Bài 38. Quy luật di truyền của Mendel trang 183, 184, 185 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều


Em hãy mô tả sự di truyền bệnh bạch tạng của gia đình trong hình 38.1. Nếu cặp bố mẹ này tiếp tục sinh người con thứ hai, có thể xác định được tỉ lệ người con thứ 2 bị bệnh bạch tạng hay không? Giải thích.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 183 MĐ

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 183 SGK KHTN 9 Cánh diều

Em hãy mô tả sự di truyền bệnh bạch tạng của gia đình trong hình 38.1. Nếu cặp bố mẹ này tiếp tục sinh người con thứ hai, có thể xác định được tỉ lệ người con thứ 2 bị bệnh bạch tạng hay không? Giải thích.

Phương pháp giải:

Bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường quy định.

Lời giải chi tiết:

Mô tả: Bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường quy định. Bố mẹ bị bệnh bạch tạng sinh ra con gái cũng bị bệnh bạch tạng.

Nếu cặp bố mẹ này tiếp tục sinh người con thứ hai, có thể xác định được tỉ lệ người con thứ 2 bị bệnh bạch tạng là 100%.

CH tr 183 CH

Trả lời câu hỏi trang 183 SGK KHTN 9 Cánh diều

Dựa vào hình 38.2, hãy nêu tên các tính trạng được Mendel nghiên cứu trên cây đậu hà lan.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 38.2

Lời giải chi tiết:

Các tính trạng được Mendel nghiên cứu trên cây đậu hà lan:

- Vị trí mọc của hoa

- Màu sắc hoa

- Màu sắc của quả

- Ngắn của quả

- Hình dạng hạt

- Màu sắc hạt

CH tr 184 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 184 SGK KHTN 9 Cánh diều

Nêu ý tưởng nghiên cứu của Mendel

Phương pháp giải:

Lý thuyết ý tưởng nghiên cứu của Mendel

Lời giải chi tiết:

Bước 1: Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng.

Bước 2: Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi 1 hoặc nhiều tính trạng tương phản. Theo dõi sự di truyền riêng từng cặp tính trạng.

Bước 3: Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.

Bước 4: Chứng minh giả thuyết bằng bằng phép lai phân tích.

CH tr 184 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 184 SGK KHTN 9 Cánh diều

Từ phép lai trong hình 38.3, lấy ví dụ minh họa cho các thuật ngữ trong bảng dưới đây.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 38.3

Lời giải chi tiết:

 

Thuật ngữ

Ví dụ

Tính trạng

Màu hoa

Nhân tố di truyền

A

Cơ thể thuần chủng

AA

Cặp tính trạng tương phản

Hoa tím >< Hoa trắng

Tính trạng trội

Hoa tím

Tính trạng lặn

Hoa trắng

Kiểu hình

Hoa tím

Kiểu gene

Aa

Allele

A

Dòng thuần

aa

CH tr 184 CH 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 184 SGK KHTN 9 Cánh diều

Quan sát hình 38.3, mô tả phép lai một cặp tính trạng của Mendel về màu hoa của cây đậu hà lan.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 38.3

Lời giải chi tiết:

- Tiến hành: Menđen đã tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản.

+ Cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa của cây chọn làm mẹ để ngăn ngừa sự tự thụ phấn.

+ Khi nhị đã chín, ông lấy phấn của các hoa trên cây được chọn làm bố rắc vào đầu nhụy hoa của các hoa đã được cắt nhị ở trên cây được chọn làm mẹ.

+ F1 được tạo thành tiếp tục tự thụ phấn để cho ra F2.

- Kết quả: F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có tỉ lệ phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn. Dù thay đổi vị trí của các giống làm cây bố và cây mẹ như giống hoa đỏ làm bố và giống hoa trắng làm mẹ hay ngược lại, kết quả thu được của 2 phép lai đều như nhau.

CH tr 184 CH 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 184 SGK KHTN 9 Cánh diều

Giải thích kết quả phép lai theo quan điểm của Mendel

Phương pháp giải:

Lý thuyết quy luật Mendel

Lời giải chi tiết:

Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh. Đó là cơ chế di truyền các tính trạng.

Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 đã tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là 1A : 1a. Chính đây là điểm cơ bản trong quy luật phân li của Menđen.

Theo quy luật phân li, trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P.

Sự tổ hợp của các loại giao tử này trong thụ tinh đã tạo ra tỉ lệ ở F2 là 1AA: 2Aa: 1aa. Các tổ hợp AA và Aa đều biểu hiện kiểu hình trội (hoa đỏ).

CH tr 186 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 186 SGK KHTN 9 Cánh diều

Quan sát hình 38.4:

a) Nêu kết quả hai phép lai 1 và 2. Giải thích

b) Xác định kiểu gene của mỗi cây hoa tím ở thế hệ P và F1 trong hình 38.4

c) Nêu vai trò của phép lai phân tích

Phương pháp giải:

Quan sát hình 38.4

Lời giải chi tiết:

a) 

Phép lai 1: F1 đồng tính, do P hoa tím đồng hợp

Phép lai 2: F1 phân tính, do P hoa tím dị hợp

b) 

Phép lai 1: 

- P có kiểu gen AA

- F1 có kiểu gen Aa

Phép lai 2:

- P có kiểu gen Aa

- F1 có kiểu gen Aa

c) Vai trò của phép lai phân tích:

Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gene với cá thể mang tính trạng lặn nhằm xác định kiểu gene của cá thể mang tính trạng trội.

CH tr 186 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 186 SGK KHTN 9 Cánh diều

Dựa vào hình 38.5:

a) Mô tả cách tiến hành thí nghiệm của Mendel

b) Xác định tỷ lệ kiểu hình của 2 tính trạng ở F2.

c) Xác định tỷ lệ kiểu hình từng cặp tính trạng ở F2

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 38.5

Lời giải chi tiết:

a) Menđen lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản : hạt màu vàng, vỏ trơn và hạt màu xanh, vỏ nhăn được F1 đều có hạt màu vàng, và trơn. Sau đó, ông tiếp tục cho F1 lai với F1 để tạo ra F2.

b) Tỷ lệ kiểu hình của 2 tính trạng ở F2: 9:3:3:1

c) Tỷ lệ kiểu hình từng cặp tính trạng ở F2: 

- Vàng : xanh = 3:1

- Trơn : nhăn = 3:1

CH tr 187 CH

Trả lời câu hỏi trang 187 SGK KHTN 9 Cánh diều

Quan sát hình 38.5

a) Xác định các biến dị tổ hợp ở F2

b) Trình bày cơ chế hình thành biến dị tổ hợp.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 38.5

Lời giải chi tiết:

a) Các biến dị tổ hợp: vàng - nhăn, xanh - trơn, xanh - nhăn.

b) Cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp là do hiện tượng phân li độc lập, hoán vị gen xảy ra trong giảm phân tạo ra các loại giao tử có tổ hợp gen khác nhau kết hợp với hiện tượng tổ hợp tự do của các giao tử trong giảm phân tạo thành các hợp tử có tổ hợp gen mới làm xuất hiện biến dị tổ hợp.

CH tr 188 CH

Trả lời câu hỏi trang 188 SGK KHTN 9 Cánh diều

Trong chăn nuôi, người ta thường tạo ra con lai bằng cách cho lai giữa giống địa phương với giống ngoại lai nhập ngoại. Em hãy giải thích ý nghĩa của phương pháp này.

Phương pháp giải:

Lý thuyết biến dị tổ hợp

Lời giải chi tiết:

Trong chăn nuôi, người ta thường tạo ra con lai bằng cách cho lai giữa giống địa phương với giống ngoại lai nhập ngoại vì như vậy sẽ tạo ra biến dị tổ hợp, làm nguồn nguyên liệu cho chọn giống.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí