Giải bài tập 4 trang 92 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo>
Tính thể tích của hình nón biết: a) Bán kính đáy 6 cm, chiều cao 12 cm; b) Đường kính của mặt đáy là 7 m, chiều cao 10 m; c) Diện tích đáy 152 cm2, chiều cao 6 cm; d) Chu vi đáy 130 cm, chiều cao 24 cm.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Đề bài
Tính thể tích của hình nón biết:
a) Bán kính đáy 6 cm, chiều cao 12 cm;
b) Đường kính của mặt đáy là 7 m, chiều cao 10 m;
c) Diện tích đáy 152 cm2, chiều cao 6 cm;
d) Chu vi đáy 130 cm, chiều cao 24 cm.
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dựa vào: Thể tích V của hình nón có bán kính đáy r và chiều cao h là:
\(V = \frac{1}{3}Sh = \frac{1}{3}\pi {r^2}h\) (S là diện tích đáy của hình nón).
Lời giải chi tiết
a) Thể tích hình nón là: \(V = \frac{1}{3}Sh = \frac{1}{3}\pi {r^2}h = \frac{1}{3}\pi {.6^2}.12 = 144\pi \) (cm3).
b) Bán kính đáy là: \(r = \frac{d}{2} = \frac{7}{2}\) = 3,5 (m).
Thể tích hình nón là: \(V = \frac{1}{3}Sh = \frac{1}{3}\pi {r^2}h = \frac{1}{3}\pi .3,{5^2}.10 =\frac{245}{6}\pi \) (m3).
c) Bán kính đáy \(r = \sqrt {\frac{{{S_{đáy}}}}{\pi }} = \sqrt {\frac{{152}}{\pi }}\)cm
Thể tích hình nón là:
\(V = \frac{1}{3}Sh = \frac{1}{3}\pi {r^2}h = \frac{1}{3}\pi {.\sqrt {\frac{{152}}{\pi }}^2}.6 = 304\) (cm3).
d) Bán kính đáy là: \(r = \frac{{130}}{{2\pi }} = \frac{{65}}{\pi }\) (cm).
Thể tích hình nón là:
\(V = \frac{1}{3}Sh = \frac{1}{3}\pi {r^2}h = \frac{1}{3}\pi .{\left( {\frac{{65}}{\pi }} \right)^2}.24 = \frac{{33800}}{\pi }\) (cm3).
- Giải bài tập 5 trang 92 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 3 trang 92 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 2 trang 92 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập 1 trang 92 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
- Giải mục 3 trang 91 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay