Giải Bài tập 1 trang 13 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức


Những dữ liệu nào trong văn bản cho thấy “cuộc đảo lộn kì lạ thế cân bằng phù phiếm giữa văn hoá hiện đại và văn hoá nguyên thuỷ”.

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc lại văn bản Pa-ra-na trong SGK Ngữ văn 12, tập hai (tr. 65 – 67) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Nêu các ý chính, ý phụ và chi tiết tiêu biểu trong văn bản dựa vào bảng gợi ý sau:

Ý chính 

Ý phụ 

Chi tiết 

Số phận của người Gie (Gé) 

   

Lời giải chi tiết:

Ý chính

Ý phụ

Chi tiết

Số phận của người Giê trong lịch sử

Bị dồn vào khu vực nam Bra-xin (Brasil) bởi người Tu-pi (Tupi)

 

Bị truy đuổi tàn bạo

 

Được chính phủ cho định cư ở nhiều trung tâm vào khoảng năm 1914

 

Cuộc sống của người Giê dưới thời thuộc địa

Ứng xử của chính quyền

 

Xây dựng trường học, hiệu thuốc, xưởng cưa, xưởng làm khóa

Phân phát dụng cụ lao động, quần áo, chăn

Hai năm sau, bị bỏ mặc để tự kiếm sống

Sự kháng cự và từ chối lối sống văn minh

 

Sống ngoài trời

Sống du cư

Phá giường làm củi đun, ngủ dưới đất

Từ chối thịt và sữa bò

Giã gạo bằng tay, không dùng máy móc

Sự quay trở về với lối sống và kĩ thuật cổ xưa

Sử dụng những chiếc chày đá được mài nhẵn tuyệt đẹp

Tạo ra lửa bằng hai mẫu gỗ mềm của cái khoan lửa

Đi săn bằng cung tên

Câu 2

Những dữ liệu nào trong văn bản cho thấy “cuộc đảo lộn kì lạ thế cân bằng phù phiếm giữa văn hoá hiện đại và văn hoá nguyên thuỷ”

Lời giải chi tiết:

- Các dữ liệu mà tác giả sử dụng để biểu đạt sự thắng thế, lên ngôi của văn hóa nguyên thuỷ trước sự xâm lấn và áp đặt của văn hoá hiện đại:

  - Sự xuất hiện của những chiếc chày đá được mài nhẵn tuyệt đẹp, lẫn lộn với những vật dụng, công cụ hiện đại trong ngôi nhà của người Anh điêng.

  - Việc từ chối các vật dụng của đời sống văn minh như que diêm, súng trường, súng lục,... và quay trở lại với những kĩ thuật, vật dụng truyền thống, cổ xưa như: tạo ra lửa bằng cách quay hay xát mạnh vào nhau hai mẩu gỗ mềm của cái khoan lửa, đi săn với cây cung và mũi tên.

Câu 3

  “Ở đâu ra vậy những chiếc chày đá được mài nhẵn tuyệt đẹp tôi đã tìm thấy, trong nhà của người Anh điêng, lẫn lộn giữa những đĩa sắt tráng men, những cùi dìa của cửa hàng tạp hoá, và thậm chí – đôi khi – những bộ xương khung của một chiếc máy khâu?”. Dữ liệu này cho bạn biết điều gì về cuộc sống của người Giê và thái độ, quan điểm của tác giả?

Lời giải chi tiết:

Dữ liệu này thể hiện tình thế nhập nhằng giữa một bên là sự áp đặt văn hóa của người da trắng và một bên là sự kháng cự của người Giê trong bối cảnh thuộc địa. Hình ảnh những đĩa sắt tráng men, cùi dìa của cửa hàng tạp hoá, chiếc máy khâu,... biểu trưng cho sự xâm lấn của cái hiện đại vào cuộc sống của người Giê cũng như nỗ lực của chính quyền nhằm đưa họ vào công cuộc khai hoá văn minh. Trong khi đó, hình ảnh những chiếc chày đá được mài nhẵn tuyệt đẹp biểu trưng cho những kĩ thuật, phương tiện cổ xưa của người bản địa. Thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp truyền thống được bộc lộ một cách gián tiếp qua cách diễn đạt hàm chứa sự đánh giá: “Ở đâu ra vậy những chiếc chày đá được mài nhẵn tuyệt đẹp....

Câu 4

 Các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự và nghị luận xuất hiện trong văn bản đóng những vai trò gì?

Lời giải chi tiết:

Ngoài mục đích cung cấp những thông tin mới mẻ, bất ngờ, thú vị, tác giả còn thuyết phục và hấp dẫn người đọc bằng cách sử dụng đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự và nghị luận.

  - Yếu tố miêu tả được sử dụng nhằm vẽ nên một bức tranh sống động, chi tiết về cuộc sống của người Anh điêng (những đàn bò do chính phủ gửi tới lang thang đâu đó”, những chiếc chày gỗ mục ruỗng, “những chiếc chày đá được mài nhẵn tuyệt đẹp” nằm lẫn lộn giữa những đĩa sắt tráng men, những cùi dìa của cửa hàng bách hoá, các mái nhà đổ rụi ở những ngôi làng bỏ hoang,...).

  - Yếu tố biểu cảm diễn tả sự ngạc nhiên, thán phục, suy tư của tác giả trước vẻ đẹp, sức sống và sự tinh tế trong nền văn hoá bản địa cổ sơ của người Anh điêng (“lần đầu tiên tôi đã tiếp xúc với những người hoang dã”, “thất vọng lớn cho tôi”, “họ đã cho tôi một bài học về sự thận trọng và tính khách quan”, “những đồ vật khiến ta trầm tư ấy”,...).

  - Yếu tố tự sự được sử dụng nhằm tái hiện hành trình di chuyển, quan sát của nhân vật “tôi”. Chìm bên dưới kết cấu của văn bản là một câu chuyện với các sự kiện được sắp xếp thành một cốt truyện: Lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với những người hoang dã → Ngược thời gian, tôi khám phá ra thân phận lịch sử của họ → Hoá ra họ không phải là những người hoang dã thực sự → Tôi phát hiện ra đằng sau lớp phủ hời hợt, phù phiếm của cái được gọi là văn minh là vẻ đẹp và sức sống lâu bền của văn hoá truyền thống. Cốt truyện này làm nổi bật công cuộc khám phá ra những sự thật, quy luật, bản chất của các cấu trúc văn hoá, quyền lực ẩn bên dưới hiện tượng tưởng chừng phù phiếm của đời sống thường nhật; song song với đó là hành trình phá vỡ những định kiến văn hoá vốn in đậm trong tư duy của các nhà khoa học châu Âu về tính chất độc tôn của nền văn minh da trắng. Yếu tố tự sự chìm trong cấu trúc bề sâu của văn bản đã tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm Pa-ra-na nói riêng cũng như Nhiệt đới buồn nói chung.

  - Yếu tố nghị luận được sử dụng nhằm thể hiện cái nhìn, chủ kiến của người viết, tạo nên chiều sâu triết lí cho văn bản. Không dừng lại ở việc miêu tả cuộc sống của người Anh điêng, Cờ-lốt Lê-vi-Xtơ-rốt còn đưa ra những phân tích, đánh giá, luận bàn, giúp người đọc nhìn ra cấu trúc bên trong của nền văn hoá Anh điêng. Những phát hiện này hết sức sâu sắc và giàu sức thuyết phục.

Tóm lại, việc sử dụng đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự và nghị luận đã tạo nên tính chất pha trộn về thể loại của văn bản, mở rộng khả năng biểu đạt, đưa đến cho văn bản sự bay bổng, sức hấp dẫn và chiều sâu. Đó có lẽ là lí do khiến người ta khó có thể xếp cố định Nhiệt đới buồn vào thể loại nào


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí