Bài Ôn tập Chương 4 trang 79, 80 SBT Hóa 12 Chân trời sáng tạo>
Loại polymer nào sau đây được tổng hợp từ một loại monomer?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
OT 4.1
Loại polymer nào sau đây được tổng hợp từ một loại monomer?
A. Cao su buna-S.
B. Nylon-6,6.
C. Capron.
D. PET.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của polymer.
Lời giải chi tiết:
Capron được tổng hợp từ monomer NH2 – [CH2]5 – COOH.
Đáp án C
OT 4.2
Loại polymer nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A. PVC. B. PET.
C. Nylon-6,6. D. Poly(phenol formaldehyde).
Phương pháp giải:
Dựa vào các phương pháp điều chế polymer.
Lời giải chi tiết:
PVC được điều chế từ phản ứng trùng hợp vinyl chloride.
Đáp án A
OT 4.3
Loại polymer nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng cộng tương tự alkene?
A. PVC. B. PE.
C. Cao su buna. D. Capron.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của hydrocarbon không no.
Lời giải chi tiết:
Cao su buna còn chứa liên kết đôi trong cấu tạo nên có khả năng tham gia phản ứng cộng tương tự alkene.
Đáp án C
OT 4.4
Loại polymer nào sau đây dễ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm?
A. PE. B. Cao su buna.
C. PS. D. Nylon-6,6.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của polymer.
Lời giải chi tiết:
Nylon – 6,6 thuộc loại polyamide nên dễ bị thủy phân trong môi trường kiềm hoặc acid.
Đáp án D
OT 4.5
Loại polymer thiên nhiên nào có thành phần chính là cellulose?
A. Bông. B. Tơ tằm.
C. Len. D. Cao su thiên nhiên.
Phương pháp giải:
Dựa vào phân loại polymer.
Lời giải chi tiết:
Bông có thành phần chính là cellulose.
Đáp án A
OT 4.6
Phần chống dính ở chảo rán thức ăn thường được làm bằng một lớp mỏng chất dẻo teflon. Chất dẻo này được điều chế từ tetrafluoroethylene.
a) Hãy cho biết công thức cấu tạo của teflon.
b) Ngoài tính chống dính, chất dẻo này còn có các tính chất nào khác?
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của polymer.
Lời giải chi tiết:
a) Công thức cấu tạo của teflon là:
b) Ngoài tính chống dính tốt, teflon chịu nhiệt tốt và bền trong các môi trường khác nhau.
OT 4.7
Quiana là một loại polymer tổng hợp dùng để sản xuất vải sợi chống nhăn. Quiana được điều chế từ adipic acid và amine dưới đây.
Hãy cho biết công thức cấu tạo của quiana.
Phương pháp giải:
Dựa vào điều chế polymer.
Lời giải chi tiết:
OT 4.8
Nomex là polymer chịu nhiệt rất tốt. Loại polymer này thường được dùng để sản xuất quần áo bảo hộ công nghiệp và các trang thiết bị cho lính cứu hoả. Nomex có thể điều chế từ acid và amine dưới đây.
Hãy cho biết công thức cấu tạo của nomex.
Phương pháp giải:
Dựa vào điều chế polymer.
Lời giải chi tiết:
Công thức cấu tạo của nomex là:
OT 4.9
Lactomer® là polyester được sử dụng phổ biến để chế tạo vật liệu phẫu thuật tự tiêu huỷ. Lactomeh® bị thuỷ phân chậm trong khoảng hai tuần thành lactic acid (CH3CH(OH)COOH) và glycolic acid (HOOC-CH2-OH). Hãy cho biết công thức cấu tạo của Lactomer®.
Phương pháp giải:
Dựa vào điều chế polymer.
Lời giải chi tiết:
Công thức cấu tạo của Lactomer® là:
OT 4.10
Sản phẩm tơ Sorona® được điều chế từ poly(trimethylene terephthalate). Tơ này được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp dệt, đặc biệt để sản xuất các loại đồ bơi. Poly(trimethylene terephthalate) được tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng của terephthalic acid và propane-1,3-diol. Hãy cho biết công thức cấu tạo của poly(trimethylene terephthalate). Loại tơ này có bền trong môi trường kiềm hay không? Giải thích.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của tơ Sorona.
Lời giải chi tiết:
: loại tơ này không bền trong môi trường kiềm do có liên kết – COO- có phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm.
OT 4.11
Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu câu 11 đến câu 13, học sinh chọn đúng hoặc sai.
Tơ capron và polyacrylonitrile có công thức cấu tạo như hình dưới:
Em hãy cho biết phát biểu sau đúng hay sai bằng cách đánh dấu x vào bảng theo mẫu sau:
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a) Cả hai loại đều dùng để chế tạo tơ. |
? |
? |
b) Polyacrylonitrile được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. |
? |
? |
c) Capron thuộc loại polypeptide. |
? |
? |
d) Hai polymer đều có phản ứng phân huỷ mạch trong môi trường kiềm. |
? |
? |
Phương pháp giải:
Dựa vào phân loại tơ.
Lời giải chi tiết:
a) Đúng.
b) Sai, polyacrylonitrile được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
c) Đúng.
d) Sai, polyacrylonitrile không có phản ứng hủy mạch trong môi trường kiềm.
OT 4.12
Cho các loại cao su: cao su thiên nhiên, cao su buna-S, cao su chloroprene. Em hãy cho biết phát biểu sau đúng hay sai bằng cách đánh dấu x vào bảng theo mẫu sau:
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a) Cả ba loại đều là cao su tổng hợp. |
? |
? |
b) Cao su buna-S và cao su chloroprene được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp. |
? |
? |
c) Cao su chloroprene có tính kháng dầu tốt. |
? |
? |
d) Cả ba loại cao su đều chứa liên kết đôi trong phân tử. |
? |
? |
Phương pháp giải:
Dựa vào phân loại cao su.
Lời giải chi tiết:
a) Sai, cao su thiên nhiên không thuộc cao su tổng hợp.
b) Sai, cao su chloroprene được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
c) Đúng.
d) Đúng.
OT 4.13
Cho các chất dẻo sau: polyethylene, polystyrene, poly(vinyl chloride), poly(methyl methacrylate) và poly(phenol formaldehyde). Em hãy cho biết phát biểu sau đúng hay sai bằng cách đánh dấu x vào bảng theo mẫu sau:
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a) Các polymer để sản xuất các chất dẻo này đều được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. |
? |
? |
b) Các chất dẻo này đều dễ tái chế. |
? |
? |
c) Poly(methyl methacrylate) được dùng để sản xuất thuỷ tinh hữu cơ. |
? |
? |
d) Polystyrene được dùng để sản xuất các hộp bằng xốp. |
? |
? |
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của chất dẻo.
Lời giải chi tiết:
a) Sai, poly(phenol formaldehyde) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
b) Sai, poly(phenol formaldehyde) khó tái chế.
c) Đúng.
d) Đúng.
OT 4.14
Khối lượng sodium adipate tạo thành khi thuỷ phân hoàn toàn 22,6 g tơ nylon-6,6 bằng NaOH là bao nhiêu?
Phương pháp giải:
Dựa vào phản ứng điều chế nylon – 6,6.
Lời giải chi tiết:
Ta có PTHH của phản ứng:
Vậy lượng muối sinh ra là: \(\frac{{{\rm{22,6 \times 182n}}}}{{{\rm{226n}}}}{\rm{ = 18,2 (g)}}\)
OT 4.15
Có bao nhiêu loại polymer có thể tạo thành từ adipic acid, 1,2-ethylene diamine và ethylene glycol bằng phản ứng trùng ngưng?
Phương pháp giải:
Dựa vào phản ứng điều chế polymer.
Lời giải chi tiết:
Hai loại polymer có thể tạo thành, đó là adipic acid phản ứng với 1,2-ethylene diamine và adipic acid phản ứng với ethylene glycol.
OT 4.16
Có bao nhiêu polymer thiên nhiên trong các vật liệu sau: bông, tơ tằm, len, cellulose, tơ nitron?
Phương pháp giải:
Dựa vào phân loại polymer.
Lời giải chi tiết:
Có ba polymer thiên nhiên bao gồm: bông, tơ tằm, cellulose.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài Ôn tập chương 8. Sơ lược về dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất và phức chất trang 136, 137 SBT Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 20. Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch trang 132, 133, 134 SBT Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Đại cương về kim loại chuyển tiếp thứ nhất trang 128, 129, 130 SBT Hóa 12 Chấn trời sáng tạo
- Bài Ôn tập chương 7. Nguyên tố nhóm IA và IIA trang 121, 122 SBT Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 18. Nguyên tố nhóm IIA trang 114, 115, 116 SBT Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Bài Ôn tập chương 8. Sơ lược về dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất và phức chất trang 136, 137 SBT Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 20. Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch trang 132, 133, 134 SBT Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Đại cương về kim loại chuyển tiếp thứ nhất trang 128, 129, 130 SBT Hóa 12 Chấn trời sáng tạo
- Bài Ôn tập chương 7. Nguyên tố nhóm IA và IIA trang 121, 122 SBT Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 18. Nguyên tố nhóm IIA trang 114, 115, 116 SBT Hóa 12 Chân trời sáng tạo