Giải Bài 35 trang 22 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều>
Cho A=.....
Đề bài
Cho \(A = \left( {17,81:1,37 - \dfrac{{59}}{3}:\dfrac{{11}}{6}} \right) + \dfrac{{{{(0,8)}^3}}}{{{{(0,4)}^3}.11}}\).
Chứng minh rằng A + 1 là bình phương của một số tự nhiên.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Ta có thể tính giá trị của biểu thức A trước rồi tính giá trị của biểu thức A + 1 để xem nó có là bình phương của một số tự nhiên hay không.
Lời giải chi tiết
Ta có:
\(\begin{array}{l}A = \left( {17,81:1,37 - \dfrac{{59}}{3}:\dfrac{{11}}{6}} \right) + \dfrac{{{{(0,8)}^3}}}{{{{(0,4)}^3}.11}}\\ = \left( {\dfrac{{1781}}{{100}}:\dfrac{{137}}{{100}} - \dfrac{{59}}{3}.\dfrac{6}{{11}}} \right) + \dfrac{{0,512}}{{0,064.11}}\\{\rm{ = }}\left( {\dfrac{{1781}}{{100}}.\dfrac{{100}}{{137}} - \dfrac{{118}}{{11}}} \right) + \dfrac{{0,512}}{{0,704}}\\= \left( {13 - \dfrac{{118}}{{11}}} \right) + \dfrac{512}{{704}} \\=\left( {\dfrac{143}{11} - \dfrac{{118}}{{11}}} \right) + \dfrac{8}{{11}} \\= \dfrac{{25}}{{11}} + \dfrac{8}{{11}}\\= \dfrac{{33}}{{11}}\\ = 3\end{array}\)
Vậy \(A + 1 = 3 + 1 = 4\).
Mà \(4 = {2^2} \) nên A + 1 là bình phương của một số tự nhiên.
- Giải Bài 36 trang 22 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều
- Giải Bài 37 trang 22 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều
- Giải Bài 38 trang 22 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều
- Giải Bài 34 trang 22 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều
- Giải Bài 33 trang 22 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều
>> Xem thêm