Bài 6. Phản xạ toàn phần trang 26, 27 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo>
Khi ánh sáng truyền từ không khí sang nước hoặc thủy tinh thì ta luôn thấy tia khúc xạ xuất hiện ở mặt phân cách giữa hai môi trường. Nếu ánh sáng truyền từ nước hoặc thủy tinh sang không khi thì có phải lúc nào ta cũng thấy tia khúc xạ?
Câu hỏi tr 26 CHMĐ
Trả lời câu hỏi mở đầu trang 26 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo
Khi ánh sáng truyền từ không khí sang nước hoặc thủy tinh thì ta luôn thấy tia khúc xạ xuất hiện ở mặt phân cách giữa hai môi trường. Nếu ánh sáng truyền từ nước hoặc thủy tinh sang không khi thì có phải lúc nào ta cũng thấy tia khúc xạ?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học về định luật khúc xạ ánh sáng: \(\frac{{\sin i}}{{\sin r}} = {n_{21}} = const\)
Lời giải chi tiết:
Nếu ánh sáng truyền từ nước hoặc thủy tinh sang không khi thì không phải lúc nào ta cũng thấy tia khúc xạ.
Câu hỏi tr 26 CH
Trả lời câu hỏi trang 26 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo
Tiến hành thí nghiệm và thực hiện các yêu cầu sau:
a) So sánh chiết suất của môi trường chứa tia tới và môi trường chứa tia khúc xạ.
b) Dưới góc tới i bằng bao nhiêu thì ta bắt đầu không quan sát thấy tia khúc xạ?
c) Nếu tiếp tục tăng góc tới i thì tia sáng truyền đi như thế nào?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học về các định luật của ánh sáng:
- Định luật khúc xạ ánh sáng: \(\frac{{\sin i}}{{\sin r}} = {n_{21}} = const\)
- Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần:
+ Ánh sáng truyền từ môi trường n1 sang n2: n1 > n2.
+ Góc tới i ≥ ith với \(\sin {i_{th}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
Lời giải chi tiết:
a) Chiết suất của môi trường chứa tia tới lớn hơn môi trường chứa tia khúc xạ.
b) Góc tới i < ith với sinith = n2/n1 thì ta bắt đầu không quan sát thấy tia khúc xạ.
c) Nếu tiếp tục tăng góc tới i thì xuất hiện hiện tượng phản xạ ánh sáng.
Câu hỏi tr 27 CH
Trả lời câu hỏi trang 27 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo
Cho ba môi trường nước, thủy tinh, không khí. Cho biết trong trường hợp nào sau đây, dưới góc tới i thích hợp thì có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần:
- Ánh sáng truyền từ nước sang không khí.
- Ánh sáng truyền từ không khí sang thủy tinh.
- Ánh sáng truyền từ thủy tinh sang nước.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học về điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần:
+ Ánh sáng truyền từ môi trường n1 sang n2: n1 > n2.
+ Góc tới i ≥ ith với \(\sin {i_{th}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
Lời giải chi tiết:
Góc tới i thích hợp thì có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần trong trường hợp:
- Ánh sáng truyền từ nước sang không khí.
- Ánh sáng truyền từ thủy tinh sang nước.
Câu hỏi tr 27 LT
Trả lời câu hỏi luyện tập trang 27 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo
1. Trả lời câu hỏi của phần Mở đầu bài học
2. Dựa vào các số liệu về chiết suất ở Bảng 4.2, hãy tính góc tới hạn nếu ánh sáng truyền từ nước sang không khí và thực hiện thí nghiệm để kiểm tra ứng với góc tới hạn đó xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần hay không.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học về điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần:
+ Ánh sáng truyền từ môi trường n1 sang n2: n1 > n2.
+ Góc tới i ≥ ith với \(\sin {i_{th}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
Lời giải chi tiết:
1. Nếu ánh sáng truyền từ nước hoặc thủy tinh sang không khi thì ta sẽ thấy tia khúc xạ khi góc tới i < ith với sinith = n2/n1.
2. Góc tới hạn khi ánh sáng truyền từ nước sang không khí là:
\(\begin{array}{l}\sin {i_{th}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = \frac{1}{{1,33}} = 0,75\\ = > {i_{th}} = 48,{63^O}\end{array}\)
Câu hỏi tr 27 VD
Trả lời câu hỏi vận dụng trang 27 SGK KHTN 9 Chân trời sáng tạo
Một lăng kính thủy tinh có tiết diện là tam giác vuông cân được đặt trong không khí. Cho biết góc tới hạn khi ánh sáng truyền từ thủy tinh sang không khí là 42o. Chiếu các tia sáng đến lăng kính như hình bên. Hãy tiếp tục vẽ đường đi của tia sáng.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học về các định luật của ánh sáng:
- Định luật khúc xạ ánh sáng: \(\frac{{\sin i}}{{\sin r}} = {n_{21}} = const\)
- Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần:
+ Ánh sáng truyền từ môi trường n1 sang n2: n1 > n2.
+ Góc tới i ≥ ith với \(\sin {i_{th}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
Lời giải chi tiết:
- Bài 7. Thấu kính. Kính lúp trang 28, 29, 30 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chủ đề 2 trang 38 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 5. Tán sắc ánh sáng qua lăng kính, màu sắc của vật trang 22, 23, 24 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 4. Khúc xạ ánh sáng trang 18, 19, 20 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 23. Nguồn nhiên liệu trang 100, 101, 102 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Năng lượng tái tạo - Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hóa thạch - Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Cảm ứng điện từ - Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Năng lượng tái tạo - Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Năng lượng của Trái Đất. Năng lượng hóa thạch - Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Cảm ứng điện từ - Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Năng lượng điện. Công suất điện - Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo