Bài 25: Hô hấp tế bào trang 59, 60 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Chọn từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành đoạn thông tin sau: Hô hấp tế bào lá quá trình phân giải các phân tử chất. Quá trình hô hấp ở cơ thể sinh vật xảy ra trong. So sánh các thành phần tham gia hô hấp ở tế bào động vật và tế bào thực vật.
25.1
Chọn từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành đoạn thông tin sau:
Hô hấp tế bào lá quá trình phân giải các phân tử chất …(1)…, với sự tham gia của …(2)…, tạo thành khí …(3)… và nước, đồng thời sinh ra năng lượng dễ sử dụng cung cấp cho các …(4)… của cơ thể.
Phương pháp giải:
Hô hấp tế bào là quá trình phân giải các chất hữu cơ tạo thành nước và carbon dioxide, đồng thời giải phóng ra năng lượng.
Quá trình hô hấp tế bào này diễn ra ở bên trong tế bào.
Lời giải chi tiết:
Hô hấp tế bào lá quá trình phân giải các phân tử chất hữu cơ, với sự tham gia của khí oxygen, tạo thành khí carbon dioxide và nước, đồng thời sinh ra năng lượng dễ sử dụng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.
(1) hữu cơ
(2) khí oxygen
(3) carbon dioxide
(4) hoạt động
25.2
Chọn từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành đoạn thông tin sau:
Quá trình hô hấp ở cơ thể sinh vật xảy ra trong …(1)… của tế bào, tại đó các chất …(2)… tổng hợp được từ quá trình …(3)… hoặc từ thức ăn được phân giải thành …(4)… và carbon dioxide, đồng thời giải phóng ra …(5)…
Phương pháp giải:
Hô hấp tế bào xảy ra ở ti thể. Ti thể là bào quan trong tế bào của sinh vật nhân thực. Ở đa số thực vật, glucose được tổng hợp từ quá trình quang hợp; ở động vật, tế bào lấy glucose từ quá trình phân giải thức ăn.
Lời giải chi tiết:
Quá trình hô hấp ở cơ thể sinh vật xảy ra trong ti thể của tế bào, tại đó các chất hữu cơ tổng hợp được từ quá trình quang hợp hoặc từ thức ăn được phân giải thành nước và carbon dioxide, đồng thời giải phóng ra năng lượng.
(1) ti thể
(2) hữu cơ
(3) quang hợp
(4) nước
(5) năng lượng
25.3
So sánh các thành phần tham gia hô hấp ở tế bào động vật và tế bào thực vật.
Phương pháp giải:
Hô hấp tế bào xảy ra ở ti thể. Ti thể là bào quan trong tế bào của sinh vật nhân thực. Ở đa số thực vật, glucose được tổng hợp từ quá trình quang hợp; ở động vật, tế bào lấy glucose từ quá trình phân giải thức ăn.
Lời giải chi tiết:
- Giống nhau: đều sử dụng các nguyên liệu gồm chất hữu cơ, oxygen.
- Khác nhau: chất hữu cơ mà tế bào thực vật sử dụng có nguồn gốc từ quang hợp, chất hữu cơ mà tế bào động vật sử dụng được lấy từ thức ăn.
25.4
Viết phương trình hô hấp tế bào. So sánh phương trình hô hấp với phương trình quang hợp.
Phương pháp giải:
Phương trình hô hấp:
Glucose + Oxygen => Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP)
Phương trình quang hợp:
Nước + Carbon dioxide => Glucose + Oxygen
Nguồn năng lượng quang hợp là ánh sáng và bộ phận thực hiện là chất diệp lục.
Lời giải chi tiết:
Phương trình hô hấp tế bào:
Glucose + Oxygen → Carbon dioxide + Nước + ATP
Phương trình hô hấp tế bào và phương trình quang hợp là hai phương trình có chiều trái ngược nhau.
25.6
Trong tế bào của hầu hết các sinh vật nhân thực, quá trình hô hấp xảy ra trong loại bào quan nào?
A. Không bào.
B. Lục lạp.
C. Ti thể.
D. Nhân tế bào.
Phương pháp giải:
Hô hấp tế bào xảy ra ở ti thể. Ti thể là bào quan trong tế bào của sinh vật nhân thực. Ở đa số thực vật, glucose được tổng hợp từ quá trình quang hợp; ở động vật, tế bào lấy glucose từ quá trình phân giải thức ăn.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Trong tế bào của hầu hết các sinh vật nhân thực, quá trình hô hấp xảy ra trong bào quan ti thể.
25.6
Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp và hô hấp?
A. Đây là các quá trình trái ngược nhau, không liên quan với nhau.
B. Đây là các quá trình liên quan và thống nhất với nhau.
C. Đây là các quá trình có nguyên liệu giống nhau nhưng kết quả khác nhau.
D. Đây là các quá trình ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau.
Phương pháp giải:
Quang hợp là quá trình đồng hóa.
Quá trình quang hợp hấp thụ CO2 thải ra khí O2.
Hô hấp là quá trình dị hóa.
Hô hấp là quá trình hấp thụ O2 thải ra CO2.
Quang hợp và hô hấp là hai quá trình ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau vì sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia và ngược lại.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D
Quang hợp và hô hấp là hai quá trình ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau.
25.7
Kết nối các thông tin ở cột A với cột B trong bảng để được nội dung phù hợp.
Phương pháp giải:
Quá trình đốt cháy nhiên liệu và hô hấp tế bào đều sử dụng khí oxygen, thải ra khí carbon dioxide và sản sinh ra năng lượng. Tuy nhiên, việc đốt cháy nhiên liệu chỉ giải phóng ra năng lượng dưới dạng nhiệt năng một cách ồ ạt, với hiệu suất thấp (thường nhỏ hơn 25%); còn trong hô hấp tế bào, năng lượng được giải phóng từ từ qua từng giai đoạn hô hấp và phần lớn được tích lũy dưới dạng hóa năng dễ sử dụng để tế bào có thể dùng cho các hoạt động sống, hiệu suất sinh năng lượng cao hơn (khoảng 40%). Chỉ một phần nhỏ năng lượng được giải phóng trong hô hấp dưới dạng nhiệt năng giúp duy trì thân nhiệt hoặc bị thất thoát ra môi trường. Như vậy, nhờ cách thức chuyển hóa năng lượng trong hô hấp mà tế bào thu được nhiều năng lượng hơn, đảm bảo cho tế bào có đủ năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống.
Lời giải chi tiết:
1 - d; 2 - a; 3 - b; 4 - c.
25.8
Hãy giải thích vì sao khi đói, cơ thể người thường cử động chậm và không muốn hoạt động.
Phương pháp giải:
Các hợp chất hữu cơ đưa vào cơ thể người đều có thể là nguồn nguyên liệu của hô hấp tế bào để tạo năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể.
Lời giải chi tiết:
Khi đói, lượng đường glucose trong máu giảm, khi đó cơ thể sẽ thiếu nguyên liệu (glucose) cho hô hấp tế bào dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, vì vậy cơ thể có biểu hiện mệt mỏi, tay chân cử động chậm chạp.
25.9
Vận dụng kiến thức về hô hấp tế bào, giải thích hiện tượng con người khi ở trên đỉnh núi cao thường thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng.
Phương pháp giải:
Oxygen là nguyên liệu quan trọng để thực hiện quá trình hô hấp tế bào.
Càng lên cao không khí càng loãng, hàm lượng oxygen trong không khí càng ít.
Lời giải chi tiết:
Khi ở trên đỉnh núi cao, không khí loãng, nồng độ oxygen thấp hơn so với ở vùng đồng bằng. Vì vậy, để lấy đủ lượng oxygen cần thiết cho hoạt động hô hấp tế bào, con người thường phải thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng.
- Bài 26. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào trang 61, 62 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 27. Thực hành: Hô hấp ở thực vật trang 62, 63 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 28. Trao đổi khí ở sinh vật trang 64, 65 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 29. Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật trang 65, 66, 67 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật trang 68, 69, 70 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 41. Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật trang 89, 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật trang 88, 89 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 38. Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật trang 84, 85 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 41. Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật trang 89, 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật trang 88, 89 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 38. Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật trang 84, 85 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống