Bài 11. Tơ - Cao su - Keo dán tổng hợp trang 77, 78 SBT Hóa 12 Chân trời sáng tạo>
Cao su buna-S thuộc loại nào sau đây?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
11.1
Cao su buna-S thuộc loại nào sau đây?
A. Cao su thiên nhiên được lưu hóa
B. Cao su buna đã lưu hóa
C. Cao su tổng hợp, sản phẩm trùng hợp isoprene
D. Cao su tổng hợp, sản phẩm đồng trùng hợp của buta-1.3-diene và styrene.
Phương pháp giải:
Dựa vào phân loại cao su.
Lời giải chi tiết:
Cau su buna – S thuộc loại cao su buna đã lưu hóa.
Đáp án B
11.2
Phát biểu nào sau đây là bản chất của sự lưu hóa cao su ?
A. Làm cao su dễ ăn khuôn.
B. Giảm giá thành cao su
C. Tạo cầu nối disulfide giữa các mạch phân tử cao su làm cho chúng tạo mạng không gian.
D. Tạo loại cao su nhẹ hơn
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của cao su.
Lời giải chi tiết:
Bản chất của sự lưu hóa cao su là tạo cầu nối disulfide giữa các mạch phân tử cao su làm cho chúng tạo mạng không gian.
Đáp án C
11.3
Tơ nylon-6,6 thuộc loại tơ nào sau đây ?
A. Tơ poly ester. B. Tơ bán tổng hợp.
C. Tơ thiên nhiên. D. Tơ tổng hợp.
Phương pháp giải:
Dựa vào phân loại tơ.
Lời giải chi tiết:
Tơ nylon – 6,6 thuộc loại tơ tổng hợp.
Đáp án D
11.4
Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/mL) cần dùng để tác dụng với cellulose tạo thành 89,1 kg cellulose trinitrate là (biết lượng HNO3 bị hao hụt là 20 %)
A. 55 lít. B. 81 lít. C. 49 lít. D. 70 lít.
Phương pháp giải:
Dựa vào phương pháp điều chế tơ bán tổng hợp.
Lời giải chi tiết:
Hao hụt 20% ⇒ H = 80% ⇒ \({V_{HN{O_3}}} = \frac{{89,1.189}}{{297.0,8.0,675.1,5}} = 70\,L\)
Đáp án D
11.5
Viết các phương trình điều chế cao su buna, cao su chloroprene, cao su buna-S và ca su buna- N.
Phương pháp giải:
Dựa vào phương pháp điều chế cao su.
Lời giải chi tiết:
11.6
Xác định cấu trúc của monomer để tổng hợp những polyester sau:
b)
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của polymer.
Lời giải chi tiết:
11.7
Nêu một số ứng dụng của tơ tổng hợp ? Để chế tạo tơ polymer cần có những đặc tính gì ?
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc tính của tơ.
Lời giải chi tiết:
Một số ứng dụng của tơ tổng hợp :
- Sản xuất vải
- Sản xuất các loại dây dù, dây thừng, dây cước
- Sản xuất lưới đánh cá…
Để chế tạo tơ, polymer cần có những đặc tính sau :
- Có cấu trúc không phân nhánh, xếp đặt song song
- Tương đối bền, mềm, dai
11.8
Tìm hiểu và so sánh công thức cấu tạo của cao su thiên nhiên và polymer trong cây guttapecha.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc tính của các loại cao su.
Lời giải chi tiết:
Cao su thiên nhiên có cấu trúc cis một cách đều đặn, trong khi đó cấu trúc của polymer trong cây guttapecha là trans. Cả hai loại polymer thiên nhiên này đều có thể xem là sản phẩm trùng hợp của isoprene.
11.9
Tìm hiểu các loại polyester và polyamide được sử dụng nhiều trong công nghiệp tơ sợi.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc tính của các loại tơ.
Lời giải chi tiết:
PET là polyester phổ biến nhất trên thị trường. Trong hầu hết các ngữ cảnh polyester đồng nghĩa với PET mặc dù có các loại polyester khác.
PCDT không phổ biến như polyester PET, nhưng có tính đàn hồi cao hơn, điều này làm cho
chúng trở nên lí tưởng cho một số ứng dụng nhất định. Polyester PCDT bền hơn polyester PET vì vậy loại vải này thường được ưa chuộng cho các ứng dụng như vải bọc và rèm cửa.
Nylon-6 có tính dai, bền, mềm, óng mượt, ít thấm nước, mau khô, kém bền với nhiệt, kém bền
với hóa chất như acid, kiềm. Nylon-6 được dùng dệt vải may mặc, vải lót săm , lốp xe, bít tất, dây cáp, dây dù, đan lưới.
Nylon-6,6 có tính dai, bền, mềm, óng mượt được dùng dệt vải may mặc.
11.10
Dây cước câu cá thường được làm từ nylon-11. Loại polymer này được điều chế từ 11- aminoundecanoic acid, có công thức là H2N[CH2]10COOH, bằng phản ứng trùng ngưng khi đun nóng. Hãy cho biết công thức cấu tạo của nylon-11.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của các loại tơ.
Lời giải chi tiết:
Công thức cấu tạo của nylon-11 là
11.11
Cao su butyl là cao su có tính không thấm khí tốt, chịu được ánh nắng và nhiều loại hóa chất. Loại cao su này được sử dụng nhiều làm săm xe đạp, xe máy và ô tô. Cao su butyl được tổng hợp qua phản ứng đồng trùng hợp của buta-1,3-diene và isobutylene. Hãy cho biết công thức cấu tạo của cao su butyl
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của các loại cao su.
Lời giải chi tiết:
Công thức cấu tạo của cao su butyl là
11.12
Keo dán 502 là keo dán thông dụng dùng để dán nhiều loại vật liệu khác nhau. Thành phần chính của loại keo dán này là một loại polymer có tên là poly(methyl \(\alpha \)-cyanoacrylate) . Monomer để điều chế polymer này có công thức CH2=C(CN)COOCH3. Xác định công thức cấu tạo của polymer này.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của keo dán.
Lời giải chi tiết:
Công thức cấu tạo của poly(methyl ∝-cyanoacrylate) là
11.13
Cao su chloroprene có thể tổng hợp từ acelylene theo sơ đồ
Acelylene\( \to \) vinyl acelylene \( \to \) chloroprene\( \to \) cao su chloroprene
a) Xác định công thức cấu tạo của vinyl acetylene
b) Cần bao nhiêu tấn chloropren để sản xuất 1 tấn cao su chloroprene ? Giả sử hiệu suất của phản ứng trùng hợp là 78%.
Phương pháp giải:
Dựa vào điều chế cao su.
Lời giải chi tiết:
a) Công thức cấu tạo của vinyl acetylene là : \(CH \equiv C = C{H_2}\)
b)
Khối lượng acetylene cần theo lý thuyết là: \({m_{ac{\rm{e}}tylene}} = \frac{{52n.1}}{{88,5n}} = 0,588(\tan )\)
Khối lượng acetylene cần thực tế là: \({m_{ac{\rm{e}}ty{\mathop{\rm l}\nolimits} ene}} = \frac{{0,588.100}}{{78}} = 0,7538(\tan )\)
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài Ôn tập chương 8. Sơ lược về dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất và phức chất trang 136, 137 SBT Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 20. Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch trang 132, 133, 134 SBT Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Đại cương về kim loại chuyển tiếp thứ nhất trang 128, 129, 130 SBT Hóa 12 Chấn trời sáng tạo
- Bài Ôn tập chương 7. Nguyên tố nhóm IA và IIA trang 121, 122 SBT Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 18. Nguyên tố nhóm IIA trang 114, 115, 116 SBT Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Bài Ôn tập chương 8. Sơ lược về dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất và phức chất trang 136, 137 SBT Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 20. Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch trang 132, 133, 134 SBT Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Đại cương về kim loại chuyển tiếp thứ nhất trang 128, 129, 130 SBT Hóa 12 Chấn trời sáng tạo
- Bài Ôn tập chương 7. Nguyên tố nhóm IA và IIA trang 121, 122 SBT Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 18. Nguyên tố nhóm IIA trang 114, 115, 116 SBT Hóa 12 Chân trời sáng tạo