Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Tiếng Việt 3>
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Tiếng Việt 3
Đề bài
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)
2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)
3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)
4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)
5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)
6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)
7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)
8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Chuyện của loài kiến
Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn.
Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp bị chết, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sống sót, bảo:
- Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.
Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo:
- Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được.
Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn.
Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.
(Theo Truyện cổ dân tộc Chăm)
1. Khi xưa, loài kiến sống như thế nào? (0.5 điểm)
A. Sống theo đàn
B. Sống theo nhóm
C. Sống phân chia theo cấp bậc
D. Sống lẻ một mình
2. Việc sống đơn lẻ của loài kiến đã dẫn tới kết quả gì? (0.5 điểm)
☐ Nội bộ loài kiến thường xuyên cãi cọ, mất đoàn kết.
☐ Những chú kiến bé thường bị loài thú bắt nạt
☐ Các chú kiến tự mình lao động và giàu lên trông thấy
☐ Loài kiến rơi vào tình trạng chết dần chết mòn
3. Trước việc giống nòi của mình đang chết dần chết mòn, kiến đỏ đã đưa ra những ý kiến gì? (0.5 điểm)
☐ Yêu cầu những chú kiến còn sống phải nghe lời mình, tôn mình làm thủ lĩnh.
☐ Tập hợp những chú kiến còn sống về ở chung với nhau.
☐ Đề nghị mọi người đào hang dưới đất làm nhà.
☐ Đề nghị mọi người chú ý rèn luyện sức khoẻ không để bị loài nào bắt nạt nữa
4. Để thuyết phục mọi người, kiến đỏ đã đưa ra những lí lẽ gì? Em hãy nối cột A với cột B cho phù hợp để được ý kiến và lý giải tương ứng của kiến đỏ. (0.5 điểm)
A |
B |
1. Tập hợp về ở chung |
a. loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi trà, đào hang dưới đất sẽ an toàn hơn. |
2. Đào hang dưới đất làm tổ |
b. loài ta sức yếu, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh |
5. Trước ý kiến của kiến đỏ, những con kiến khác có phản ứng như thế nào? (0.5 điểm)
A. Phản đối và không phục.
B. Tuy không cho là phải nhưng vẫn nghe lời kiến đỏ vì không còn cách nào khác
C. Cho rằng kiến đỏ nói phải nên cùng nhau đoàn kết làm theo
D. Cho rằng kiến đỏ là kẻ hống hách, tự cao cần phải tiêu diệt.
6. Hãy sắp xếp các ý sau đây để được thứ tự các công việc mà đàn kiến đã làm? (0.5 điểm)
a) Tha hạt cây, hạt cỏ về để dành đồ ăn
b) Những con kiến bé nhỏ tập hợp thành đàn
c) Con khoét đất, con tha đất đi bỏ, chung sức đào hang
7. Nhờ đoàn kết tập hợp thành đàn, cùng nhau làm tổ, cùng nhau dự trữ đồ ăn, kết cục của họ hàng nhà kiến ra sao? (0.5 điểm)
A. Họ hàng nhà kiến giàu lên trông thấy, con nào cũng béo múp.
B. Chúng lại xảy ra tranh cãi xem con nào mới xứng đáng làm thủ lĩnh.
C. Chúng chết dần chết mòn vì tranh nhau đồ ăn dự trữ
D. Họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, họ sống hiền lành, chăm chỉ và không để ai bắt nạt.
8. Câu “Đàn kiến đông đúc.” thuộc mẫu câu nào em đã được học. (0.5 điểm)
A. Câu kể Ai thế nào?
B. Câu kể Ai làm gì?
C. Câu kể Ai là gì?
D. Câu đã cho không phải là câu kể.
9. Chuyện của loài kiến cho em bài học gì? (1 điểm)
10. Hãy lựa chọn đáp án thích hợp để hoàn chỉnh những câu có sử dụng biện pháp so sánh sau (1 điểm)
a. Dải mây trắng, mỏng, mềm mại như ..........
b. Cây phượng vĩ nở hoa đỏ rực trông như ...........
c. Mặt biển buổi sáng trong xanh như ...
d. Ông mặt trời nhô lên khỏi mặt biển đỏ rực giống như .........
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Buổi học thể dục
Thầy giáo nói : "Giỏi lắm ! Thôi, con xuống đi !" Nhưng Nen-li còn muốn đứng trên chiếc xà như những người khác.
Sau vài lần cố gắng, cậu đặt được hai khuỷu tay, rồi hai đầu gối, cuối cùng là bàn chân lên xà. Thế là cậu đứng thẳng người lên, thở dốc, nhưng nét mặt rạng rỡ vẻ chiến thắng, nhìn xuống chúng tôi.
A-MI-XI
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Viết đoạn văn ngắn kể về một người lao động trí óc mà em biết.
Lời giải chi tiết
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
1. (0.5 điểm) D. Sống lẻ một mình
2. (0.5 điểm)
Việc sống đơn lẻ của loài kiến đã dẫn đến hậu quả:
- Những chú kiến bé thường bị loài thú bắt nạt
- Loài kiến rơi vào tình trạng chết dần chết mòn
3. (0.5 điểm)
Trước việc giống nòi của mình đang chết dần chết mòn, kiến đỏ đã đưa ra những ý kiến:
- Tập hợp những chú kiến còn sống về ở chung với nhau.
- Đề nghị mọi người chú ý rèn luyện sức khoẻ không để bị loài nào bắt nạt nữa
4. (0.5 điểm)
Kiến đỏ đã thuyết phục mọi người như sau:
1 – b: Tập hợp về ở chung – loài ta sức yếu, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.
2 – a: Đào hang dưới đất làm tổ - loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi trà, đào hang ở dưới đất sẽ an toàn hơn.
5. (0.5 điểm) C. Cho rằng kiến đỏ nói phải nên cùng nhau đoàn kết làm theo
6. (0.5 điểm)
Thứ tự những việc mà đàn kiến đã làm để xây dựng họ hàng nhà mình là:
b) Những con kiến bé nhỏ tập hợp thành đàn
c) Con khoét đất, con tha đất đi bỏ, chung sức đào hang
a) Tha hạt cây, hạt cỏ về để dành đồ ăn
7. (0.5 điểm) D. Họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, họ sống hiền lành, chăm chỉ và không để ai bắt nạt.
8. (0.5 điểm) A. Câu kể Ai thế nào?
9. (1 điểm)
Câu trả lời phải đảm bảo ý: Bài học từ câu chuyện của loài kiến: Đoàn kết là sức mạnh.
10. (1 điểm)
a. Dải mây trắng, mỏng, mềm mại như dải lụa.
b. Cây phượng vĩ nở hoa đỏ rực trông như chiếc ô đỏ khổng lồ.
c. Mặt biển buổi sáng trong xanh như viên ngọc biếc.
d. Ông mặt trời nhô lên khỏi mặt biển đỏ rực giống như quả cầu lửa.
B. KIỂM TRA VIẾT
I/ Chính tả (4 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)
- Người đó là ai? Ai nghề gì?
- Người đó hằng ngày làm những việc gì?
- Người đó làm việc như thế nào?
- Cảm nghĩ của em về công việc của người đó?
* Về hình thức:
- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm
- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm
- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm
Bài viết tham khảo:
Trong nhà em có bố mẹ đều là người lao động trí óc, nhưng em thích công việc của mẹ hơn cả. Mẹ em là biên tập viên của một công ty sách. Công việc hàng ngày của mẹ rất bận rộn. Thường thường, 7h sáng mẹ chở em đi học rồi đến cơ quan làm việc. Công việc của mẹ là biên tập, chỉnh sửa những bản thảo cho hoàn chỉnh để sau này xuất bản thành cuốn sách. Để làm được công việc ấy thì đòi hỏi mẹ phải có sự kiên nhẫn và dành nhiều thời gian để đọc, nghiên cứu, tìm tòi phát hiện ra lỗi sai để chỉnh sửa. Mặc dù công việc của mẹ rất thầm lặng nhưng em thấy nó vô cùng có ích. Bởi vì có những người như mẹ thì những cuốn sách mới trở nên dễ đọc hơn, người đọc mới hiểu hết những kiến thức trong đó. Mặc dù công việc của mẹ rất bận nhưng mẹ vẫn luôn dành thời gian chăm sóc gia đình và hướng dẫn em học bài. Mẹ là một tấm gương sáng để em học tập và noi theo. Em cũng sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành người trí thức như mẹ em.
Loigiaihay.com
- Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Tiếng Việt 3
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 3
- Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 3
- Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 3
- Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 3
- Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 3
- Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 3
- Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 3
- Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 3
- Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 3
- Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 3