Giải Bài 3 trang 26 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo>
Hãy chỉ ra ba cặp đường thẳng cắt nhau và các cặp đường thẳng song song với nhau trong các đường thẳng sau:
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Đề bài
Hãy chỉ ra ba cặp đường thẳng cắt nhau và các cặp đường thẳng song song với nhau trong các đường thẳng sau:
\({d_1}:y = 0,2x\); \({d_2}:y = - 2x + 4\); \({d_3}:y = 0,2x - 0,8\);
\({d_4}:y = - 2x - 5\); \({d_5}:y = \sqrt 3 x + 3\); \({d_6}:y = \sqrt 3 x - \sqrt 5 \).
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Hệ số \(a\) là hệ số góc của đường thẳng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\).
- Hai đường thẳng phân biệt song song với nhau khi có hệ số góc bằng nhau.
- Hai đường thẳng cắt nhau khi có hệ số góc khác nhau.
Lời giải chi tiết
Hệ số góc của đường thẳng \({d_1}:y = 0,2x\) là \(a = 0,2\);
Hệ số góc của đường thẳng \({d_2}:y = - 2x + 4\) là \(a = - 2\);
Hệ số góc của đường thẳng \({d_3}:y = 0,2x - 0,8\) là \(a = 0,2\);
Hệ số góc của đường thẳng \({d_4}:y = - 2x - 5\) là \(a = - 2\);
Hệ số góc của đường thẳng \({d_5}:y = \sqrt 3 x + 3\) là \(a = \sqrt 3 \);
Hệ số góc của đường thẳng \({d_6}:y = \sqrt 3 x - \sqrt 5 \) là \(a = \sqrt 3 \);
- Các cặp đường thẳng song song là:
\({d_1}:y = 0,2x\) và \({d_3}:y = 0,2x - 0,8\) vì đều có hệ số góc \(a = 0,2\) và chúng phân biệt vì cắt \(Oy\) tại hai điểm khác nhau.
\({d_2}:y = - 2x + 4\) và \({d_4}:y = - 2x - 5\) vì đều có hệ số góc \(a = - 2\)và chúng phân biệt vì cắt \(Oy\) tại hai điểm khác nhau.
\({d_5}:y = \sqrt 3 x + 3\) và \({d_6}:y = \sqrt 3 x - \sqrt 5 \) vì đều có hệ số góc \(a = \sqrt 3 \) và chúng phân biệt vì cắt \(Oy\) tại hai điểm khác nhau.
- Ba cặp đường thẳng cắt nhau là:
\({d_1}:y = 0,2x\) và \({d_2}:y = - 2x + 4\) vì có hệ số góc khác nhau \(\left( {0,2 \ne - 2} \right)\).
\({d_3}:y = 0,2x - 0,8\) và \({d_4}:y = - 2x - 5\)vì có hệ số góc khác nhau \(\left( {0,2 \ne - 2} \right)\).
\({d_5}:y = \sqrt 3 x + 3\) và \({d_4}:y = - 2x - 5\) vì có hệ số góc khác nhau \(\left( {\sqrt 3 \ne - 2} \right)\).
- Giải Bài 4 trang 26 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
- Giải Bài 5 trang 26 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
- Giải Bài 6 trang 26 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
- Giải Bài 7 trang 26 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
- Giải Bài 8 trang 26 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 8 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Xác suất lí thuyết và xác suất thực nghiệm SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Mô tả xác suất bằng tỉ số SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hai hình đồng dạng SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Xác suất lí thuyết và xác suất thực nghiệm SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Mô tả xác suất bằng tỉ số SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hai hình đồng dạng SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo