Đề thi giữa kì 1 Sinh 11 Cánh diều - Đề số 3>
Tải vềSự hấp thụ nước ở tế bào lông hút được thực hiện theo cơ chế
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Đề bài
Phần trắc nghiệm (7 điểm):
Câu 1: Sự hấp thụ nước ở tế bào lông hút được thực hiện theo cơ chế:
A. Thụ động
B. Chủ động không tiêu tốn năng lượng
C. Chủ động có tiêu tốn năng lượng
D. Cả A và B.
Câu 2: Vai trò nào sau đây không thuộc của quá trình thoát hơi nước?
A. Là động lực phía trên của quá trình hút và vận chuyển nước.
B. Tránh sự đốt nóng lá cây bởi ánh sáng mặt trời.
C. Kích thích quá trình quang hợp và hô hấp diễn ra với tốc độ bình thường.
D. Giúp cây hấp thụ CO2 và giải phóng ôxi.
Câu 3: Cắt cây thân thảo (bầu, bí, cà chua...) ở gần gốc, sau vài phút thấy những giọt nhựa rỉ ra ở phần thân bị cắt. Hiện tượng này gọi là:
A. Ứ giọt
B. Rỉ nhựa
C. Trào nước
D. Rỉ nhựa hoặc ứ giọt
Câu 4: Chất không phải là sản phẩm của pha sáng là:
A. Ôxi.
B. ATP
C. Đường C6H12O6
D. NADPH
Câu 5: Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng nào?
A. Nitơ phân tử
B. NH4-, NO3+
C. NH4+, NO3-
D. NH4, NO3
Câu 6: Sản phẩn ổn định đầu tiên trong quá trình cố định CO2 ở thực vật C3 là:
A. Axit phôtpho glixêric
B. Phôtpho enol piruvat
C. Ribulozơ 1-5 diphôtphat
D. Axit oxalo axêtic
Câu 7: Cường độ thoát hơi nước được điều chỉnh chủ yếu bởi?
A. Cơ chế khuếch tán hơi nước qua lớp cutin.
B. Cơ chế cân bằng nước.
C. Cơ chế khuếch tán hơi nước từ bề mặt lá ra không khí xung quanh
D. Cơ chế đóng, mở khí khổng.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi nồng độ ôxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây giảm
B. Khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch của tế bào rễ thấp thì khả năng hút nước của cây sẽ cao
C. Khả năng hút nước của cây ở rễ không phụ thuộc vào sự thoát hơi nước ở lá.
D. Bón phân càng nhiều cây sinh trưởng càng tốt.
Câu 9: Kết luận nào dưới đây không đúng?
A. Pha tối trong quá trình quang hợp ở thực vật CAM chỉ diễn ra ở lục lạp của một loại tế bào.
B. Ở thực vật CAM, quá trình cố định CO2 từ môi trường xảy ra vào ban đêm, quá trình tổng hợp đường xảy ra vào ban ngày.
C. Pha tối trong quá trình quang hợp ở thực vật C4 diễn ra ở lục lạp của hai loại tế bào.
D. Trong các con đường cố định CO2, hiệu quả quang hợp ở các nhóm thực vật được xếp theo thứ tự C3 > C4 > CAM
Câu 10: Xác động vật và thực vật phải trải qua quá trình biến đổi nào cây mới có thể sử dụng được nguồn nitơ?
A. Quá trình nitrat hoá và phản nitrat hoá.
B. Quá trình nitrat hoá và amôn hoá
C. Quá trình amôn hoá và hình thành axit amin.
D. Quá trình cố định nitơ
Câu 11: Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau: Thông thường, có khoảng ... lượng nước mà rễ cây hấp thụ được bị mất đi qua con đường thoát hơi nước.
A. 80%
B. 90%
C. 95%
D. 98%
Câu 12: Thoát hơi nước có vai trò như thế nào đối với cơ thể thực vật?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ, giúp vận chuyển nước, các ion khoáng từ rễ lên lá, tạo môi trường liên kết các bộ phận trong cây và tạo độ cứng cho cây thân thảo.
C. Nhờ có thoát hơi nước mà khí khổng mở, tạo điều kiện cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
D. Giúp hạ nhiệt độ của cây vào những ngày nắng nóng, đảm bảo cho các quá trình sinh lí xảy ra bình thường.
Câu 13: Động lực đầu trên của dòng mạch gỗ là gì?
A. Thoát hơi nước
B. Áp suất rễ
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước
D. Lực liên kết giữa nước và thành mạch gỗ
Câu 14: Cây nào dưới đây thoát hơi nước qua khí khổng ở cả hai mặt lá?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Thược dược
C. Đoạn
D. Thường xuân
B. Tự luận
Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày vai trò của quá trình thoát hơi nước?
Câu 2 (1,0 điểm). Vì sao cần phải bón phân hợp lý, tùy vào loại phân bón, loại đất, giống và loại cây trồng?
-------- Hết --------
Đáp án
Phần trắc nghiệm (7 điểm):
1. A |
2. C |
3. B |
4. C |
5. C |
6. A |
7. D |
8. A |
9. D |
10. B |
11. D |
12. A |
13. A |
14. B |
Câu 1:
Sự hấp thụ nước ở tế bào lông hút được thực hiện theo cơ chế: A. Thụ động B. Chủ động không tiêu tốn năng lượng C. Chủ động có tiêu tốn năng lượng D. Cả A và B. |
Phương pháp:
Sự hấp thụ nước ở tế bào lông hút được thực hiện theo cơ chế: Thụ động
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
Câu 2:
Vai trò nào sau đây không thuộc của quá trình thoát hơi nước? A. Là động lực phía trên của quá trình hút và vận chuyển nước. B. Tránh sự đốt nóng lá cây bởi ánh sáng mặt trời. C. Kích thích quá trình quang hợp và hô hấp diễn ra với tốc độ bình thường. D. Giúp cây hấp thụ CO2 và giải phóng ôxi. |
Phương pháp:
Vai trò của quá trình thoát hơi nước:
- Là động lực phía trên của quá trình hút và vận chuyển nước.
- Tránh sự đốt nóng lá cây bởi ánh sáng mặt trời.
- Giúp cây hấp thụ CO2 và giải phóng ôxi.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
Câu 3:
Cắt cây thân thảo (bầu, bí, cà chua...) ở gần gốc, sau vài phút thấy những giọt nhựa rỉ ra ở phần thân bị cắt. Hiện tượng này gọi là: A. Ứ giọt B. Rỉ nhựa C. Trào nước D. Rỉ nhựa hoặc ứ giọt |
Phương pháp:
Cắt cây thân thảo (bầu, bí, cà chua...) ở gần gốc, sau vài phút thấy những giọt nhựa rỉ ra ở phần thân bị cắt. Hiện tượng này gọi là: Rỉ nhựa
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
Câu 4:
Chất không phải là sản phẩm của pha sáng là: A. Ôxi. B. ATP C. Đường C6H12O6 D. NADPH |
Phương pháp:
Chất không phải là sản phẩm của pha sáng là: Đường C6H12O6
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
Câu 5:
Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng nào? A. Nitơ phân tử B. NH4-, NO3+ C. NH4+, NO3- D. NH4, NO3 |
Phương pháp:
Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng: NH4+, NO3-
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
Câu 6:
Sản phẩn ổn định đầu tiên trong quá trình cố định CO2 ở thực vật C3 là: A. Axit phôtpho glixêric B. Phôtpho enol piruvat C. Ribulozơ 1-5 diphôtphat D. Axit oxalo axêtic |
Phương pháp:
Sản phẩn ổn định đầu tiên trong quá trình cố định CO2 ở thực vật C3 là: Axit phôtpho glixêric
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
Câu 7:
Cường độ thoát hơi nước được điều chỉnh chủ yếu bởi? A. Cơ chế khuếch tán hơi nước qua lớp cutin. B. Cơ chế cân bằng nước. C. Cơ chế khuếch tán hơi nước từ bề mặt lá ra không khí xung quanh D. Cơ chế đóng, mở khí khổng. |
Phương pháp:
Cường độ thoát hơi nước được điều chỉnh chủ yếu bởi cơ chế đóng, mở khí khổng.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Khi nồng độ ôxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây giảm B. Khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch của tế bào rễ thấp thì khả năng hút nước của cây sẽ cao C. Khả năng hút nước của cây ở rễ không phụ thuộc vào sự thoát hơi nước ở lá. D. Bón phân càng nhiều cây sinh trưởng càng tốt. |
Phương pháp:
Khi nồng độ ôxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây giảm.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
Câu 9:
Kết luận nào dưới đây không đúng? A. Pha tối trong quá trình quang hợp ở thực vật CAM chỉ diễn ra ở lục lạp của một loại tế bào. B. Ở thực vật CAM, quá trình cố định CO2 từ môi trường xảy ra vào ban đêm, quá trình tổng hợp đường xảy ra vào ban ngày. C. Pha tối trong quá trình quang hợp ở thực vật C4 diễn ra ở lục lạp của hai loại tế bào. D. Trong các con đường cố định CO2, hiệu quả quang hợp ở các nhóm thực vật được xếp theo thứ tự C3 > C4 > CAM |
Phương pháp:
Trong các con đường cố định CO2, hiệu quả quang hợp ở các nhóm thực vật được xếp theo thứ tự C3 > C4 > CAM
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
Câu 10:
Xác động vật và thực vật phải trải qua quá trình biến đổi nào cây mới có thể sử dụng được nguồn nitơ? A. Quá trình nitrat hoá và phản nitrat hoá. B. Quá trình nitrat hoá và amôn hoá C. Quá trình amôn hoá và hình thành axit amin. D. Quá trình cố định nitơ |
Phương pháp:
Xác động vật và thực vật phải trải qua quá trình nitrat hoá và amôn hoá cây mới có thể sử dụng được nguồn nitơ
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
Câu 11:
Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau: Thông thường, có khoảng ... lượng nước mà rễ cây hấp thụ được bị mất đi qua con đường thoát hơi nước. A. 80% B. 90% C. 95% D. 98% |
Phương pháp:
Thông thường, có khoảng ..98%.. lượng nước mà rễ cây hấp thụ được bị mất đi qua con đường thoát hơi nước.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
Câu 12:
Thoát hơi nước có vai trò như thế nào đối với cơ thể thực vật? A. Tất cả các phương án còn lại B. Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ, giúp vận chuyển nước, các ion khoáng từ rễ lên lá, tạo môi trường liên kết các bộ phận trong cây và tạo độ cứng cho cây thân thảo. C. Nhờ có thoát hơi nước mà khí khổng mở, tạo điều kiện cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. D. Giúp hạ nhiệt độ của cây vào những ngày nắng nóng, đảm bảo cho các quá trình sinh lí xảy ra bình thường. |
Phương pháp:
Thoát hơi nước có vai trò:
- Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ, giúp vận chuyển nước, các ion khoáng từ rễ lên lá, tạo môi trường liên kết các bộ phận trong cây và tạo độ cứng cho cây thân thảo.
- Nhờ có thoát hơi nước mà khí khổng mở, tạo điều kiện cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
- Giúp hạ nhiệt độ của cây vào những ngày nắng nóng, đảm bảo cho các quá trình sinh lí xảy ra bình thường.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
Câu 13:
Động lực đầu trên của dòng mạch gỗ là gì? A. Thoát hơi nước B. Áp suất rễ C. Lực liên kết giữa các phân tử nước D. Lực liên kết giữa nước và thành mạch gỗ |
Phương pháp:
Động lực đầu trên của dòng mạch gỗ là thoát hơi nước
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
Câu 14:
Cây nào dưới đây thoát hơi nước qua khí khổng ở cả hai mặt lá? A. Tất cả các phương án còn lại B. Thược dược C. Đoạn D. Thường xuân |
Phương pháp:
Thược dược thoát hơi nước qua khí khổng ở cả hai mặt lá.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
Trình bày vai trò của quá trình thoát hơi nước? |
Phương pháp:
Dựa vào bài sự hấp thụ nước và muối khoáng của thực vật.
Lời giải chi tiết:
Vai trò của quá trình thoát hơi nước:
- Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ, tạo lực hút giúp vận chuyển nước và muối khoáng cũng như các chất tan khác từ rễ lên các bộ phận phía trên của cây
- Tạo môi trường liên kết các bộ phận trong cây và tạo độ cứng cho cây thân thảo
- Trong quá trình thoát hơi nước, khí khổng mở và nhờ đó mà khí CO2 có cơ hội khuếch tán vào trong lá, làm nguyên liệu cho quá trình quang hợp diễn ra
- Giúp hạ nhiệt bề mặt lá và điều hòa không khí.
Câu 2 (1,0 điểm).
Vì sao cần phải bón phân hợp lý, tùy vào loại phân bón, loại đất, giống và loại cây trồng? |
Phương pháp:
Khi bón phân cho cây trồng, chúng ta cần phải bón hợp lí (đúng thời điểm, đúng liều lượng, đúng loại, đúng giai đoạn phát triển của cây).
Lời giải chi tiết:
Khi bón phân cho cây trồng, chúng ta cần phải bón hợp lí (đúng thời điểm, đúng liều lượng, đúng loại, đúng giai đoạn phát triển của cây) vì:
- Mỗi loại cây trồng cần thành phần ion khoáng khác nhau với hàm lượng khác nhau. Đặc biệt trong mỗi giai đoạn, cây trồng cũng có nhu cầu khoáng (về thành phần, hàm lượng) hoàn toàn khác nhau. Và nếu tuân thủ đúng điều này thì sẽ vừa bảo đảm an toàn vệ sinh, vừa tiết kiệm chi phí đồng thời cây trồng sẽ sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao.
- Nếu bón phân mà không chú ý đến chủng loại cây, lượng phân bón, thành phần phân bón thì trước tiên, cây trồng sẽ cho năng suất kém vì nguồn dinh dưỡng khoáng không đảm bảo (ion này thừa, ion kia thiếu). Thứ hai, sự tồn dư hóa chất có thể gây chết cây hoặc dẫn đến sự mất an toàn về sức khỏe khi chúng ta sử dụng thành phẩm của chúng làm thức ăn. Thứ ba, sự tồn dư phân bón ở môi trường ngoài sẽ gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người cũng như hệ sinh vật có liên quan.
- Đề thi giữa kì 1 Sinh 11 Cánh diều - Đề số 4
- Đề thi giữa kì 1 Sinh 11 Cánh diều - Đề số 5
- Tổng hợp 5 đề thi giữa học kì 1 Sinh 11 Cánh diều có đáp án
- Đề thi giữa kì 1 Sinh 11 Cánh diều - Đề số 6
- Đề thi giữa kì 1 Sinh 11 Cánh diều - Đề số 7
>> Xem thêm