Bài Ôn tập chủ đề 3. Công nghệ thức ăn chăn nuôi trang 67, 68 SGK Công nghệ 11 Cánh diều>
Hãy hoàn thành sơ đồ khối sau:
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Câu hỏi tr67
Hãy hoàn thành sơ đồ khối sau:
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức đã học trong chương 3 để hoàn thiện sơ đồ.
Lời giải chi tiết:
- Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi:
+ Nhu cầu duy trì;
+ Nhu cầu sản xuất.
- Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi:
+ Khái niệm;
+ Nhu cầu năng lượng;
+ Nhu cầu protein và các acid amin;
+ Nhu cầu khoáng;
+ Nhu cầu vitamin.
- Khẩu phần ăn:
+ Khái niệm;
+ Các bước xây dựng khẩu phần ăn.
- Các nhóm thức ăn chăn nuôi:
+ Thức ăn tinh;
+ Thức ăn thô, xanh;
+ Thức ăn bổ sung và phụ gia;
+ Thức ăn hỗn hợp.
- Phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi:
+ Ủ chua thức ăn thô, xanh;
+ Ủ men thức ăn tinh bột;
+ Sản xuất công nghiệp.
- Phương pháp bảo quản thức ăn chăn nuôi:
+ Bảo quản thức ăn thô;
+ Bảo quản nguyên liệu thức ăn;
+ Bảo quản thức ăn công nghiệp.
- Công nghệ enzyme:
+ Mục đích;
+ Một số nhóm enzyme phổ biến.
- Công nghệ lên men:
+ Chế biến thức ăn lên men lỏng;
+ Ủ chua thức ăn thô xanh;
+ Phương pháp đường hoá xơ.
- Bảo quản lạnh:
+ Sử dụng nhiệt độ thấp để bảo quản;
+ Đặc điểm.
- Bảo quản bằng silo:
+ Bảo quản nguyên liệu sản xuất thức ăn với số lượng lớn;
+ Đặc điểm
Câu hỏi tr68 CH1
Hãy nêu khái niệm và ví dụ về nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức bài 8 trong SGK để trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Nhu cầu dinh dưỡng là lượng chất dinh dưỡng mà vật nuôi cần để duy trì hoạt động sống và sản xuất tạo ra sản phẩm trong một ngày đêm.
- Ví dụ: Nhu cầu về chất đạm trong một khẩu phần thức ăn cho gà được tính như sau:
-
Gà vài ba tuần tuổi: 19 – 21 %
-
Gà giò: 18 %
-
Gà đẻ: 16 – 17 %
-
Gà thịt: 12 – 15 %
Câu hỏi tr68 CH2
Hãy giải thích tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn của vật nuôi.
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức bài 8 trong SGK để trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Tiêu chuẩn ăn là nhu cầu các chất dinh dưỡng của vật nuôi trong một ngày đêm.
- Khẩu phần ă
Câu hỏi tr68 CH3
Hãy nêu đặc điểm và vai trò của các nhóm thức ăn cho vật nuôi.
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức bài 9 trong SGK để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Thức ăn tinh gồm:
-
Thức ăn giàu năng lượng: là các loại thức ăn có hàm lượng xơ thô dưới 18%, protein thô dưới 20%. Chúng thích hợp cho lợn và gia cầm, gia súc nhai lại.
-
Thức ăn giàu protein: là các loại thức ăn có hàm lượng protein thô trên 20%, xơ thô dưới 18%. Phù hợp với hầu hết các nhóm vật nuôi.
Thức ăn thô, xanh gồm:
-
Thức ăn xanh: chứa nhiều nước (80 - 90%), nhiều chất xơ, giàu vitamin (carotene, vitamin nhóm B,...); hàm lượng dinh dưỡng thấp, dễ tiêu hóa, có tính ngon miệng cao.
-
Thức ăn ủ chua: cung cấp protein, lipid, tinh bột, xơ, khoáng, vitamin và nước cho vật nuôi.
-
Thức ăn thô khô và xác vỏ: tỉ lệ xơ thô trên 18%, ít dinh dưỡng, mật độ năng lượng thấp
Thức ăn thô, xanh được sử dụng cho nhiều loại vật nuôi như trâu, bò, lợn, gà,...
Thức ăn bổ sung và phụ gia:
-
Vai trò của thức ăn bổ sung: hỗ trợ tiêu hóa, phòng bệnh (enzyme, probiotics, thảo dược,...)
-
Vai trò của phụ gia: cải thiện chất lượng sản phẩm, hỗ trợ bảo quản, duy trì chất lượng thức ăn
Thức ăn hỗn hợp:
-
Thức ăn hỗn hợp cung cấp năng lượng, protein, khoáng, vitamin ở dạng đậm đặc, còn có thể bổ sung thêm kháng sinh và thuốc phòng bệnh.
-
Vai trò của thức ăn hỗn hợp là cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi để duy trì sức khỏe và phát triển, đồng thời tối ưu hóa hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Câu hỏi tr68 CH4
Hãy so sánh các phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi theo mẫu Bảng 1.
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức bài 10 trong SGK để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Phương pháp sản xuất |
Đặc điểm |
Cách tiến hành |
Nguyên liệu sử dụng |
Thức ăn ủ chua |
|
B1: Xử lí nguyên liệu B2: Phối trộn nguyên liệu B3: Ủ nguyên liệu |
thân cây ngô, các loại cỏ hoặc các loại rau xanh có sẵn, đường hoặc rỉ mật đường, muối |
Thức ăn ủ men |
|
B1: Xử lí nguyên liệu B2: Ủ nguyên liệu
|
cám gạo, bột ngô, bột sắn, men giống sử dụng chế phẩm men thương mại hoặc sử dụng bánh men rượu gạo |
Câu hỏi tr68 CH5
Loại vi sinh vật nào dưới đây được sử dụng phổ biến trong lên men thức ăn tinh bột như cám gạo, bột ngô, bột sắn, ... trong chăn nuôi?
A. Nấm men
B. Vi khuẩn lactic
C. Virus
D. Nấm mốc
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức bài 10 trong SGK để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B.
Câu hỏi tr68 CH6
Thức ăn chăn nuôi công nghiệp gồm bao nhiêu loại và được sản xuất như thế nào? Hãy vẽ sơ đồ quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức bài 10 trong SGK để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Có 2 loại:
-
Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
-
Thức ăn đậm đặc
- Sơ đồ quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp:
Câu hỏi tr68 CH7
Công nghệ enzyme được ứng dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi như thế nào?
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức bài 11 trong SGK để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Các loại enzyme tiêu hóa được sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi với các mục đích sau:
-
Tăng cường tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng và các thức ăn khó tiêu hoá như thức ăn thô, xanh có hàm lượng lignin cao.
-
Tăng hiệu quả lên men trong ủ chua thức ăn thôi, xanh cho gia súc nhai lại.
Câu hỏi tr68 CH8
Trong công nghệ lên men, các phương pháp lên men nào được ứng dụng trong sản xuất thức ăn cho lợn và gia súc nhai lại?
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức bài 11 trong SGK để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Trong công nghệ lên men, các phương pháp lên men được ứng dụng trong sản xuất thức ăn cho lợn và gia súc nhai lại:
-
Ủ chua
-
Phương pháp đường hóa xơ
Câu hỏi tr68 CH9
Những công nghệ cao nào dưới đây được ứng dụng trong bảo quản thức ăn và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp?
A. Công nghệ bảo quản lạnh
B. Công nghệ lên men
C. Bảo quản bằng silo
D. Công nghệ enzyme
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức bài 11 trong SGK để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A và C.
- Bài 11. Ứng dụng công nghệ cao trong chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi trang 64, 65, 66 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 10. Sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi trang 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 9. Thức ăn chăn nuôi trang 51, 52, 53, 54, 55, 56 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 8. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi trang 46, 47, 48, 49, 50 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài ôn tập chủ đề 6. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trang 135, 136 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 23. Một số biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi trang 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 22. Khái quát về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trang 125, 126, 127 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài ôn tập chủ đề 5. Công nghệ chăn nuôi trang 122, 123 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 21.Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi trang 116, 117, 118, 119, 120, 121
- Bài ôn tập chủ đề 6. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trang 135, 136 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 23. Một số biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi trang 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 22. Khái quát về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trang 125, 126, 127 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài ôn tập chủ đề 5. Công nghệ chăn nuôi trang 122, 123 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 21.Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi trang 116, 117, 118, 119, 120, 121