Bài 36. Nguyên phân và giảm phân trang 175, 176, 177 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều >
Cơ thể con người lớn lên từ một tế bào hợp tử và sự duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ là nhờ quá trình phân bào nào?
CH tr 175 MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 175 SGK KHTN 9 Cánh diều
Cơ thể con người lớn lên từ một tế bào hợp tử và sự duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ là nhờ quá trình phân bào nào?
Phương pháp giải:
Cơ thể con người lớn lên từ một tế bào hợp tử và sự duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ
Lời giải chi tiết:
Cơ thể con người lớn lên từ một tế bào hợp tử và sự duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ là nhờ quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân
CH tr 175 CH
Trả lời câu hỏi trang 175 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 36.1, cho biết kết quả của quá trình phân chia tế bào theo hình thức nguyên phân
Phương pháp giải:
Quan sát hình 36.1
Lời giải chi tiết:
Kết quả: Từ 1 tế bào ban đầu tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ.
CH tr 176 CH
Trả lời câu hỏi trang 176 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 36.2, cho biết kết quả của quá trình phân chia tế bào theo hình thức giảm phân
Phương pháp giải:
Quan sát hình 36.2
Lời giải chi tiết:
Kết quả: Từ 1 tế bào ban đầu tạo ra 4 tế bào con có bộ NST giảm đi 1 nửa.
CH tr 177 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 177 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 36.1 và 36.2, phân biệt nguyên phân và giảm phân theo gợi ý bảng 36.1.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 36.1 và 36.2 và dựa vào gợi ý bảng 36.1
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm |
Nguyên phân |
Giảm phân |
Diễn ra ở loại tế bào |
Tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai |
Tế bào sinh dục chín |
Số lần phân chia bộ NST kép |
1 |
2 |
Số lượng NST trong mỗi bộ NST sau phân chia |
Giữ nguyên |
Giảm 1 nửa |
Cách xếp hàng của các NST kép ở kì giữa |
1 hàng |
2 hàng |
Có hiện tượng trao đổi chéo |
Không |
Có |
Số tế bào con được hình thành |
2 |
4 |
CH tr 177 CH
Trả lời câu hỏi trang 177 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 36.3, vị trí được đánh số (1), (2) và (3) tương ứng với nguyên phân hay giảm phân. Từ đó nêu mối quan hệ giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh trong việc duy trì bộ NST qua các thế hệ ở các loài sinh sản hữu tính.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 36.3
Lời giải chi tiết:
(1): nguyên phân
(2): giảm phân
(3): giảm phân
Mối quan hệ giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh trong việc duy trì bộ NST qua các thế hệ ở các loài sinh sản hữu tính: Sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ chế duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ vì các loài sinh sản hữu tính tạo ra cơ thể mới thông qua sự phối hợp giữa cả 3 quá trình: Giảm phân tạo ra các giao tử mang bộ NST đơn bội (n). Giao tử đực (n) và giao tử cái (n) thông qua quá trình thụ tinh tạo ra giao tử (2n), giao tử lưỡng bội giúp phục hồi bộ NST đặc trưng của loài, sau đó thông qua quá trình nguyên phân, giao tử phát triển thành cơ thể mới.
CH tr 178 CH
Trả lời câu hỏi trang 178 SGK KHTN 9 Cánh diều
Nêu thêm ví dụ về ứng dụng nguyên phân, giảm phân trong nhân giống cây trồng, vật nuôi.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết ứng dụng của phân bào
Lời giải chi tiết:
Ứng dụng của nguyên phân vào thực tiễn là giâm cành, chiết cành, ghép cành và nuôi cấy mô tế bào.
Trong phòng thí nghiệm, quá trình giảm phân tạo các hạt phấn có bộ NST n được nuôi cấy thành các cây đơn bội hoặc được đa bội hóa rồi nuôi cấy tạo các cây lưỡng bội → Nhân nhanh giống cây trồng
CH tr 178 LT
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 178 SGK KHTN 9 Cánh diều
Những giống vật nuôi, cây trồng trong hình 36.4 có thể được tạo ra nhờ ứng dụng nguyên phân hay giảm phân?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 36.4, dựa vào kiến thức về nguyên phân và giảm phân
Lời giải chi tiết:
a) b) d) có thể được tạo ra nhờ ứng dụng giảm phân
c) có thể được tạo ra nhờ ứng dụng nguyên phân hoặc giảm phân
CH tr 178 VD
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 178 SGK KHTN 9 Cánh diều
Quan sát hình 36.5, nêu cơ sở khoa học của phương pháp tạo ra cây bưởi B và C.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 36.5
Lời giải chi tiết:
Cơ sở tạo cây bưởi B: nguyên phân
Cơ sở tạo cây bưởi C: giảm phân
- Bài 37. Đột biến nhiễm sắc thể trang 179, 180, 181 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 38. Quy luật di truyền của Mendel trang 183, 184, 185 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 39. Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính trang 189, 190, 191 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 40. Di truyền học người trang 192, 193, 194 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 41. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống trang 196, 197, 198 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Từ gene đến tính trạng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 22. Nguồn nhiên liệu trang 109, 110, 111 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Năng lượng tái tạo - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Sử dụng năng lượng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Tác dụng của dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Từ gene đến tính trạng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Năng lượng tái tạo - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Sử dụng năng lượng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Tác dụng của dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều