Giải Bài tập 5 trang 22 sách bài tập Ngữ văn 12 - kết nối tri thức>
Những câu thơ “Xưa nay, phường danh lợi,/ Tất tả trên đường đời./ Đầu gió hơi men thơm quán rượu,/ Người say vô số, tỉnh bao người?” thể hiện suy tư gì của nhà thơ về nhân thế?
Đọc bài thơ sau của Cao Bá Quát và trả lời các câu hỏi:
SA HÀNH ĐOẢN CA
(Bài ca ngắn đi trên bãi cát)
Bãi cát dài, lại bãi cát dài,
Đi một bước, như lùi một bước.
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi.
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?
Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt,
Anh đứng làm chi trên bãi cát?
(Tố Hữu dịch, Cao Bá Quát toàn tập, tập I,
NXB Văn học – Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, 2004, tr.777)
Câu 1
Phân tích hình tượng con đường trong bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Hình tượng con đường được miêu tả qua các chi tiết: “Bãi cát dài, lại bãi cát dài”; “Đi một bước, như lùi một bước.”; trèo non, lội suối; đường bằng mờ mịt; “Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng”, “Phía nam núi Nam, sóng dào dạt”, Các chi tiết này làm hiện lên trước mắt người đọc một con đường gập ghềnh, hiểm trở, mịt mù, đầy những hiểm nguy không biết trước, đầy những trở ngại bủa vây lấy con người. Con đường cũng được miêu tả như một chốn tất tả, xuôi ngược, đầy những cám dỗ lợi danh, khiến con người trở nên mù quáng (“Xưa nay, phường danh lợi,/ Tất tả trên đường đời./ Đầu gió hơi men thơm quán rượu,/ Người say vô số, tỉnh bao người?”). Con đường trong bài thơ là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho đường đời đầy rẫy những chông gai, khó nhọc.
Câu 2
Hình ảnh người lữ khách trên bãi cát dài được miêu tả như thế nào trong bài thơ?
Lời giải chi tiết:
Thông qua các chi tiết: “Đi một bước, như lùi một bước”, “Lữ khách trên đường nước mắt rơi. “Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!”, “Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,/ Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?”, tác giả khắc hoạ hình ảnh một con người bước đi trên bãi cát dài với bước chân khó nhọc, tâm trạng bi phẫn và đầy những chần chừ, do dự, nhưng vẫn lầm lụi, kiên trì cất bước, bất chấp muôn trùng gian khó của cuộc đời (“Mặt trời đã lặn, chưa dừng được), muốn sống đời an nhàn, ẩn dật nhưng “Không học được tiên ông phép ngủ, Hình ảnh người lữ khách đi trên bãi cát dài tượng trưng cho con người trên đường đời, với đầy những hoài nghi, xung đột, vừa đau khổ vừa kiên cường, vừa muốn trốn tránh nhưng vừa không thể không dấn thân.
Câu 3
Những câu thơ “Xưa nay, phường danh lợi,/ Tất tả trên đường đời./ Đầu gió hơi men thơm quán rượu,/ Người say vô số, tỉnh bao người?” thể hiện suy tư gì của nhà thơ về nhân thế?
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh phường danh lợi tất tả trên đường đời, người say nơi quán rượu tượng trưng cho nhân gian mù quáng, bị cuốn theo những cám dỗ của danh lợi. Sự đối lập giữa “người say vô số” và kẻ “tỉnh bao người” làm nổi bật sự cô độc của lữ khách đi ngược chiều với tất cả những toan tính của người đời. Những câu thơ này là lời cảm thán chua chát về nhân tình thế thái.
Câu 4
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Cảm xúc mà nhân vật trữ tình muốn giãi bày là gì?
Lời giải chi tiết:
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là con người tự phân thân, tự đối thoại với chính mình: một bên là “anh”, người lữ khách cứ kiên cường, nhẫn nại bước đi, mặc kệ những chông gai của cuộc đời, một bên là “ta” với lời cầu khiến “Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”, với câu hỏi đầy tính chất vấn “Anh đứng làm chi trên bãi cát?”. Sự phân thân, tự vấn của nhân vật trữ tình tạo nên giọng điệu băn khoăn, bộc lộ tâm trạng đầy những giằng co, mâu thuẫn bên trong chủ thể trữ tình: mâu thuẫn giữa một bên là ý chí mãnh liệt và lí tưởng cao cả muốn vượt qua mọi thách thức trên đường đời, với một bên là sự băn khoăn, do dự, hoài nghi khi nhận ra sự đơn độc và bất lực của bản thân; mâu thuẫn giữa một bên là những cám dỗ của danh lợi, với một bên là nỗi cô đơn của một kẻ “độc thiện kì thân”.
Trạng thái mâu thuẫn này đã tạo nên giọng thơ đứt đoạn, đầy chất vấn, bi phẫn, gây xúc động sâu sắc trong lòng người đọc.
Câu 5
Bài thơ thể hiện quan niệm gì của tác giả về cuộc sống?
Lời giải chi tiết:
Bài thơ thể hiện quan niệm của nhà thơ về cuộc sống: Cuộc đời là một bãi cát dài trên con đường mịt mờ, chông gai, đầy những trở ngại, nhưng con người vẫn không thôi cất bước, dù đau đớn, thất bại và đơn độc.
Câu 6
So sánh quan niệm về cuộc sống được gửi gắm trong hai bài thơ Sa hành đoản ca và Vội vàng của Xuân Diệu.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ Vội vàng thể hiện quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống: Cuộc sống là một vườn trấn gian đầy thanh sắc, và do vậy cần tận hưởng, thưởng thức và đẹp của từng phút giây, khoảnh khắc bằng tất cả các giác quan. Bài thơ Sa hành đoản ca lại biểu lộ một quan niệm khác: Cuộc sống là một hành trình gian nan, đầy những trở ngại nhưng con người vẫn cứ cất bước, một cách kiên trì và nhẫn nại. Du thể hiện quan niệm khác nhau, thậm chí đối lập nhau, song hai bài thơ đều cho người đọc thấy tình yêu cuộc sống, khát vọng được sống mãnh liệt của các tác giả.
Câu 7
Bài thơ gợi cho bạn suy nghĩ gì về cách con người đối mặt với những thách thức của cuộc đời?
Lời giải chi tiết:
Bài thơ “Sa hành đoản ca” của Cao Bá Quát gợi lên nhiều suy nghĩ về cách con người đối mặt với những thách thức trong cuộc đời. Hình ảnh bãi cát dài tượng trưng cho con đường đầy gian nan và thử thách mà mỗi người phải vượt qua.
Cao Bá Quát đã thể hiện sự bế tắc và chán nản khi phải đối mặt với những khó khăn và cạm bẫy của cuộc sống. Tuy nhiên, bài thơ cũng cho thấy sự kiên cường và quyết tâm của con người khi không ngừng tiến bước, dù con đường phía trước có mịt mù và đầy chông gai.
Qua đó, bài thơ khuyến khích chúng ta không bỏ cuộc trước những khó khăn, mà hãy kiên trì và dũng cảm đối mặt với chúng. Nó cũng nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc giữ vững niềm tin và khát vọng tự do, dù trong hoàn cảnh nào.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Viết trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Viết trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 5 trang 22 sách bài tập Ngữ văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Viết trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Viết trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 5 trang 22 sách bài tập Ngữ văn 12 - kết nối tri thức