Bài 19: Thân máy và các cơ cấu của động cơ đốt trong trang 85, 86, 87, 88, 89 SGK Công nghệ 11 Cánh diều>
Động cơ đốt trong có các cơ cấu chính nào?
MĐ
Động cơ đốt trong có các cơ cấu chính nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của thân máy
Lời giải chi tiết:
- Động cơ đốt trong gồm 2 cơ cấu:Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và cơ cấu phân phối khí ;
- Động cơ đốt trong gồm 4 hệ thống chính: Hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát, hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí, hệ thống khởi động.
Câu hỏi tr85
Dựa vào đâu để biết được thân máy và nắp máy ở hình 19.1 là của động cơ 4 xilanh?
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của thân máy
Lời giải chi tiết:
Thân máy và nắp máy (hình 19.1) là những chi tiết cố định, là nơi để lắp hầu hết các cơ cấu và các hệ thống của động cơ. Nắp máy cùng với xilanh, pít tông tạo thành buồng cháy.
Câu hỏi tr86 CH1
Cấu tạo của thân máy, nắp máy phụ thuộc vào những bộ phận nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về cấu tạo của thân máy
Lời giải chi tiết:
Cấu tạo của thân máy phụ thuộc vào sự bố trí xilanh, cơ cấu và hệ thống của động cơ.
Câu hỏi tr86 CH2
Cho biết vai trò của áo nước (cánh tản nhiệt) trên thân xilanh ở hình 19.2?
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 19.2
Lời giải chi tiết:
Khi sử dụng áo nước hoặc cánh tản nhiệt ta không kiểm soát được nhiệt độ của dầu bôi trơn, đồng thời dầu nhờn truyền nhiệt rất kém nên sử dụng áo nước hay cánh tản nhiệt sẽ không đạt được hiệu quả cao. Vì thế không dùng áo nước hoặc cánh tản nhiệt để làm mát ở cacte.
Câu hỏi tr87 CH1
Quan sát hình 19.4 và cho biết cấu tạo của pittong, vai trò của đỉnh, dầu và thân của pittong?
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 19.4
Lời giải chi tiết:
- Pit tông được chia làm ba phần: đỉnh, đầu và thân (hình 19 4).
- Đỉnh pít tông cùng với xilanh, nắp máy tạo thành buồng cháy.
- Đầu pít tông có các rãnh để lắp xecmăng (có hai loại xecmăng là xecmăng khí và xecmăng dầu) làm nhiệm vụ bao kín.
- Thân pit tông dẫn hướng cho pít tông chuyển động trong xilanh và có lỗ lắp chốt pít tông để liên kết với đâu nhỏ thanh truyền. Để chống di chuyển dọc trục của chốt pít tông, hai đâu chốt pít tông được lắp các vòng hãm.
Câu hỏi tr87 CH2
Quan sát hình 19.5 và cho biết cấu tạo thanh truyền?
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 19.5
Lời giải chi tiết:
Thanh truyền có nhiệm vụ dẫn truyền lực từ piston qua trục khuỷu. Cấu tạo của thanh truyền gồm 3 phần:
- Đầu nhỏ là khối trụ tròn để lắp với piston qua một thanh chốt. Tại vị trí tiếp xúc giữa 2 bộ phận piston và thanh truyền sẽ được phủ một lớp bạc mỏng nhằm hạn chế tối đa sự ma sát giúp nâng cao tuổi thọ của 2 bộ phận.
- Đầu to nằm ở phía đối diện đầu nhỏ, là phần nối liền trục khuỷu thanh truyền. Bộ phận này được chế tạo với độ chính xác cao, đảm bảo quá trình hoạt động giữa các bu lông không bị lỏng.
- Phần thân có nhiệm vụ gắn kết đầu to và đầu nhỏ của thanh truyền.
Câu hỏi tr87 CH3
Tại sao đầu to thanh truyền thường được chia làm 2 nửa?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về cấu tạo của trục khuỷu thanh truyền
Lời giải chi tiết:
- Ở đầu nhỏ và đầu to thanh truyền cần phải lắp bạc lót hoặc ổ bi vì giữa hai đầu của thanh truyền thường phải chịu lực ma sát và bào mòn khá mạnh. Khi piston làm việc thì chuyển động tịnh tiến. Trục khuỷu chuyển động quay tròn nên chốt piston và chốt trục khuỷu có chuyển động quay trong lỗ của đầu nhỏ và đầu to thanh truyền.
- Người ta sử dụng bạc lót và ổ bi để đầu nối có thể gắn kết chặt chẽ với nhau hơn. Nó giúp giảm bớt độ ma sát của thiết bị, giảm thiểu tình trạng gãy, hỏng trong thời gian sử dụng. Ngoài ra có thể dễ dàng tháo lắp, thay thế khi sửa chữa.
Câu hỏi tr88 CH1
Quan sát hình 19.6 và cho biết cấu tạo trục khủy. Lỗ dầu trên chốt khuỷu có vai trò gì?
Phương pháp giải:
dựa vào hình 19.6
Lời giải chi tiết:
Trong má khuỷu được khoan các ống dẫn dầu có vai trò là đường trung chuyển dầu bôi trơn giữa cổ trục và cổ biên, giúp dầu có thể đến được các bề mặt cần bôi trơn.
Câu hỏi tr88 CH2
Trình bày cấu tạo của bánh đà ở hình 19.7?
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 19.7
Lời giải chi tiết:
Bánh đà có nhiều loại khác nhau. trong đó bánh đà dạng đĩa (hình 19.7) được sử dụng phố biến ở động cơ dùng trên ô tô. Các bộ phận chính của bánh đà gồm:
- Mặt đĩa ma sát để lắp đĩa ma sát cua bộ li hợp.
- Mặt bích để lắp bánh đà với đuôi trục khuỷu.
- Vành răng ăn khớp với bánh răng của máy khởi động đề thực hiện khởi động động cơ.
Câu hỏi tr89 CH1
Quan sát hình 19.8 và chỉ ra các bộ phận chính của cơ cấu phân phối khi cam - xu páp động cơ 4 kì?
Phương pháp giải:
dựa vào hình 19.8
Lời giải chi tiết:
- Xu pap
- Lò xo xu páp
- Trục cam
- Cam
- Bộ truyền đai răng
Câu hỏi tr89 CH2
Ở động cơ 4 kì, trục khuỷu và trục cam truyền động theo tỉ số truyền là bao nhiêu?
Phương pháp giải:
Dựa vào nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí
Lời giải chi tiết:
Ở động cơ 4 kỳ, 2 vòng quay của trục khuỷu sẽ tương ứng với 1 vòng quay của trục cam, tức là tỷ số truyền là 2, với động cơ 2 kỳ, tỷ số truyền là 1.
Câu hỏi tr89 CH3
Quan sát hình 19.9 và cho biết động cơ đang làm việc ở kì nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 19.9
Lời giải chi tiết:
Động cơ đang làm việc ở kì phân phối khi cam - xu páp
Câu hỏi tr89 CH4
Cho biết những ưu điểm khi xilanh được làm rời với thân xilanh
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về xilanh
Lời giải chi tiết:
Động cơ đốt trong có thiết kế ống lót rời rồi ép vào thân máy ,từ đó tiết kiệm được vật liệu tốt nhất và chi phí trong quá trình sửa chữa.
Câu hỏi tr89 CH5
Vì sao đầu to thanh truyền thường được chia làm hai nửa?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về cấu tạo thanh truyền
Lời giải chi tiết:
Đầu to thanh truyền thường chia làm 2 nửa để thuận tiện cho việc lắp ráp và tháo dỡ.
Câu hỏi tr89 CH6
Tìm hiểu thân máy, nắp máy của động cơ xe máy và cho biết vai trò của cánh tản nhiệt.
Phương pháp giải:
Dựa vào nguyên lí làm việc của động cơ xe máy
Lời giải chi tiết:
Vai trò của cánh tản nhiệt ở thân máy, nắp máy động cơ xe máy là giúp làm mát.
- Bài 20. Hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát trang 90, 91, 92, 93 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 21. Hệ thống nhiên liệu trang 94, 95, 96, 97 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 22. Hệ thống đánh lửa và hệ thống khởi động trang 98, 99, 100, 101 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài Ôn tập chủ đề 5 và 6 trang 102, 103 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 17: Khái quát về động cơ đốt trong trang 76, 77 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài ôn tập chủ đề 6. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trang 135, 136 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 23. Một số biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi trang 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 22. Khái quát về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trang 125, 126, 127 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài ôn tập chủ đề 5. Công nghệ chăn nuôi trang 122, 123 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 21.Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi trang 116, 117, 118, 119, 120, 121
- Bài ôn tập chủ đề 6. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trang 135, 136 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 23. Một số biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi trang 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 22. Khái quát về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trang 125, 126, 127 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài ôn tập chủ đề 5. Công nghệ chăn nuôi trang 122, 123 SGK Công nghệ 11 Cánh diều
- Bài 21.Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi trang 116, 117, 118, 119, 120, 121