Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Bắc Giang
Cho biết nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Fe = 56
Đề bài
Tinh bột thuộc loại polysaccharide, là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản của người và động vật. Phân tử tinh bột được tạo thành từ nhiều đơn vị
-
A.
α – fructose
-
B.
α – glucose
-
C.
β – fructose
-
D.
β – glucose.
Cho các phát biểu sau:
(1) Hầu hết các muối ammonium đều dễ tan trong nước;
(2) Ion NH4+ tác dụng với dung dịch acid tạo kết tủa màu trắng.
(3) Muối ammonium tác dụng với dung dịch base thu được khí có mùi khai;
(4) Hầu hết muối ammonium đều bền nhiệt
Phát biểu đúng là
-
A.
(2) và (3)
-
B.
(1) và (2)
-
C.
(1) và (3)
-
D.
(2) và (4).
Tiến hành điện phân dung dịch NaCl bão hòa với điện cực trơ, không sử dụng màng ngăn xốp. Bố trí thí nghiệm như hình vẽ sau:
Phát biểu nào sau đây đúng?
-
A.
Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng tẩy màu.
-
B.
Quá trình xảy ra tại cathode là: H2O → O2 + 4H+ + 4e
-
C.
Quá trình xảy ra tại anode: 2H2O + 2e → H2 + 2OH-
-
D.
Thí nghiệm trên được sử dụng để điều chế kim loại Na trong công nghiệp.
-
A.
poly(vinyl chloride)
-
B.
polyethylene.
-
C.
polystrene
-
D.
poly(methyl methacrylate).
Trong phân tử chất nào sau đây có 2 nhóm amino (-NH2) và 1 nhóm carboxyl (-COOH)?
-
A.
Formic acid
-
B.
Lysine
-
C.
Alanine
-
D.
Glutamic acid.
Bradykinin là một peptide có trong huyết tương, có vai trò quan trọng trong phản ứng viêm (gây giãn mạch, tăng tính thẩm mao mạch và gây đau). Bradykinin có trật tự sắp xếp các amino acid như sau: Arg – Pro – Pro – Gly – Phe – Ser – Pro – Phe – Arg.
Cho các nhận định sau:
(a) Bradykinin thuộc nonapeptide.
(b) Thủy phân hoàn toàn bradykinin thu được 5 amino acid.
(c) Thủy phân không hoàn toàn bradykinin thu được tối đa 7 dipeptide.
(d) Bradykinin phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu xanh lam.
Các nhận định đúng là
-
A.
(a), (d)
-
B.
(c), (d)
-
C.
(b), (c)
-
D.
(a), (b)
Điểm chợp cháy là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất của khí quyển mà một chất lỏng hoặc vật liệu dễ bay hơi tạo thành lượng hơi đủ để bốc cháy trong không khí khi tiếp xúc nguồn lửa. Điểm chợp cháy được sử dụng để phân biệt chất lỏng dễ cháy với chất lỏng có thể gây cháy, chất lỏng có điểm chớp cháy nhỏ hơn 37,8oC được gọi là chất lỏng dễ cháy, chất lỏng có điểm chớp cháy lớn hơn 37,8oC được gọi là chất lỏng có thể gây cháy. Cho bảng số liệu sau:
Trong bảng trên, số chất lỏng dễ cháy là
-
A.
7
-
B.
8
-
C.
6
-
D.
9
Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Cấu hình electron của nguyên tử R là
-
A.
1s22s22p63s2
-
B.
1s22s22p6
-
C.
1s22s22p5
-
D.
1s22s22p63s1
-
A.
ethanol
-
B.
acetic acid
-
C.
methyl acetate
-
D.
benzene
Dung dịch amine nào sau đây không làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
-
A.
Aniline
-
B.
Ethylamine
-
C.
Methylamine
-
D.
Dimethylamine
-
A.
X thuộc loại muối sodium alkylbenzenesulfonate.
-
B.
X có công thức phân tử là C18H29SO3Na.
-
C.
X có đầu ưa nước và đuôi kị nước.
-
D.
X được sử dụng để sản xuất xà phòng.
Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
-
A.
Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
-
B.
Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3.
-
C.
Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.
-
D.
Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl.
Ethyl propionate là ester có mùi thơm của dứa. Công thức của ethyl propionate là
-
A.
HCOOC2H5
-
B.
C2H5COOC2H5
-
C.
C2H5COOCH3
-
D.
CH3COOCH3.
Cho thứ tự sắp xếp một số cặp oxi hóa – khử của kim loại trong dãy điện hóa:
Mg2+/Mg; Zn2+/Zn; Pb2+/Pb; Hg2+/Hg.
Ion kim loại có tính oxi hóa yếu nhất trong dãy là
-
A.
Hg2+
-
B.
Mg2+
-
C.
Pb2+
-
D.
Zn2+
Sự ăn mòn kim loại gây ảnh hưởng, phá hủy dần dần máy móc, thiết bị, các phương tiện giao thông vận tải, nhà cửa, cơ sở hạ tầng….Trong quá trình ăn mòn kim loại, kim loại bị ăn mòn đóng vai trò là chất
-
A.
cho proton
-
B.
cho electron
-
C.
nhận electron
-
D.
nhận proton
Ester X được tạo bởi methyl alcohol và acetic acid. Công thức của X là
-
A.
HCOOC2H5
-
B.
HCOOCH3
-
C.
CH3COOCH3
-
D.
CH3COOC2H5
Polymer dùng để sản xuất cao su buna – N được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp chất nào sau đây với buta – 1,3 – diene?
-
A.
Styrene
-
B.
Caprolactam
-
C.
Isoprene
-
D.
Acrylonitrile
Cho sơ đồ pin Galvani Zn – Cu ở điều kiện chuẩn như hình vẽ sau:
Phát biểu nào sau đây đúng?
-
A.
Thế điện cực chuẩn của cặp Cu2+/Cu có giá trị bằng 1,102V.
-
B.
Dòng điện trong pin có chiều từ điện cực Zn sang điện cực Cu.
-
C.
Tại cathode của pin xảy ra quá trình Cu → Cu2+ + 2e.
-
D.
Phản ứng xảy ra trong pin là Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu.
Saccharose monolaurate được tổng hợp bằng phản ứng ester hóa giữa saccharose (đường mía hoặc đường củ cải) với lauric acid, một acid béo no có nhiều trong dầu dừa. Saccharose monolaurate được sử dụng như một nhũ hóa và chất hoạt động bề mặt trong thực phẩm và mĩ phẩm. Saccharose monolaurate được đánh giá an toàn và thân thiện với môi trường. Công thức cấu tạo của saccharose monolaurate như sau:
a) Lauric acid có chứa 12 nguyên tử carbon trong phân tử.
b) Saccharose monolaurate có đầu ưa nước là gốc saccharose và đuôi kị nước là gốc hydrocarbon.
c) Thủy phân hoàn toàn saccharose monolaurate trong môi trường acid thu được hai sản phẩm hữu cơ.
d) Trong saccharose monolaurate, gốc laurate gắn với nguyên tử C số 2 ở gốc glucose.
Polymer là các hợp chất cao phân tử có vai trò quan trọng trong cuộc sống và công nghiệp. Tùy theo thành phần và cấu trúc của polymer có thể có tính dẻo, tính đàn hồi,…Dựa vào sự biến đổi khác nhau khi bị đun nóng, polymer có thể được chia thành polymer nhiệt dẻo và polymer nhiệt rắn.
a) Hầu hết polymer tan được trong nước và có nhiệt độ nóng chảy xác định.
b) Tính chất vật lí của polymer phụ thuộc vào cấu tạo.
c) PE và PVC là các polymer có tính dẻo và thuộc loại polymer nhiệt dẻo.
d) Polymer nhiệt rắn bị nóng chảy khi đun nóng.
Hai nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm điện phân dung dịch CuSO4 với một điện cực than chì và một điện cực bằng đồng (bỏ qua sự thay đổi thể tích của dung dịch khi điện phân).
Nhóm 1: Nối điện cực than chì với điện cực dương và điện cực đồng với điện cực âm của nguồn điện.
Nhóm 2: Nối điện cực than chì với điện cực âm và điện cực đồng với điện cực dương của nguồn điện.
Hai nhóm đều đưa ra giả thuyết sau: trong quá trình điện phân, nồng độ ion Cu2+ giảm dần ứng với màu xanh của dung dịch nhạt dần.
a) Ở nhóm thứ hai, tại anode xảy ra quá trình oxi hóa đồng.
b) Đối với cả hai nhóm đều có kim loại đồng bám vào cathode.
c) Ở nhóm thứ nhất, pH của dung dịch điện phân giảm dần.
d) Giả thuyết đúng với nhóm thứ nhất và sai với nhóm thứ hai.
Aspirin là một hợp chất được sử dụng làm giảm đau, hạ sốt. Sau khi uống, aspirin bị thủy phân trong cơ thể sẽ tạo thành acid salicylic. Salicylic acid ức chế quá trình sinh tổng hợp prostaglandin (chất gây đau, sốt và viêm khi nồng độ trong máu cao hơn mức bình thường).
a) Công thức phân tử của aspirin là C9H8O4.
b) Trong một phân tử aspirin có chứa 4 liên kết π.
c) 1 mol salicylic acid tác dụng tối đa với 2 mol NaOH trong dung dịch.
d) Thủy phân aspirin trong môi trường base thu được muối carboxylate và alcohol.
Thủy phân hoàn toàn m gam triglyceride X bằng 48 gam dung dịch NaOH 30% đun nóng (dùng dư 20% so với lượng phản ứng), thu được glycerol và 89,0 gam hỗn hợp muối của acid béo. Khối lượng mol của X có giá trị bằng bao nhiêu?
Đáp án:
Trong công nghiệp, nhôm (aluminium) được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy aluminium oxide (có mặt cryolite) với các điện cực đều làm bằng than chì (carbon graphite). Trong quá trình này, kim loại Al được tạo thành ở cathode, khí oxygen sinh ra tại anode phản ứng với than chì tạo CO, CO2 và làm giảm khối lượng anode. Trong một quá trình sản xuất nhôm, tại cathode thu được 5,4 kg Al, tại anode thu được hỗn hợp X gồm CO2 và CO (trong đó CO chiếm 70% về thể tích) và khối lượng anode giảm m kg. Biết rằng các tạp chất đều trơ (không tham gia quá trình điện cực và phản ứng), toàn bộ oxygen sinh ra đều phản ứng với than chì. Giá trị của m bằng bao nhiêu? (làm tròn kết quả đến hàng trăm).
Đáp án:
Enzyme là các protein xúc tác sinh học, giúp gia tăng tốc độ các phản ứng sinh hóa trong cơ thể như quá trình tiêu hóa, chuyển hóa năng lượng,…
Trong cơ thể, trypsin là enzyme được tiết vào ruột non giúp thủy phân các peptide thành amino acid và hoạt động thuận lợi ở pH khỏang 7,5 – 8,5; arginase là enzyme xúc tác quá trình thủy phân arginine (chủ yếu diễn ra ở gan) thành ornithine và hoạt động tối ưu ở pH khỏang 9,5; pepsin là enzyme có trong dạ dày, xúc tác quá trình phân giải protein thành các peptide ngắn, hoạt động tối ưu ở môi trường acid với pH khoảng 1,5 – 2,0.
Hiệu suất xúc tác của các enzyme trypsin, arginase, pepsin (được đánh số ngẫu nhiên từ 1 đến 3) theo ảnh hưởng pH của môi trường được minh họa ở đồ thị sau:
Xác định bộ gồm ba số, lần lượt ứng với pepsin, arginase, trypsin.
Đáp án:
Gang là hợp kim của sắt (iron) với carbon mà một số nguyên tố khác. Gang được sản xuất từ nguyên liệu là quặng hematite (thành phần chính là Fe2O3) và carbon, với hiệu suất chuyển hóa từ Fe2O3 thành Fe đạt 80%. Để sản xuất được 5,9 tấn gang (chứa 95% Fe về khối lượng) cần dùng m tấn quặng hematite (chứa 60% Fe2O3 về khối lượng, các tạo chất khác không chứa Fe). Giá trị của m bằng bao nhiêu (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?
Đáp án:
Ở một lò nung vôi công nghiệp, cứ sản xuất được 1000kg vôi sống cần dùng m kg than đá làm nhiên liệu. Biết rằng:
- Than đá chứa 84% carbon về khối lượng, còn lại là các tạp chất trơ.
- Có 50% lượng nhiệt tỏa ra từ nhiên liệu được hấp thụ để phân hủy đá vôi.
- Nhiệt tạo thành các chất được cho trong bảng sau:
Giá trị của m bằng bao nhiêu (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?
Đáp án:
Cho các phân tử: tinh bột, cellulose, saccharosse, maltose, fructose và glucose. Số phân tử có chứa liên kết glycoside là bao nhiêu?
Đáp án:
Lời giải và đáp án
Tinh bột thuộc loại polysaccharide, là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản của người và động vật. Phân tử tinh bột được tạo thành từ nhiều đơn vị
-
A.
α – fructose
-
B.
α – glucose
-
C.
β – fructose
-
D.
β – glucose.
Đáp án : B
Dựa vào cấu tạo của tinh bột.
Phân tử tinh bột được tạo thành từ nhiều đơn vị α – glucose
Đáp án B
Cho các phát biểu sau:
(1) Hầu hết các muối ammonium đều dễ tan trong nước;
(2) Ion NH4+ tác dụng với dung dịch acid tạo kết tủa màu trắng.
(3) Muối ammonium tác dụng với dung dịch base thu được khí có mùi khai;
(4) Hầu hết muối ammonium đều bền nhiệt
Phát biểu đúng là
-
A.
(2) và (3)
-
B.
(1) và (2)
-
C.
(1) và (3)
-
D.
(2) và (4).
Đáp án : C
Dựa vào tính chất của muối ammonium.
(1) đúng
(2) sai, ion NH4+ không tác dụng với H+
(3) đúng
(4) sai, hầu hết muối ammonium kém bền nhiệt.
Đáp án C
Tiến hành điện phân dung dịch NaCl bão hòa với điện cực trơ, không sử dụng màng ngăn xốp. Bố trí thí nghiệm như hình vẽ sau:
Phát biểu nào sau đây đúng?
-
A.
Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng tẩy màu.
-
B.
Quá trình xảy ra tại cathode là: H2O → O2 + 4H+ + 4e
-
C.
Quá trình xảy ra tại anode: 2H2O + 2e → H2 + 2OH-
-
D.
Thí nghiệm trên được sử dụng để điều chế kim loại Na trong công nghiệp.
Đáp án : A
Dựa vào phương pháp điện phân dung dịch.
A. đúng, vì khi không có màng ngăn tạo dung dịch nước Javel.
B. Sai, tại cathode xảy ra quá trình: H2O + 2e → H2 + 2OH-
C. Sai, Quá trình xảy ra tại anode: H2O → O2 + 4H+ + 4e
D. Sai, quá trình trên điều chế dung dịch nước Javel, NaOH.
-
A.
poly(vinyl chloride)
-
B.
polyethylene.
-
C.
polystrene
-
D.
poly(methyl methacrylate).
Đáp án : C
Dựa vào danh pháp của polymer.
Polymer X được cấu tạo từ monomer styrene nên có tên là polystrene.
Đáp án C
Trong phân tử chất nào sau đây có 2 nhóm amino (-NH2) và 1 nhóm carboxyl (-COOH)?
-
A.
Formic acid
-
B.
Lysine
-
C.
Alanine
-
D.
Glutamic acid.
Đáp án : B
Dựa vào cấu tạo của amino acid.
Lysine có 2 nhóm amino và 1 nhóm carboxyl.
Đáp án B
Bradykinin là một peptide có trong huyết tương, có vai trò quan trọng trong phản ứng viêm (gây giãn mạch, tăng tính thẩm mao mạch và gây đau). Bradykinin có trật tự sắp xếp các amino acid như sau: Arg – Pro – Pro – Gly – Phe – Ser – Pro – Phe – Arg.
Cho các nhận định sau:
(a) Bradykinin thuộc nonapeptide.
(b) Thủy phân hoàn toàn bradykinin thu được 5 amino acid.
(c) Thủy phân không hoàn toàn bradykinin thu được tối đa 7 dipeptide.
(d) Bradykinin phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu xanh lam.
Các nhận định đúng là
-
A.
(a), (d)
-
B.
(c), (d)
-
C.
(b), (c)
-
D.
(a), (b)
Đáp án : D
Dựa vào cấu tạo của bradykinin.
(a) đúng
(b) đúng
(c) sai, thủy phân không hoàn toàn bradykinin thu được tối đa 8 peptide.
(d) sai, tạo dung dịch xanh tím.
Đáp án D
Điểm chợp cháy là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất của khí quyển mà một chất lỏng hoặc vật liệu dễ bay hơi tạo thành lượng hơi đủ để bốc cháy trong không khí khi tiếp xúc nguồn lửa. Điểm chợp cháy được sử dụng để phân biệt chất lỏng dễ cháy với chất lỏng có thể gây cháy, chất lỏng có điểm chớp cháy nhỏ hơn 37,8oC được gọi là chất lỏng dễ cháy, chất lỏng có điểm chớp cháy lớn hơn 37,8oC được gọi là chất lỏng có thể gây cháy. Cho bảng số liệu sau:
Trong bảng trên, số chất lỏng dễ cháy là
-
A.
7
-
B.
8
-
C.
6
-
D.
9
Đáp án : B
Các chất có điểm chớp cháy nhỏ hơn 37,8oC được gọi là chất lỏng dễ cháy.
Propane, petane, hexane, ethanol, methanol, diethyl ether, acetaldehyde, trimethylamine là những chất lỏng dễ cháy.
Đáp án B
Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Cấu hình electron của nguyên tử R là
-
A.
1s22s22p63s2
-
B.
1s22s22p6
-
C.
1s22s22p5
-
D.
1s22s22p63s1
Đáp án : D
Nguyên tử R đã nhường 1 electron để trở thành cation R+
Nguyên tử R có cấu hình là 1s22s22p63s1
Đáp án D
-
A.
ethanol
-
B.
acetic acid
-
C.
methyl acetate
-
D.
benzene
Đáp án : A
Dựa vào phổ khối của X.
Chất X có thể là ethanol vì có M = 46.
Đáp án A
Dung dịch amine nào sau đây không làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
-
A.
Aniline
-
B.
Ethylamine
-
C.
Methylamine
-
D.
Dimethylamine
Đáp án : A
Dựa vào tính chất hóa học của amine.
Dung dịch aniline không làm đổi màu quỳ tím sang xanh do tính base rất yếu.
Đáp án A
-
A.
X thuộc loại muối sodium alkylbenzenesulfonate.
-
B.
X có công thức phân tử là C18H29SO3Na.
-
C.
X có đầu ưa nước và đuôi kị nước.
-
D.
X được sử dụng để sản xuất xà phòng.
Đáp án : D
Dựa vào cấu tạo của hợp chất X.
D sai, X được sản xuất làm chất giặt rửa tổng hợp.
Đáp án D
Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
-
A.
Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
-
B.
Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3.
-
C.
Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.
-
D.
Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl.
Đáp án : D
Dựa vào ý nghĩa của thế điện cực chuẩn.
D không xảy ra do thế điện cực của Ag+/Ag lớn hơn H+/H2
Đáp án D
Ethyl propionate là ester có mùi thơm của dứa. Công thức của ethyl propionate là
-
A.
HCOOC2H5
-
B.
C2H5COOC2H5
-
C.
C2H5COOCH3
-
D.
CH3COOCH3.
Đáp án : B
Dựa vào tên gọi của ester suy luận ra công thức.
Ethyl propionate có công thức là C2H5COOC2H5
Đáp án B
Cho thứ tự sắp xếp một số cặp oxi hóa – khử của kim loại trong dãy điện hóa:
Mg2+/Mg; Zn2+/Zn; Pb2+/Pb; Hg2+/Hg.
Ion kim loại có tính oxi hóa yếu nhất trong dãy là
-
A.
Hg2+
-
B.
Mg2+
-
C.
Pb2+
-
D.
Zn2+
Đáp án : A
Dựa vào ý nghĩa thế điện cực chuẩn của kim loại.
Ion Hg2+ có tính oxi hóa yếu nhất.
Đáp án A
Sự ăn mòn kim loại gây ảnh hưởng, phá hủy dần dần máy móc, thiết bị, các phương tiện giao thông vận tải, nhà cửa, cơ sở hạ tầng….Trong quá trình ăn mòn kim loại, kim loại bị ăn mòn đóng vai trò là chất
-
A.
cho proton
-
B.
cho electron
-
C.
nhận electron
-
D.
nhận proton
Đáp án : B
Dựa vào khái niệm sự ăn mòn kim loại.
Trong quá trình ăn mòn kim loại, kim loại bị ăn mòn đóng vai trò là chất cho electron.
Đáp án B
Ester X được tạo bởi methyl alcohol và acetic acid. Công thức của X là
-
A.
HCOOC2H5
-
B.
HCOOCH3
-
C.
CH3COOCH3
-
D.
CH3COOC2H5
Đáp án : C
Dựa vào cấu tạo của X.
Vì X được tạo bởi methyl alcohol và acetic acid nên công thức của X là: CH3COOCH3
Đáp án C
Polymer dùng để sản xuất cao su buna – N được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp chất nào sau đây với buta – 1,3 – diene?
-
A.
Styrene
-
B.
Caprolactam
-
C.
Isoprene
-
D.
Acrylonitrile
Đáp án : D
Dựa vào điều chế polymer.
Cao su buna – N được tổng hợp bằng cách đồng trùng hợp acrylonitrile với buta – 1,3 – diene.
Đáp án D
Cho sơ đồ pin Galvani Zn – Cu ở điều kiện chuẩn như hình vẽ sau:
Phát biểu nào sau đây đúng?
-
A.
Thế điện cực chuẩn của cặp Cu2+/Cu có giá trị bằng 1,102V.
-
B.
Dòng điện trong pin có chiều từ điện cực Zn sang điện cực Cu.
-
C.
Tại cathode của pin xảy ra quá trình Cu → Cu2+ + 2e.
-
D.
Phản ứng xảy ra trong pin là Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu.
Đáp án : D
Dựa vào nguyên tắc hoạt động của pin Galvanin.
A sai, 1,102V là sức điện động của pin.
B. sai, dòng điện trong pin có chiều từ điện cực Cu sang điện cực Zn.
C. sai, tại cathode của pin xảy ra quá trình Cu2+ + 2e → Cu.
D đúng
Đáp án D
Saccharose monolaurate được tổng hợp bằng phản ứng ester hóa giữa saccharose (đường mía hoặc đường củ cải) với lauric acid, một acid béo no có nhiều trong dầu dừa. Saccharose monolaurate được sử dụng như một nhũ hóa và chất hoạt động bề mặt trong thực phẩm và mĩ phẩm. Saccharose monolaurate được đánh giá an toàn và thân thiện với môi trường. Công thức cấu tạo của saccharose monolaurate như sau:
a) Lauric acid có chứa 12 nguyên tử carbon trong phân tử.
b) Saccharose monolaurate có đầu ưa nước là gốc saccharose và đuôi kị nước là gốc hydrocarbon.
c) Thủy phân hoàn toàn saccharose monolaurate trong môi trường acid thu được hai sản phẩm hữu cơ.
d) Trong saccharose monolaurate, gốc laurate gắn với nguyên tử C số 2 ở gốc glucose.
a) Lauric acid có chứa 12 nguyên tử carbon trong phân tử.
b) Saccharose monolaurate có đầu ưa nước là gốc saccharose và đuôi kị nước là gốc hydrocarbon.
c) Thủy phân hoàn toàn saccharose monolaurate trong môi trường acid thu được hai sản phẩm hữu cơ.
d) Trong saccharose monolaurate, gốc laurate gắn với nguyên tử C số 2 ở gốc glucose.
Dựa vào cấu tạo của saccharose monolaurate.
a) đúng.
b) đúng.
c) sai, thu được 3 sản phẩm hữu cơ: glucose, fructose và lauric acid.
d) đúng.
Polymer là các hợp chất cao phân tử có vai trò quan trọng trong cuộc sống và công nghiệp. Tùy theo thành phần và cấu trúc của polymer có thể có tính dẻo, tính đàn hồi,…Dựa vào sự biến đổi khác nhau khi bị đun nóng, polymer có thể được chia thành polymer nhiệt dẻo và polymer nhiệt rắn.
a) Hầu hết polymer tan được trong nước và có nhiệt độ nóng chảy xác định.
b) Tính chất vật lí của polymer phụ thuộc vào cấu tạo.
c) PE và PVC là các polymer có tính dẻo và thuộc loại polymer nhiệt dẻo.
d) Polymer nhiệt rắn bị nóng chảy khi đun nóng.
a) Hầu hết polymer tan được trong nước và có nhiệt độ nóng chảy xác định.
b) Tính chất vật lí của polymer phụ thuộc vào cấu tạo.
c) PE và PVC là các polymer có tính dẻo và thuộc loại polymer nhiệt dẻo.
d) Polymer nhiệt rắn bị nóng chảy khi đun nóng.
Dựa vào khái niệm chất nhiệt dẻo và chất nhiệt rắn.
a) sai, hầu hết polymer không tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy không xác định.
b) sai, tính chất của polymer phụ thuộc vào thành phần và cấu trúc.
c) đúng.
d) sai, polymer nhiệt rắn bị phân hủy khi đun nóng.
Hai nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm điện phân dung dịch CuSO4 với một điện cực than chì và một điện cực bằng đồng (bỏ qua sự thay đổi thể tích của dung dịch khi điện phân).
Nhóm 1: Nối điện cực than chì với điện cực dương và điện cực đồng với điện cực âm của nguồn điện.
Nhóm 2: Nối điện cực than chì với điện cực âm và điện cực đồng với điện cực dương của nguồn điện.
Hai nhóm đều đưa ra giả thuyết sau: trong quá trình điện phân, nồng độ ion Cu2+ giảm dần ứng với màu xanh của dung dịch nhạt dần.
a) Ở nhóm thứ hai, tại anode xảy ra quá trình oxi hóa đồng.
b) Đối với cả hai nhóm đều có kim loại đồng bám vào cathode.
c) Ở nhóm thứ nhất, pH của dung dịch điện phân giảm dần.
d) Giả thuyết đúng với nhóm thứ nhất và sai với nhóm thứ hai.
a) Ở nhóm thứ hai, tại anode xảy ra quá trình oxi hóa đồng.
b) Đối với cả hai nhóm đều có kim loại đồng bám vào cathode.
c) Ở nhóm thứ nhất, pH của dung dịch điện phân giảm dần.
d) Giả thuyết đúng với nhóm thứ nhất và sai với nhóm thứ hai.
Dựa vào nguyên tắc hoạt động của pin.
a) đúng, nhóm hai có cực anode làm bằng Cu nên xảy ra quá trình: Cu2+ + 2e → Cu.
b) sai, nhóm 2 không có đồng bám trên cathode.
c) đúng, pH của dung dịch giảm dần do sinh ra H+
d) đúng.
Aspirin là một hợp chất được sử dụng làm giảm đau, hạ sốt. Sau khi uống, aspirin bị thủy phân trong cơ thể sẽ tạo thành acid salicylic. Salicylic acid ức chế quá trình sinh tổng hợp prostaglandin (chất gây đau, sốt và viêm khi nồng độ trong máu cao hơn mức bình thường).
a) Công thức phân tử của aspirin là C9H8O4.
b) Trong một phân tử aspirin có chứa 4 liên kết π.
c) 1 mol salicylic acid tác dụng tối đa với 2 mol NaOH trong dung dịch.
d) Thủy phân aspirin trong môi trường base thu được muối carboxylate và alcohol.
a) Công thức phân tử của aspirin là C9H8O4.
b) Trong một phân tử aspirin có chứa 4 liên kết π.
c) 1 mol salicylic acid tác dụng tối đa với 2 mol NaOH trong dung dịch.
d) Thủy phân aspirin trong môi trường base thu được muối carboxylate và alcohol.
Dựa vào tính chất hóa học của aspirin.
a) đúng
b) sai, 1 phân tử aspirin chứa 5 liên kết π
c) đúng
d) sai, thủy phân trong môi trường base asprine thu được phenol và muối carboxylate.
Thủy phân hoàn toàn m gam triglyceride X bằng 48 gam dung dịch NaOH 30% đun nóng (dùng dư 20% so với lượng phản ứng), thu được glycerol và 89,0 gam hỗn hợp muối của acid béo. Khối lượng mol của X có giá trị bằng bao nhiêu?
Đáp án:
Đáp án:
Dựa vào phản ứng thủy phân triglyceride trong môi trường base.
m NaOH = 48.30% = 14,4g
n NaOH lí thuyết = 14,4 : 40 = 0,36 mol
n NaOH ban đầu = n NaOH phản ứng + n NaOH dư => n NaOH phản ứng = 0,36 : (1 + 0,2) = 0,3 mol
n C3H5(OH)3 = 0,1 mol
Bảo toàn khối lượng: m chất béo + m NaOH = m muối + m C3H5(OH)3 → m chất béo = 86,2g
MX = 86,2 : 0,1 = 862 amu
Trong công nghiệp, nhôm (aluminium) được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy aluminium oxide (có mặt cryolite) với các điện cực đều làm bằng than chì (carbon graphite). Trong quá trình này, kim loại Al được tạo thành ở cathode, khí oxygen sinh ra tại anode phản ứng với than chì tạo CO, CO2 và làm giảm khối lượng anode. Trong một quá trình sản xuất nhôm, tại cathode thu được 5,4 kg Al, tại anode thu được hỗn hợp X gồm CO2 và CO (trong đó CO chiếm 70% về thể tích) và khối lượng anode giảm m kg. Biết rằng các tạp chất đều trơ (không tham gia quá trình điện cực và phản ứng), toàn bộ oxygen sinh ra đều phản ứng với than chì. Giá trị của m bằng bao nhiêu? (làm tròn kết quả đến hàng trăm).
Đáp án:
Đáp án:
Tính khối lượng của Al, từ phản ứng điều chế Al tính khối lượng anode giảm.
n Al = 5,4 : 27 = 0,2 k.mol
2Al2O3 → 4Al + 3O2
0,2 → 0,15 k.mol
Vì CO chiếm 70% về thể tích nên gọi số mol CO là 0,7a mol; số mol CO2 là 0,3a mol
C + O2 → CO2
0,3 ← 0,3a
2C + O2 → 2CO
0,35a 0,7a
\(\sum {{n_{{O_2}}} = 0,3{\rm{a}} + 0,35{\rm{a}} = 0,65{\rm{a}} = 0,15 \to a = \frac{3}{{13}}k.mol} \)
Khối lượng anode giảm = Khối lượng C =\(\frac{3}{{13}}\). 12 = 2,77kg
Enzyme là các protein xúc tác sinh học, giúp gia tăng tốc độ các phản ứng sinh hóa trong cơ thể như quá trình tiêu hóa, chuyển hóa năng lượng,…
Trong cơ thể, trypsin là enzyme được tiết vào ruột non giúp thủy phân các peptide thành amino acid và hoạt động thuận lợi ở pH khỏang 7,5 – 8,5; arginase là enzyme xúc tác quá trình thủy phân arginine (chủ yếu diễn ra ở gan) thành ornithine và hoạt động tối ưu ở pH khỏang 9,5; pepsin là enzyme có trong dạ dày, xúc tác quá trình phân giải protein thành các peptide ngắn, hoạt động tối ưu ở môi trường acid với pH khoảng 1,5 – 2,0.
Hiệu suất xúc tác của các enzyme trypsin, arginase, pepsin (được đánh số ngẫu nhiên từ 1 đến 3) theo ảnh hưởng pH của môi trường được minh họa ở đồ thị sau:
Xác định bộ gồm ba số, lần lượt ứng với pepsin, arginase, trypsin.
Đáp án:
Đáp án:
Dựa vào khoảng pH của các loại enzyme.
Theo sơ đồ minh họa:
Đường cong (1) hiệu suất hoạt động tăng cao ở khoảng pH = 1,5 – 2 ứng với pepsin
Đường cong (2) hiệu suất hoạt động tăng cao ở khoảng pH = 7,5 – 8,5 ứng với trypsin.
Đường cong (3) ứng với arginase.
Bộ ba số là: 132
Gang là hợp kim của sắt (iron) với carbon mà một số nguyên tố khác. Gang được sản xuất từ nguyên liệu là quặng hematite (thành phần chính là Fe2O3) và carbon, với hiệu suất chuyển hóa từ Fe2O3 thành Fe đạt 80%. Để sản xuất được 5,9 tấn gang (chứa 95% Fe về khối lượng) cần dùng m tấn quặng hematite (chứa 60% Fe2O3 về khối lượng, các tạo chất khác không chứa Fe). Giá trị của m bằng bao nhiêu (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?
Đáp án:
Đáp án:
Dựa vào phản ứng luyện gang, thép.
Khối lượng Fe trong gang là: 5,9.95% = 5,605 tấn => n Fe = 5,605 : 56 tấn mol.
2Fe2O3 → 4Fe + 3O2
← \(\frac{{5,605}}{{56}}\)
n Fe2O3 = \(\frac{{5,605}}{{56}}\).2 : 4 : 80%
m hematite cần sử dụng là: (\(\frac{{5,605}}{{56}}\).2 : 4 : 80%).160:60% = 16,7 tấn
Ở một lò nung vôi công nghiệp, cứ sản xuất được 1000kg vôi sống cần dùng m kg than đá làm nhiên liệu. Biết rằng:
- Than đá chứa 84% carbon về khối lượng, còn lại là các tạp chất trơ.
- Có 50% lượng nhiệt tỏa ra từ nhiên liệu được hấp thụ để phân hủy đá vôi.
- Nhiệt tạo thành các chất được cho trong bảng sau:
Giá trị của m bằng bao nhiêu (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?
Đáp án:
Đáp án:
Dựa vào công thức tính enthalpy của phản ứng.
CaCO3 → CaO + CO2 (1)
C + O2 → CO2
\({\Delta _r}H_{298}^o(1) = {\Delta _f}H_{298}^o(CaO) + {\Delta _f}H_{298}^o(C{O_2}) - {\Delta _f}H_{298}^o(CaC{O_3}) = - 635,1 + ( - 393,5) - ( - 1206,9) = 178,3kJ\)
\({\Delta _r}H_{298}^o(2) = {\Delta _f}H_{298}^o(C{O_2}) = - 393,5kJ\)
n CaO = 1000 : 56 k.mol
Bảo toàn năng lượng: \(\frac{{1000}}{{56}}.178,3\)=\(\frac{m}{{12}}.50\% .84\% \).393,5 → m = 231 tấn
Cho các phân tử: tinh bột, cellulose, saccharosse, maltose, fructose và glucose. Số phân tử có chứa liên kết glycoside là bao nhiêu?
Đáp án:
Đáp án:
Dựa vào cấu tạo của carbohydrate.
Tinh bột, cellulose, saccharose, maltose có chứa liên kết glycoside.
Đáp án 4
Tinh bột chứa hỗn hợp chất nào sau đây?
Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Trường THPT Chuyên KHTN Hà Nội
Cấu trúc mạch vòng của carbohydrate nào sau đây không có nhóm -OH hemiacetal hoặc hemiketal?
Trong nước, thế điện cực chuẩn của kim loại Mn+/M
Chất X có công thức cấu tạo là CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Bắc Giang
- Đề tham khảo thi THPT môn Hóa - Đề số 7 (hay, chi tiết)
- Đề tham khảo thi THPT môn Hóa - Đề số 6 (hay, chi tiết)
- Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Trường THPT Chuyên Hạ Long (Quảng Ninh)
- Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Trường THPT Chuyên KHTN Hà Nội
- Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Sở GD Bắc Giang
- Đề tham khảo thi THPT môn Hóa - Đề số 7 (hay, chi tiết)
- Đề tham khảo thi THPT môn Hóa - Đề số 6 (hay, chi tiết)
- Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Trường THPT Chuyên Hạ Long (Quảng Ninh)
- Đề thi thử THPT môn Hóa lần 1 năm 2025 Trường THPT Chuyên KHTN Hà Nội