Bài 12. Sóng âm trang 37, 38 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Giải thích âm từ một dây đàn ghi ta được gảy truyền đến tai ta như thế nào?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
12.1
Giải thích âm từ một dây đàn ghi ta được gảy truyền đến tai ta như thế nào?
Lời giải chi tiết:
- Khi dây đàn (nguồn âm) dao động làm cho lớp không khí tiếp xúc với nó dao động theo. Lớp không khí dao động này lại làm cho lớp không khí kế tiếp nó dao động,…Cứ thế, các dao động của nguồn âm được không khí truyền tới tai ta, làm cho màng nhĩ dao động khiển ta cảm nhận được âm thanh phát ra từ dây đàn.
12.2
Âm thanh không thể truyền trong:
A. chất lỏng B. chất rắn C. chất khí D. chân không
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D. Âm thanh chỉ truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí, không truyền được trong chân không.
12.3
Chỉ ra câu nào đúng, câu nào sai trong các câu dưới đây.
a) Âm thanh được tạo ra từ nguồn âm, các nguồn âm đều dao động.
b) Âm thanh được truyền tới tai qua môi trường không khí.
c) Âm thanh có thể truyền trong chất rắn, lỏng và khí.
d) Âm thanh có thể truyền trong chân không.
Lời giải chi tiết:
a – đúng, b – đúng, c- đúng, d - sai
Vì âm thanh chỉ truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí, không truyền được trong chân không.
12.4
Âm thanh không truyền được trong chân không vì
A. chân không không có trọng lượng.
B. chân không không có vật chất.
C. chân không là môi trường trong suốt.
D. chân không không đặt được nguồn âm.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án B. chân không không có vật chất.
12.5
Em hãy giải thích tại sao trong thực tế người ta thường dùng những vật liệu như vải, bông, xốp cao su để cách âm.
Lời giải chi tiết:
Những vật liệu như vải, bông, xốp cao su truyền âm và phản xạ âm kém nên thường được sử dụng để cách âm.
12.6
Ở loài voi, khi con đầu đàn tìm thấy thức ăn hoặc phát hiện thấy nguy hiểm, chúng thường dậm chân xuống đất để thông báo cho nhau. Em hãy giải thích hiện tượng này.
Phương pháp giải:
Khả năng truyền âm trong chất rắn tốt hơn trong chất khí.
Lời giải chi tiết:
Khi voi đầu đàn dậm chân xuống đất, âm sẽ được đất truyền đi tốt hơn không khí và các con voi trong đàn sẽ nhận biết được tín hiệu.
12.7
Giả sử trong không gian vũ trụ thuộc hệ Mặt Trời có hai thiên thạch va chạm với nhau thì ở trên Trái Đất ta có nghe thấy âm thanh của vụ nổ này không? Tại sao?
Phương pháp giải:
Âm thanh chỉ truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí, không truyền được trong chân không.
Lời giải chi tiết:
Ở trên Trái Đất, ta không nghe được âm thanh của vụ nổ vì nơi hai thiên thạch va chạm là môi trường chân không, âm thanh không truyền được qua môi trường này để đến Trái Đất được.
12.8
Một người nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sấm 5s. Cho rằng thời gian ánh sáng truyền từ chỗ phát ra tiếng sấm đến mắt ta là không đáng kể và tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Người đó đứng cách nơi phát ra tiếng sấm một khoảng là:
A. 1,7km B. 68km C. 850m D. 68m
Phương pháp giải:
Ta có: s = v.t
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án A
Người đó đứng cách nơi phát ra tiếng sấm một khoảng là:
s = v.t = 340 . 5 = 1700 (m) = 1,7 (km)
12.9
Một người dùng búa gõ vào đường ray xe lửa, một người khác đứng cách đó 432m và áp một tai vào đường ray xe lửa thì nghe thấy hai tiếng gõ cách nhau 1,2 s. Xác định tốc độ truyền âm trong không khí. Biết tốc độ truyền âm trong thép là 6 100 m/s.
Phương pháp giải:
- Khả năng truyền âm trong chất rắn tốt hơn trong chất khí => vthép > vkhông khí => tthép < tkhông khí.
- Ta có: \(t = \frac{s}{v}\) và \(v = \frac{s}{t}\)
Lời giải chi tiết:
Thời gian truyền âm trong thép là: \({t_1} = \frac{s}{{{v_1}}} = \frac{{432}}{{6100}} = 0,0708(s)\)
Do vthép > vkhông khí => tthép < tkhông khí => thời gian truyền âm trong không khí là:
t2 = t1 + 1,2 = 0,0708 + 1,2 = 1,2708 (s)
Tốc độ truyền âm trong không khí là:
\({v_{kh\^o ngkh\'i }} = \frac{s}{{{t_2}}} = \frac{{432}}{{1,2708}} = 339,9(m/s)\)
12.10
Với các dụng cụ thí nghiệm gồm: một ít gạo; một cái bát sứ; một thìa inox; một cái chảo bằng kim loại; một màng nylong bọc thức ăn; vài dây cao su (H 12.1). Hãy thiết kế phương án thí nghiệm chứng tỏ rằng khi dùng thìa inox gõ vào đáy chảo phát ra âm thanh dưới dạng sóng âm có thể truyền qua không khí tới màng nylong căng trên miệng bát sứ.
Phương pháp giải:
Bịt màng nylong căng trên miệng bát sứ, rắc vài hạt gạo lên trên. Dùng thìa inox gõ mạnh vào đáy chảo cho phát ra âm thanh ở gần miệng bát. Quan sát những hạt gạo trên màng nylong có bị nảy lên hay không. Nếu những hạt gạo bị nảy lên, điều đó chứng tỏ đáy chảo phát ra âm thanh dưới dạng sóng âm có thể truyền qua không khí tới màng nylong căng trên miệng bát sứ.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 41. Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật trang 89, 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật trang 88, 89 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 38. Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật trang 84, 85 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 41. Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật trang 89, 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật trang 88, 89 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật trang 86, 87, 88 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 38. Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật trang 84, 85 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống