Giải Bài tập 5 trang 15 sách bài tập Ngữ văn 12 - kết nối tri thức>
- Giới thiệu về cái chết đen: + Lan tràn ở châu u giữa thế kì XIV + Lây lan do loài bọ chét sống trên chuột đen
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Cái chết đen ám chỉ tới trận dịch hạch lan tràn trên lục địa Á – Âu giữa thế kỉ XIV. Nổi tiếng trên khắp châu Âu với tên gọi Cái chết đen, dịch bệnh này được cho là gây ra bởi vi khuẩn Yersinia pestis và lây lan thông qua loài bọ chét sống trên chuột đen [...].
“Cái chết đen” tham gia góp phần làm thay đổi lịch sử châu Âu, lịch sử các đế chế và lịch sử toàn cầu. Người Mông Cổ và các vương quốc của họ bắt đầu mất đi các sự kết nối cần thiết, phân tán, và bị địa phương hoá mạnh hơn. Đúng hai thập kỉ sau trận dịch, một người nông dân – nạn nhân của các nạn đói và dịch bệnh tên Chu Nguyên Chương đã lãnh đạo người Hán giành lại quyền kiểm soát vùng bình nguyên giữa hai con sông Hoàng Hà – Trường Giang và lập ra một đế chế mới có tên Đại Minh.
Khi sức ép của quân Mông Cổ lên châu Âu giảm đi, đó là thời cơ cho một đế chế khác nổi lên giữa lục địa Á – Âu: Ốt-tô-man (Ottoman). Dịch hạch rõ ràng đã làm thay đổi ngôi thứ của các đế chế. Việc quân Ốt-tô-man kiểm soát các tuyến đường thương mại và việc các thành thị dọc Địa Trung Hải của I-ta-li-a (Italia) bị tàn phá bởi dịch bệnh đã gây ra một chuyển dịch lớn về địa chính trị ở châu Âu nhằm chuẩn bị cho thời kì tư bản hiện đại. Đó là việc các trung tâm kinh tế sầm uất của Vơ-ni-dơ (Venice), Giê-noa (Genoa),... sẽ dần dần được thay thế bởi người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, và sau đó là Anh, Pháp,...
Những cường quốc này sẽ thúc đẩy thương mại đường biển thay vì con đường tơ lụa trên bộ truyền thống. Điều đó mở ra các cuộc phát kiến địa lí, tìm ra châu lục mới, thương mại hàng hải toàn cầu, chế độ nô lệ, chủ nghĩa thực dân,...
Một chú giải nhỏ cuối cùng của câu chuyện quá khứ đau thương này xin được dành cho nàng công chúa của nước Anh: Gioan (Joan), cô con gái được yêu chiều của vua Ét-uốt III (Edward III, 1312 – 1377). Vị vua đang can dự vào một trong các cuộc chiến tranh, dàn xếp chính trị và hôn nhân quan trọng nhất của Tây Âu có tên gọi: Chiến tranh Trăm năm (1337 – 1453). Để bảo đảm cho thắng lợi của mình trước người Pháp và mở rộng các vùng đất đang kiểm soát trên lục địa, Ét-uốt III quyết định gả con gái cho hoàng tử kế ngôi Pi-tơ (Peter) của vương triều Ca-xtin (Castile, Tây Ban Nha). Cuộc hôn nhân chắc chắn sẽ tạo ra một bước ngoặt mới của cuộc chiến mà hệ quả của nó là việc vẽ lại bản đồ châu Âu.
Sau ba năm đính ước, mùa hè năm 1348, Gioan được hộ tống từ Anh tới Tây Ban Nha bằng một hạm tàu vũ trang nghiêm ngặt gồm bốn chiếc. Một trong số đó được dành riêng cho xiêm y và đồ trang sức của nàng công chúa. Khi hạm thuyền tới Boóc-đô (Bordeaux), bệnh dịch đã tràn tới thành phố này, tuy nhiên người Anh dường như chưa nhận thức được tính chất nghiêm trọng của nó. Rất nhanh chóng, những người tuỳ tùng bỏ mạng, và tới lượt nàng công chúa mười lăm tuổi, qua đời ngày 01/7/1348.
Gioan đã lỡ hẹn một cuộc hôn nhân, còn nước Anh lỡ hẹn với một đồng minh. Lịch sử không có nếu. Còn những gì diễn ra sau sự lỡ hẹn này là kết cục cuối cùng nước Anh thất bại trong cuộc chiến Trăm năm, nước Pháp tập quyền bắt đầu hưng thịnh, và lịch sử châu Âu sang trang mới.
Sẽ là cường điệu quá mức khi nói rằng chuột đen hay những con bọ chét đã vẽ lại bản đồ châu Âu, đánh tráo trật tự đế chế hay xác lập quyền lực toàn cầu, nhưng rõ ràng chúng đã tham gia vào các thời khắc quan trọng như thế của lịch sử con người. Và sẽ còn tiếp tục can dự trong tương lai.
(Vũ Đức Liêm, Bệnh dịch và số phận của con người xã hội,
tạp chí Tia sáng, ngày 22/02/2020)
Câu 1
Xác định các ý chính, ý phụ trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Giới thiệu về cái chết đen:
+ Lan tràn ở châu Âu giữa thế kì XIV
+ Lây lan do loài bọ chét sống trên chuột đen
- Tác động của cái chết đen đến lịch sử nhân loại:
+ Người Mông Cổ phân tán và bị địa phương hóa mạnh.
+ Sự ra đời của nhà Đại Minh.
+ Sự nổi lên của chế độ Ốt-tô-man.
+ Sự phát triển của các cường quốc kinh tế Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp.
+ Sự phát triển của thương mại, phát kiến địa lí, chủ nghĩa thực dân,…
+ Sự thất bại của nước Anh, sự hưng thịnh của nước Pháp.
Câu 2
Các dữ liệu nào đã được sử dụng để làm rõ vai trò của “cái chết đen” trong lịch sử?
Lời giải chi tiết:
Các dữ liệu lịch sử đã được tác giả sử dụng để làm rõ vai trò của cái chết đen trong lịch sử: sự tác động của bệnh dịch tới sự ra đời của nhà Đại Minh, sự nổi lên của đế chế Ốt-tô-man, sự phát triển của các cường quốc kinh tế, sự phát triển của thương mại quốc tế, sự ra đời của chủ nghĩa thực dân, sự thất bại của nước Anh và sự hưng thịnh của nước Pháp,...
Câu 3
Các thông tin trong văn bản được tổ chức theo trình tự nào? Tác dụng của cách tổ chức đó là gì?
Lời giải chi tiết:
Các thông tin trong văn bản được tổ chức theo trật tự thời gian và trật tự nhân quả, trong đó, đại dịch cái chết đen được đặt trong một chuỗi tuyến tính và nhân quả của các sự kiện mang tính chất trọng đại của nhân loại. Cách tổ chức này làm nổi bật những hệ quả và tác động to lớn của cái chết đen, mặt khác thể hiện một khám phá và kiến giải bất ngờ, thú vị về những sự kiện lịch sử: lịch sử không phải chỉ được thúc đẩy bởi những cuộc chiến tranh và cách mạng, những học thuyết và lí tưởng lớn lao, những cá nhân xuất chúng, mà có rất nhiều những yếu tố nhỏ bé, tưởng như vô hình cũng tham gia vào hành trình kiến tạo lịch sử.
Câu 4
So sánh cách diễn giải về lịch sử của tác giả với cách diễn giải lịch sử của Mác Kơ-len-xki (Mark Kurlansky) trong văn bản Đời muối.
Lời giải chi tiết:
Cả hai văn bản đều có điểm chung là mang lại một góc nhìn mới về lịch sử: nhìn lịch sử qua lăng kính của những thứ nhỏ bé, tầm thường, vốn chìm khuất và thường bị bỏ qua bởi các sử gia như muối, vi khuẩn, bệnh dịch. Từ lăng kính này, các tác giả có thể mô tả, phần kì, diễn giải lịch sử nhân loại theo một cách khác, phát hiện ra những quy luật khác của lịch sử, cho thấy tính chất bề bộn, phức tạp, đa chiều kích, khả năng tương tác và liên kết bất ngờ của những sự kiện tưởng chừng như ngẫu nhiên, không có mối dây liên hệ. Cái nhìn mới mẻ này về lịch sử không chỉ tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn và thú vị của văn bản, mà còn gợi mở một cách nhìn khác, nghĩ khác về lịch sử cũng như về chính đời sống hiện tại.
Câu 5
Văn bản này được công bố trong bối cảnh cả thế giới đang đối mặt với đại dịch Covid-19. Đặt trong bối cảnh đó, theo bạn, văn bản có ý nghĩa gì?
Lời giải chi tiết:
Qua việc phát hiện ra sự tương tác của đại dịch cái chết đen đối với lịch sử của nhân loại, tác giả gợi ra những suy tư nơi người đọc về thực tại cũng như về vai trò và quyền năng của con người trong việc kiến tạo thực tại. Các sử gia truyền thống thường cho rằng con người là nhân vật trung tâm của “sân khấu lịch sử” và diễn giải mọi sự kiện lịch sử dựa trên những phát hiện, động cơ, nhận thức của con người. Nhưng bằng cách nêu vai trò của đại dịch trong lịch sử, tác giả chỉ ra sự tác động của những yếu tố phi nhân, sự tham gia của cái ngẫu nhiên trong việc kiến tạo thực tại của chúng ta, cái đã làm chệch hướng các động cơ, ý đồ, các thế lực mạnh mẽ của nhân loại. Kiến giải này về lịch sử đã chất vấn tư tưởng nhân loại trung tâmn luận (lấy con người làm trung tâm) vốn đã trở thành một định kiến phổ biến trong tâm thức nhân loại và gợi mở, cảnh báo về tác động của những yếu tố phi nhân như thiên tai, dịch bệnh, vi trùng,... đối với đời sống con người. Trong đời sống đương đại, khi hành tinh đang có nguy cơ bị tàn phá bởi sự tham lam và ngạo mạn vô hạn của con người, thì sự chất vấn và cảnh báo này là cần thiết, để ta có thể suy tư nhiều hơn đến hệ sinh thái xung quanh mình.
- Giải Bài tập 6 trang 16 sách bài tập Ngữ văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 7 trang 18 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 4 trang 14 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 3 trang 13 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 trang 13 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Viết trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Viết trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 5 trang 22 sách bài tập Ngữ văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Viết trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Viết trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 5 trang 22 sách bài tập Ngữ văn 12 - kết nối tri thức