Giải Bài tập 6 trang 16 sách bài tập Ngữ văn 12 - kết nối tri thức>
Thông tin chính được cung cấp trong văn bản là gì? Thông tin chính đó được triển khai thành các ý phụ nào?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Sứ mệnh khai hoá” được thai nghén từ rất nhiều nguồn tư tưởng tôn giáo, chính trị và học thuật, được viết hay tuyên bố bởi một đội ngũ hùng hậu các nhà khoa học và chính trị gia. Và họ, hoặc bằng xác tín chính trị, hoặc bằng “thực chứng” khoa học, thành tâm và nhiệt thành tin tưởng ở “sứ mệnh” cao cả này.
Tuy nhiên, có những nhân vật, như Giuyn-lơ Hác-man (Jules Harmand) không tin vào sứ mệnh khai hoa, bằng những lí lẽ thẳng thừng:
“Tốt hơn hết là hãy cố mà điều chỉnh các hành động của chúng ta sao cho phù hợp với hoàn cảnh thống trị, sự thống trị bằng chinh phục này bản thân nó đã không dân chủ, và đừng có lạm dụng những trò đạo đức giả nhỏ mọn và cả những trò bịp bợm. về văn minh vì nó chẳng đánh lừa được ai sất. Hãy cố mà tìm cách biện minh cho sự thống trị vì lợi ích chung của cả kẻ thống trị và bị trị”.
Những thực tế trên địa hạt Đông Dương khiến cho nhà cầm quyền thuộc địa phải hiện thực hoá và cụ thể hoá sứ mạng này trên phương diện giáo dục bằng hai mô hình đồng hoá và hợp tác trong công cuộc chinh phục con tim dân bản xứ. Đồng hoa nhằm Pháp hoá con dân bị trị để đưa họ đến gần với văn minh [...]. Nhưng một hiểm hoạ và ám ảnh rình rập người Pháp, đó là đến thời điểm nào đó, dân bản xứ, sau một quá trình “tiến hoá” sẽ đòi hỏi bình đẳng với kẻ đi chinh phục. Hợp tác thực chất là một “khế ước, theo Giuyn-lơ Hác-man, giữa kẻ thống trị và bị trị. Thay vì san phẳng truyền thống, văn hoá hay ngôn ngữ bản địa, kẻ chinh phục phải tôn trọng nền văn minh lâu đời “độc đáo và khá phát triển” của các dân tộc Đông Dương, và chỉ nên giáo dục họ đủ để họ thoát ra khỏi tình trạng “trì trệ”. Kẻ bị trị phải chấp nhận sự thống trị thực dân, bù vào họ được hưởng những lợi ích (trật tự xã hội, tiến bộ kĩ nghệ, an ninh, giáo dục, y tế,...). Vì thế, vẫn nên hiểu sự hợp tác phải hoàn toàn nằm trong khuôn khổ đô hộ.
[...] Giuyn-lơ Hác-man đã cảnh báo giáo dục chính là “con dao hai lưỡi cầm vào rất nguy hiểm, thậm chí mũi dao đã bị tẩm độc”. Thực tế chứng minh, nhiều thập niên sau, giáo dục thuộc địa đã giúp hình thành nên giới trí thức tinh hoa bản xứ. Tiếp thu trực tiếp tư tưởng văn minh và khai sáng đích thực của Âu châu, giới tinh hoa này đối thoại và chất vấn với chính quyền thuộc địa tại chính quốc hay ở các xứ thuộc địa. Cùng với quần chúng, họ lật đổ và xoá bỏ chủ nghĩa thực dân, nhưng bằng những phương cách rất khác nhau.
(Nguyễn Thuỵ Phương, Nguồn gốc luận thuyết của “sứ mệnh khai hoá”,
tạp chí Tia sáng, ngày 07/8/2019)
Câu 1
Thông tin chính được cung cấp trong văn bản là gì? Thông tin chính đó được triển khai thành các ý phụ nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Xác định các ý chính và ý phụ
Lời giải chi tiết:
Thông tin chính được cung cấp trong văn bản là mối quan hệ giữa sứ mệnh khai hoá và giáo dục thuộc địa. Thông tin chính này được triển khai thành các ý phụ:
- Giới thiệu về sứ mệnh khai hoá.
- Phản biện của Giuyn-lơ Hác-man về sứ mệnh khai hoá.
- Sự cụ thể hoá sứ mệnh khai hoá trong thực tiễn giáo dục thuộc địa qua hai mô hình đồng hoá và hợp tác.
Câu 2
Đánh giá về tính trung thực, nghiêm túc của tác giả khi sử dụng các tri thức của người khác.
Phương pháp giải:
Chú ý các tri thức được tác giả sử dụng
Lời giải chi tiết:
Văn bản sử dụng hai trích dẫn trực tiếp của Giuyn-lơ Hác-man. Người viết có ý thức tuân thủ quy định về trích dẫn (sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu trích dẫn, ghi rõ tên tác giả, nguồn tài liệu ở phần cước chú).
Câu 3
Bạn hiểu thế nào về nhận định của Giuyn-lơ Hác-man: Giáo dục chính là “con dao hai lưỡi cầm vào rất nguy hiểm, thậm chí mũi dao đã bị tẩm độc”?
Phương pháp giải:
Phân tích các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh ẩn dụ con dao hai lưỡi nhằm ám chỉ tác động hai mặt của giáo dục: một mặt, giáo dục là công cụ trấn áp trong tay nhà cầm quyền, nhưng mặt khác, giáo dục cũng có thể là một vũ khí để chống lại sự trấn áp của nhà cầm quyền. Hình ảnh ẩn dụ mũi dao đã bị tẩm độc thể hiện sự nguy hiểm của giáo dục, một khi nó được sử dụng như một công cụ để phản kháng. Nhận định của Giuyn-lơ “ác-man cảnh báo giáo dục thuộc địa có thể là một mối nguy hiểm tiềm tàng đe doa chính quyền thực dân.
- Giải Bài tập 7 trang 18 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 5 trang 15 sách bài tập Ngữ văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 4 trang 14 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 3 trang 13 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 trang 13 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Viết trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Viết trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 5 trang 22 sách bài tập Ngữ văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Viết trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Viết trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 5 trang 22 sách bài tập Ngữ văn 12 - kết nối tri thức