “Giao hưởng Niềm vui”. Còn về kiến trúc thì, Phó Giáo sư Đặng Thái Hoàng, con trai nhà văn Đặng Thai Mai đã từng thể hiện sự kính trọng và mong muốn "bác Bửu" cho ý kiến về tác phẩm của mình. Và kết quả là việc nhận được mấy lời góp ý “rất cụ thể và sâu sắc" đã giúp anh hoàn thiện và sửa chữa rất nhiều lỗi ở tác phẩm.

Hàm Châu cũng nhấn mạnh sự độc đáo trong cách học của Tạ Quang Bửu, khi ông học để biết chứ không phải học để thi. Ông cũng rất chú trọng việc nghiên cứu chữ Hán để hiểu sâu sắc văn hoá Việt Nam và phương Đông. Tạ Quang Bửu miệt mài nghiền ngẫm chữ Hán, loại văn tự khó bậc nhất thế giới này. Ông cũng thụ giáo cụ Phan Bội Châu và đọc nhiều tác phẩm triết học, văn học Trung Hoa trong nguyên bản Hán ngữ. Để cho mọi chuyện xác thực hơn, tác giả cũng kể lại một số câu chuyện vui về ông, như khi ông thuyết giảng về đạo Tin Lãnh bằng tiếng Anh và có người tưởng ông là mục sư. Thầy Bửu là một hình mẫu cho việc học tập và nghiên cứu suốt đời, và cho thấy tầm quan trọng của kiến thức đối với sự phát triển cá nhân và văn hoá của một quốc gia.

Nhờ nghệ thuật sống và lối sống ấy, Tạ Quang Bửu đã để lại rất nhiều giá trị quý báu cho đời, ông có ảnh hưởng lớn đến các thế hệ trẻ và tri thức Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách khoa học và kỹ thuật vào những năm đầu kháng chiến chống Pháp, và được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về “Tập hợp các công trình giới thiệu khoa học, kĩ thuật hiện đại (sau 1945), chỉ đạo các nhiệm vụ kỹ thuật quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.

Cuốn sách mang tên "Sống" của ông được phát hành giữa rừng xanh Việt Bắc. Tên sách thật ngắn, song gợi lên bao suy nghĩ sâu xa. Phần cuối cuốn sách đậm màu triết luận. Giáo sư viết: “Điều cốt yếu không phải: Sống là gì. Điều cốt yếu nhất là: Làm gì trong lúc sống". Đó không chỉ là một tác phẩm khoa học mà còn là một tác phẩm triết học về cuộc sống. Ông đã băn khoăn và suy nghĩ rất nhiều về ý nghĩa của cuộc sống và những gì mà chúng ta nên làm trong lúc sống. Thật đáng tiếc thay, Giáo sư Tạ Quang Bửu đột ngột ngừng làm việc vào đêm 14-8-1986 do rối loạn tuần hoàn não. Một tuần sau, trưa 21-8, Giáo sư qua đời, để lại những bài viết dở dang, những bản thảo chưa in. “Chiến lược con người”, đấy là tiêu đề bản thảo mà Giáo sư chưa viết trọn để trình Đại hội VI.

Sự kính trọng và tiếc thương của Giáo sư, Tiến sĩ khoa học toán học Phan Đình Diệu dành cho Tạ Quang Bửu đã được trình bày xúc động qua bài “Viếng Anh” in trên Tạp chí Tổ quốc:

“Một khối nghĩ suy, một khối tình

Nước non là đó, mọ là mình

Đã tròn một cuộc, bầu tâm huyết

Chưa thoả đôi bề, lẽ từ sinh

Nghĩa nặng nhân tình còn quyến luyến

Ảnh ngòi tài tri vẫn lung linh

Nỗi đời chất chứa lòng tra ái

Một khối nghĩ suy, một khối tình.”

Để thể hiện niềm trân quý những giá trị ông đã để lại cho đời, Hà Nội nay có thêm một đường phố mới mang tên Tạ Quang Bửu. Phố Tạ Quang Bửu nối liền phố Bạch Mai với phố Đại Cổ Việt, xuyên qua Trường Đại học Bách khoa.

Văn bản “Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái” mang lại cho ta những nhận thức về cách sống và làm việc của Giáo sư Tạ Quang Bửu. Đồng thời, Hàm Châu đã khắc họa rõ những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam là: yêu nước, đoàn kết, yêu thương, cần cù, siêng năng, hiếu học qua tấm gương thầy Bửu.

Bài tham khảo Mẫu 2

Chặng đường lịch sử kéo dài suốt 90 năm của Tổ quốc Việt Nam đã để lại dấu ấn vô cùng quý giá, chứa đựng nhiều tấm gương sáng trong kho tàng danh nhân lịch sử. Trong số những nhân vật ưu tú, lãnh tụ tài năng như Hồ Chí Minh, anh hùng La Văn Cầu hay người con dũng cảm Võ Thị Sáu, không thể không nhắc đến đó là giáo sư Tạ Quang Bửu, một nhà trí thức tài năng của Việt Nam từ thời kỳ giành độc lập năm 1945.

Nhà báo Hàm Châu, người có nguồn gốc từ làng Xuân Liễu, Nghệ An, đã tận dụng truyền thống yêu nước trong gia đình Nho học để ghi chép về cuộc sống và sự nghiệp của giáo sư Tạ Quang Bửu. Hàm Châu, sinh năm 1934, từng sống và học ở Huế, sau đó tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Đặc biệt, ông trở thành nhà báo Hà Nội từ năm 1959, với sự mời gọi của Tổng Biên tập Đinh Nho Khôi. Cuốn sách "Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái" của Hàm Châu không chỉ là một bản tường thuật về cuộc đời của giáo sư, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật với cách diễn đạt chân thực và sinh động.

Cuộc sống và sự nghiệp của Tạ Quang Bửu được tác giả mô tả chi tiết và sâu sắc. Ngoài những thành tích xuất sắc trong học tập và thể thao tại Pháp, giáo sư còn là một người có đam mê sâu sắc với nghệ thuật kiến trúc, hội hoạ, và âm nhạc. Tác giả không chỉ đề cập đến thành tích cao quý của ông trong lĩnh vực toán học, mà còn nhấn mạnh đến sự đa tài của ông trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thể thao, nghệ thuật và văn hóa.

Tạ Quang Bửu không chỉ là một nhà giáo và vận động viên xuất sắc mà còn là người có sự đam mê và hiểu biết sâu rộng về nghệ thuật và văn hóa. Cuộc sống học thuật của ông không chỉ dừng lại ở việc học để thi, mà còn là sự nghiên cứu chữ Hán để hiểu rõ văn hóa Việt Nam và phương Đông. Tác giả cũng nhấn mạnh sự độc đáo trong cách học của ông, khi ông coi việc học như một phương tiện để hiểu biết thế giới chứ không chỉ là để đạt được mục tiêu thi cử.

Cuốn sách không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật về cuộc đời của Tạ Quang Bửu mà còn là một tác phẩm triết học về cuộc sống. Ông để lại nhiều giá trị quý báu cho đời, không chỉ trong lĩnh vực giáo dục mà còn trong lĩnh vực nghệ thuật và triết học. Niềm trân trọng và tiếc thương dành cho ông được diễn đạt qua những dòng thơ sâu lắng của Tiến sĩ Phan Đình Diệu.

Với những đóng góp to lớn của mình, Hà Nội đã tôn vinh giáo sư Tạ Quang Bửu bằng cách đặt tên một đường phố mới mang tên ông, nối liền những con phố quan trọng khác nhau. Cuộc sống và tài năng đặc biệt của giáo sư Tạ Quang Bửu là nguồn cảm hứng vô tận cho thế hệ trẻ và là minh chứng cho tầm quan trọng của kiến thức đối với sự phát triển cá nhân và văn hoá của một quốc gia.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí