Đề kiểm tra học kì 2 - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

Phong trào Cần Vương bùng nổ xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?

 

  • A.

    Cuộc phản công ở kinh thành Huế

     

  • B.

    Mâu thuẫn giữa phái chủ chiến với thực dân Pháp

     

  • C.

    Sự ra đời của chiếu Cần Vương

     

  • D.

    Mâu thuẫn dân tộc diễn ra gay gắt

Câu 2 :

Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Dương lại bùng lên mạnh mẽ?

  • A.

    Để phản đối chính sách bắt lính của thực dân Pháp

     

  • B.

    Do chính sách thống trị tàn bạo và bóc lột nặng nề của thực dân Pháp

     

  • C.

    Để phản đối chính sách chia để trị của thực dân Pháp

     

  • D.

    Để phản đối chính sách thuế và độc quyền của Pháp

Câu 3 :

Lực lượng xã hội nào đã tiếp thu luồng tư tưởng mới bên ngoài và lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX?

  • A.

    Nông dân

     

  • B.

    Công nhân

     

  • C.

    Sĩ phu yêu nước tiến bộ

     

  • D.

    Sĩ phu phong kiến yêu nước

Câu 4 :

 Ngày 1-9-1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

  • A.

    Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng

     

  • B.

    Quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất

     

  • C.

    Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam

     

  • D.

    Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai

Câu 5 :

Đâu không phải là hành động của thực dân Pháp chuẩn bị cho cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất?

  • A.

    Xây dựng lực lượng quân đội ở Bắc Kì

  • B.

    Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc

  • C.

    Cử gián điệp ra Bắc nắm tình hình

  • D.

    Bắt liên lạc với các lái buôn đang hoạt động ở vùng biển Trung Quốc- Việt Nam

Câu 6 :

Để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng, Đề Thám đã có chủ trương gì?

 

  • A.

    Di chuyển lực lượng để các vùng tự do

     

  • B.

    Tổ chức phản công để phá vòng vây

     

  • C.

    Chủ động giảng hòa với thực dân Pháp

     

  • D.

    Chủ động liên lạc với các phong trào đấu tranh trên cả nước

Câu 7 :

Lực lượng nào giữ vai trò lãnh đạo phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 – 1939?

  • A.

    Giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Ấn Độ.

     

  • B.

    Tầng lớp tri thức Ấn Độ.

     

  • C.

    Tầng lớp thị dân giàu có ở Ấn Độ.

     

  • D.

    Giai cấp tư sản Ấn Độ, thông qua vai trò của Đảng Quốc Đại

Câu 8 :

Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, ở Huế đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?

 

  • A.

    Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương

     

  • B.

    Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phe chủ chiến

     

  • C.

    Thực dân Pháp tấn công kinh thành Huế

     

  • D.

    Ưng Lịch lên ngôi vua, lấy hiệu là Hàm Nghi

Câu 9 :

Nội dung nào sau đây thể hiện đúng đường lối cứu nước của Phan Châu Trinh?

 

  • A.

    Tiến hành chống Pháp và phong kiến dựa vào tầng lớp tư sản, giành độc lập dân tộc

     

  • B.

    Tiến hành cải cách nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp đánh đổ ngôi vua và phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập

     

  • C.

    Dựa vào Nhật để đánh Pháp giành độc lập dân tộc

     

  • D.

    Tiến hành khởi nghĩa vũ trang, khôi phục độc lập cho nước Việt Nam

Câu 10 :

Đâu là một trong những chính đảng của giai cấp tư sản ở Đông Nam Á được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A.

    Đảng Dân tộc ở Campuchia

     

  • B.

    Phong trào Thakin ở Malaysia

     

  • C.

    Đảng dân tộc ở In-đô-nê-xia

     

  • D.

    Đại hội toàn Miến Điện

Câu 11 :

Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong giai đoạn 1911-1918 có ý nghĩa như thế nào?

  • A.

    Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga

     

  • B.

    Làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng của những sĩ phu tiến bộ.

  • C.

    Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yêu nước của Việt kiều ở Pháp

     

  • D.

    Là cơ sở quan trọng để Người đến được với chủ nghĩa Mác- Lênin, xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc

Câu 12 :

Đâu không phải mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?

 

  • A.

    Bù đắp thiệt hại của quá trình xâm lược và bình định quân sự

     

  • B.

    Bóc lột để làm giàu cho chính quốc

     

  • C.

    Khuếch trương công lao khai hóa của Pháp

     

  • D.

    Bù đắp thiệt hại từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 13 :

Vì sao chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ lại có thái độ nhượng bộ các lực lượng phát xít?

 

  • A.

    Sợ các nước phát xít tiến công nước mình và muốn liên minh với phe phát xít

     

  • B.

    Lo sợ trước sự lớn mạnh của Liên Xô và muốn tiến công Liên Xô

     

  • C.

    Đẩy chiến tranh về phía Liên Xô, đảm bảo lợi ích của nước mình

     

  • D.

    Cần thời gian để chuẩn bị chiến đấu chống cả chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít

Câu 14 :

Nền công nghiệp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có vai trò như thế nào đối với nước Pháp?

 

  • A.

    Hỗ trợ cho sự phát triền của công nghiệp chính quốc

     

  • B.

    Bù đắp những tổn thất, thiếu hụt do chiến tranh của chính quốc

     

  • C.

    Cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của chiến tranh

     

  • D.

    Tránh sự phụ thuộc vào nền công nghiệp chính quốc

Câu 15 :

Thực dân Pháp đã lấy cớ gì để chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì?

  • A.

    Triều đình Nguyễn tiếp tục thi hành chính sách cấm đạo

     

  • B.

    Triều đình Nguyễn tự ý giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý kiến Pháp

     

  • C.

    Triều đình Nguyễn ngăn trở việc buôn bán của thương nhân Pháp ở Việt Nam

     

  • D.

    Triều đình Nguyễn vẫn ngầm ủng hộ phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì

Câu 16 :

Hiệp ước Nhâm Tuất có tác động như thế nào đến quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?

  • A.

    Tạo cho quân Pháp một chỗ đứng để mở rộng đánh chiếm Việt Nam

     

  • B.

    Thỏa mãn những nhu cầu về kinh tế của thực dân Pháp để chúng rút quân

     

  • C.

    Gây thêm cho Pháp nhiều khó khăn khi vấp phải sự phản đối của nhân dân Việt Nam

     

  • D.

    Củng cố thêm niềm tin cho thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

Câu 17 :

Sau Hiệp ước Hácmăng (1883) triều đình Huế có thái độ như thế nào đối với phong trào kháng chiến của nhân dân?

  • A.

    Ra lệnh giải tán các phong trào kháng chiến của nhân dân.

     

  • B.

    Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Trung Kỳ.

     

  • C.

    Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Nam Kỳ.

     

  • D.

    Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Bắc Kỳ.

Câu 18 :

Lý do nào đã thúc đẩy thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai (1883)

  • A.

    Nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ

     

  • B.

    Thị trường tiêu thụ rộng lớn

     

  • C.

    Nguồn than đá dồi dào

     

  • D.

    Thực dân Anh đang nhòm ngó Bắc Kì

Câu 19 :

Tướng Pháp chỉ huy cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là

 

  • A.

    Gácniê                        

     

  • B.

    Bôlaéc

     

  • C.

    Rivie       

     

  • D.

    Rơve

Câu 20 :

Với Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp những khu vực nào?

  • A.

    Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.

     

  • B.

    Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long và đảo Côn Lôn.

     

  • C.

    Biên Hòa, Hà Tiên. Định Tường vào đảo Côn Lôn.

     

  • D.

    An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.

Câu 21 :

Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là

 

  • A.

    Địa chủ phong kiến và tiểu tư sản

     

  • B.

    Địa chủ phong kiến và tư sản

     

  • C.

    Địa chủ phong kiến và nông dân

     

  • D.

    Công nhân và nông dân

Câu 22 :

Đâu không phải là biểu hiện của hình thức đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực ở Ấn Độ trong những năm 1918-1939?

  • A.

    Biểu tình hòa bình

     

  • B.

    Tẩy chay hàng hóa Anh

     

  • C.

    Bãi khóa ở trường học

     

  • D.

    Biểu tình có vũ trang tự vệ

Câu 23 :

Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phản ánh điều gì?

 

  • A.

    Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân

     

  • B.

    Thể hiện tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân

     

  • C.

    Là nguyên nhân thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước.

  • D.

    Khẳng định vị trí, vai trò của công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

Câu 24 :

Tháng 7-1921 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?

 

  • A.

    Phong trào Ngũ tứ bùng nổ

     

  • B.

    Chiến tranh Bắc Phạt bùng nổ

     

  • C.

    Nội chiến Quốc - Cộng bùng nổ

     

  • D.

    Đảng cộng sản Trung Quốc được thành lập

Câu 25 :

Thực dân Pháp sử dụng duyên cớ gì để tiến hành xâm lược Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?

  • A.

    Bảo vệ những người theo đạo Thiên chúa trước chính sách cấm đạo giết đạo của nhà Nguyễn

     

  • B.

    Triều đình Nguyễn từ chối quốc thư của chính phủ Pháp

     

  • C.

    Triều đình Nguyễn bế quan tỏa cảng với người Pháp

     

  • D.

    Triều Nguyễn trục xuất những người Pháp ở Việt Nam

Câu 26 :

Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện đã tác động như thế nào đến cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai?

 

  • A.

    Quân Nhật chính thức ngừng chiến đấu trên các mặt trận

     

  • B.

    Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận

     

  • C.

    Các nước thuộc địa của Nhật được giải phóng

     

  • D.

    Khẳng định sức mạnh của Liên Xô và Mĩ

Câu 27 :

Nét mới trong phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

  • A.

    Ý thức dân tộc ngày càng rõ nét

     

  • B.

    Tập trung đòi quyền tự do kinh doanh

     

  • C.

    Tập trung khai dân trí để chấn hưng quốc gia

     

  • D.

    Tập trung đòi các quyền dân sinh dân chủ

Câu 28 :

Đâu là điểm mới của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

  • A.

    Sự xuất hiện của khuynh hướng dân chủ tư sản

     

  • B.

    Sự xuất hiện của khuynh hướng vô sản

     

  • C.

    Sự thành lập của các mặt trận nhân dân chống phát xít

     

  • D.

    Diễn ra quyết liệt theo con đường đấu tranh vũ trang

Câu 29 :

Việc triều đình Nguyễn dần đi vào con đường thỏa hiệp, đầu hàng thực dân Pháp đã có tác động như thế nào đến nhận thức của các văn thân, sĩ phu?

  • A.

    Dẫn đến sự phân hóa thành phe chủ chiến và phe chủ hòa

     

  • B.

    Gây ra mâu thuẫn giữa trung quân - ái quốc

     

  • C.

    Tạo điều kiện để các sĩ phu tiến bộ lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập một chế độ mới tiến bộ

     

  • D.

    Dẫn đến phản ứng bất mãn với triều đình phong kiến

Câu 30 :

Vì sao thái độ của thực dân Pháp sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883) lại có sự khác biệt so với lần thứ nhất (1873)?

  • A.

    Do vấn đề nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam đã trở thành đường lối chung của chính phủ Pháp

     

  • B.

    Do thiệt hại của Pháp trong trận Cầu Giấy lần hai ít nặng nề hơn so với lần thứ nhất

     

  • C.

    Do chính phủ Pháp đã gửi viện binh kịp thời sang Việt Nam

     

  • D.

    Do nội bộ triều đình Huế đang rối loạn

Câu 31 :

Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là

 

  • A.

    Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp.

     

  • B.

    Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực để lãnh đạo phong trào.

     

  • C.

    Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

     

  • D.

    Nhà Thanh bắt tay với Pháp, đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam.

Câu 32 :

Những chuyển biến về kinh tế- xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam?

 

  • A.

    Làm cho mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

     

  • B.

    Thúc đẩy phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản phát triển

     

  • C.

    Tạo điều kiện để Nguyễn Tất Thành có những nhận thức mới về thời đại

     

  • D.

    Tạo cơ sở bên trong để bùng nổ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản

Câu 33 :

Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918 cuối cùng đều bị thất bại?

 

  • A.

    Do thiếu sự liên minh giữa giai cấp nông dân với công nhân.

     

  • B.

    Do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiến tiến cách mạng.

     

  • C.

    Do thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn non yếu.

     

  • D.

    Do ý thức hệ phong kiến trở nên lỗi thời, lạc hậu.

Câu 34 :

Sự thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đặt ra yêu cầu gì đối với các nhà yêu nước Việt Nam?

 

  • A.

    Tìm kiếm sự giúp đỡ của một lực lượng chính trị mới

     

  • B.

    Đoàn kết các giai cấp trong xã hội để đấu tranh

     

  • C.

    Tìm kiếm một con đường cứu nước mới phù hợp

     

  • D.

    Tìm kiếm một cá nhân kiệt xuất cho lịch sử

Câu 35 :

Phan Châu Trinh đề cao phương châm gì đối với nhân dân Việt Nam trong quá trình cải cách xã hội?

 

  • A.

    “Tự lực, tự cường”.

     

  • B.

    “Tự lực cánh sinh”.

     

  • C.

    “Tự lực khai hóa”.

     

  • D.

    “Tự do dân chủ”.

Câu 36 :

Phong trào Ngũ Tứ đã giương cao khẩu hiệu đấu tranh gì?

 

  • A.

    Giết hết bọn giặc bán nước

     

  • B.

    Trung Quốc của người Trung Quốc

     

  • C.

    Trung Quốc độc lập muôn năm

     

  • D.

    Trung Quốc bất khả xâm phạm

Câu 37 :

Từ sự khác biệt giữa các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý- Trần với cuộc kháng chiến chống Pháp của triều Nguyễn, theo anh (chị) đâu là nhân tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành bại của một cuộc chiến tranh?

  • A.

    Vấn đề tập hợp đoàn kết lực lượng

     

  • B.

    Vai trò của giai cấp lãnh đạo

     

  • C.

    Vấn đề đoàn kết quốc tế

     

  • D.

    Phương thức tác chiến

Câu 38 :

Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”

  • A.

    Trương Định

     

  • B.

    Nguyễn Trung Trực

  • C.

    Nguyễn Hữu Huân

  • D.

    Dương Bình Tâm

Câu 39 :

“Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác

Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất

Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre”

Những câu thơ trên nhắc đến sự kiện lịch sử gì?

  • A.

    Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

     

  • B.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời

     

  • C.

    Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc

     

  • D.

    Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam

Câu 40 :

Phàm có tai mắt ắt cùng nghe thấy, thì cùng mối thù của đất nước chẳng đội chung trời nên bàn rằng: bậc hiền nhân quân tử có chí khí đau xót cho thời thế, nay trẫm mượn nước Ngu để đánh nước Quắc, mưu định dẹp loài mọi rợ, phải sớm dựa vào nước ngoài, đã tụ họp được nhiều người, nhưng không tiền của sao nuôi dưỡng (lực lượng) được. Trẫm riêng lo vậy. Nếu như các bề tôi trung, người dân có nghĩa ở miền Nam hẵng xuất của cải giúp nước, thì sẽ đem họ tên, số tiền ghi vào sổ vàng, đợi ngày sau sự nghiệp hoàn thành, chiếu theo số mà hoàn trả gấp bội và đền bù vàng, phong hộ (phong thực ấp) chẳng dè sẻn gì đối với ơn xưa”

Đoạn trích trên thuộc văn bản nào

  • A.

    Bình Ngô Đại Cáo

     

  • B.

    Chiếu Cần Vương

     

  • C.

    Chỉ dụ của vua Bảo Đại

     

  • D.

    Chiếu dời đô

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Phong trào Cần Vương bùng nổ xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?

 

  • A.

    Cuộc phản công ở kinh thành Huế

     

  • B.

    Mâu thuẫn giữa phái chủ chiến với thực dân Pháp

     

  • C.

    Sự ra đời của chiếu Cần Vương

     

  • D.

    Mâu thuẫn dân tộc diễn ra gay gắt

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh bùng nổ phong trào Cần Vương để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Sau khi cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược vũ trang ở Việt Nam (1858- 1884), thực dân Pháp bắt tay vào thời kì bình định, tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam, khiến cho mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai phát triển gay gắt. Đây chính là động lực, nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của phong trào Cần Vương

Câu 2 :

Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Dương lại bùng lên mạnh mẽ?

  • A.

    Để phản đối chính sách bắt lính của thực dân Pháp

     

  • B.

    Do chính sách thống trị tàn bạo và bóc lột nặng nề của thực dân Pháp

     

  • C.

    Để phản đối chính sách chia để trị của thực dân Pháp

     

  • D.

    Để phản đối chính sách thuế và độc quyền của Pháp

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa ở các nước Đông Dương. Chính sách khai thác tàn bạo và chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề đã làm cho mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với thực dân Pháp và tay sai phát triển gay gắt

 => Chính sách thống trị tàn bạo và sự bóc lột nặng nề của thực dân Pháp đã làm bùng lên mạnh mẽ phong trào đấu tranh chống Pháp ở các nước Đông Dương.

Câu 3 :

Lực lượng xã hội nào đã tiếp thu luồng tư tưởng mới bên ngoài và lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX?

  • A.

    Nông dân

     

  • B.

    Công nhân

     

  • C.

    Sĩ phu yêu nước tiến bộ

     

  • D.

    Sĩ phu phong kiến yêu nước

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Đầu thế kỉ XX, trước những chuyển biến của tình hình kinh tế- xã hội, trong bối cảnh giai cấp công nhân còn non yếu, giai cấp tư sản và tiểu tư sản chưa ra đời, các sĩ phu yêu nước đã vượt lên trên hạn chế của giai cấp và thời đại tiếp tư tưởng tưởng mới và lãnh đạo phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản

Câu 4 :

 Ngày 1-9-1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

  • A.

    Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng

     

  • B.

    Quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất

     

  • C.

    Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam

     

  • D.

    Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sáng ngày 1-9-1858, sau khi đưa thư buộc quân triều đình nộp thành nhưng không đợi trả lời, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã nổ súng và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, chính thức mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Câu 5 :

Đâu không phải là hành động của thực dân Pháp chuẩn bị cho cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất?

  • A.

    Xây dựng lực lượng quân đội ở Bắc Kì

  • B.

    Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc

  • C.

    Cử gián điệp ra Bắc nắm tình hình

  • D.

    Bắt liên lạc với các lái buôn đang hoạt động ở vùng biển Trung Quốc- Việt Nam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào sự chuẩn bị của thực dân Pháp để loại trừ

Lời giải chi tiết :

Để chuẩn bị tiến công ra Bắc Kì lần thứ nhất, thực dân Pháp đã cử gián điệp ra Bắc nắm bắt tình hình và lôi kéo một số tìn đồ Công giáo lầm lạc, kích động họ nổi lên chống triều đình, hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm lược sắp đến. Đồng thời bắt liên lạc với Giăng Đuy- puy, một lái buôn đang hoạt động ở vùng biển Trung Quốc- Việt Nam.

Câu 6 :

Để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng, Đề Thám đã có chủ trương gì?

 

  • A.

    Di chuyển lực lượng để các vùng tự do

     

  • B.

    Tổ chức phản công để phá vòng vây

     

  • C.

    Chủ động giảng hòa với thực dân Pháp

     

  • D.

    Chủ động liên lạc với các phong trào đấu tranh trên cả nước

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong bối cảnh so sánh tương quan lực lượng quá chênh lệch, để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng, Đề Thám đã 2 lần chủ động xin giảng hòa với thực dân Pháp vào tháng 10-1894 và tháng 12-1897

Câu 7 :

Lực lượng nào giữ vai trò lãnh đạo phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 – 1939?

  • A.

    Giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Ấn Độ.

     

  • B.

    Tầng lớp tri thức Ấn Độ.

     

  • C.

    Tầng lớp thị dân giàu có ở Ấn Độ.

     

  • D.

    Giai cấp tư sản Ấn Độ, thông qua vai trò của Đảng Quốc Đại

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Lực lượng giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Ấn Độ từ năm 1918 đến năm 1939 là Đảng Quốc đại của giai cấp tư sản, đứng đầu là M. Ganđi, một vị lãnh tụ có uy tín lớn và có ảnh hưởng đối với nhân dân Ấn Độ.

Câu 8 :

Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, ở Huế đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?

 

  • A.

    Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương

     

  • B.

    Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phe chủ chiến

     

  • C.

    Thực dân Pháp tấn công kinh thành Huế

     

  • D.

    Ưng Lịch lên ngôi vua, lấy hiệu là Hàm Nghi

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sau khi biết được âm mưu muốn tiêu diệt phe chủ chiến của thực dân Pháp, đêm mồng 4 rạng sáng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến bất ngờ mở cuộc phản công ở kinh thành Huế.

Câu 9 :

Nội dung nào sau đây thể hiện đúng đường lối cứu nước của Phan Châu Trinh?

 

  • A.

    Tiến hành chống Pháp và phong kiến dựa vào tầng lớp tư sản, giành độc lập dân tộc

     

  • B.

    Tiến hành cải cách nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp đánh đổ ngôi vua và phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập

     

  • C.

    Dựa vào Nhật để đánh Pháp giành độc lập dân tộc

     

  • D.

    Tiến hành khởi nghĩa vũ trang, khôi phục độc lập cho nước Việt Nam

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đường lối cứu nước của Phan Châu Trinh là: Tiến hành cải cách nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập

Câu 10 :

Đâu là một trong những chính đảng của giai cấp tư sản ở Đông Nam Á được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A.

    Đảng Dân tộc ở Campuchia

     

  • B.

    Phong trào Thakin ở Malaysia

     

  • C.

    Đảng dân tộc ở In-đô-nê-xia

     

  • D.

    Đại hội toàn Miến Điện

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, một số chính đảng của giai cấp tư sản đã được thành lập ở khu vực Động Nam Á là Đảng dân tộc ở In-đô-nê-xia, phong trào Thakin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai…

Câu 11 :

Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong giai đoạn 1911-1918 có ý nghĩa như thế nào?

  • A.

    Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga

     

  • B.

    Làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng của những sĩ phu tiến bộ.

  • C.

    Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yêu nước của Việt kiều ở Pháp

     

  • D.

    Là cơ sở quan trọng để Người đến được với chủ nghĩa Mác- Lênin, xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tât Thành trong những năm 1911-1918 tuy mới chỉ là bước đầu nhưng đúng hướng. Nó là cơ sở quan trọng để sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Người đến được với chủ nghĩa Mác- Lênin, xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Câu 12 :

Đâu không phải mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?

 

  • A.

    Bù đắp thiệt hại của quá trình xâm lược và bình định quân sự

     

  • B.

    Bóc lột để làm giàu cho chính quốc

     

  • C.

    Khuếch trương công lao khai hóa của Pháp

     

  • D.

    Bù đắp thiệt hại từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương nhằm mục tiêu bù đắp những thiệt hại của Pháp trong quá trình xâm lược vũ trang và bình định quân sự; bóc lột thuộc địa để làm giàu cho chính quốc, đồng thời cũng để khuếch trương công lao khai hóa của thực dân Pháp ở thuộc địa

Câu 13 :

Vì sao chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ lại có thái độ nhượng bộ các lực lượng phát xít?

 

  • A.

    Sợ các nước phát xít tiến công nước mình và muốn liên minh với phe phát xít

     

  • B.

    Lo sợ trước sự lớn mạnh của Liên Xô và muốn tiến công Liên Xô

     

  • C.

    Đẩy chiến tranh về phía Liên Xô, đảm bảo lợi ích của nước mình

     

  • D.

    Cần thời gian để chuẩn bị chiến đấu chống cả chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các chính phủ Anh, Pháp, Mĩ đều có chung một mục đích là giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít, trái lại họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.

Câu 14 :

Nền công nghiệp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có vai trò như thế nào đối với nước Pháp?

 

  • A.

    Hỗ trợ cho sự phát triền của công nghiệp chính quốc

     

  • B.

    Bù đắp những tổn thất, thiếu hụt do chiến tranh của chính quốc

     

  • C.

    Cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của chiến tranh

     

  • D.

    Tránh sự phụ thuộc vào nền công nghiệp chính quốc

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Công nghiệp thuộc địa phải gánh đỡ những tổn thất, bù đắp những thiếu hụt của chính quốc trong thời gian chiến tranh. Chính vì thế, nhiều mỏ đang khai thác đã được bỏ vốn thêm; một số công ti than mới xuất hiện

Câu 15 :

Thực dân Pháp đã lấy cớ gì để chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì?

  • A.

    Triều đình Nguyễn tiếp tục thi hành chính sách cấm đạo

     

  • B.

    Triều đình Nguyễn tự ý giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý kiến Pháp

     

  • C.

    Triều đình Nguyễn ngăn trở việc buôn bán của thương nhân Pháp ở Việt Nam

     

  • D.

    Triều đình Nguyễn vẫn ngầm ủng hộ phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sau khi củng cố được bộ máy thống trị ở miền Đông Nam Kì, áp đặt nền bảo hộ ở Campuchia, thực dân Pháp hướng đến xâm chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì. Lấy cớ triều đình Nguyễn vẫn ngầm ủng hộ phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì, ngày 20-6-1867, quân Pháp kéo quân đến trước thành Vĩnh Long

Câu 16 :

Hiệp ước Nhâm Tuất có tác động như thế nào đến quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?

  • A.

    Tạo cho quân Pháp một chỗ đứng để mở rộng đánh chiếm Việt Nam

     

  • B.

    Thỏa mãn những nhu cầu về kinh tế của thực dân Pháp để chúng rút quân

     

  • C.

    Gây thêm cho Pháp nhiều khó khăn khi vấp phải sự phản đối của nhân dân Việt Nam

     

  • D.

    Củng cố thêm niềm tin cho thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Với hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế đã nhượng hẳn ba tỉnh miền Đông Nam Kì là: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn cho Pháp. Điều này đã tạo ra cho quân Pháp một chỗ đứng vững chắc để có thể mở rộng quá trình chinh phục từng gói nhỏ Việt Nam

Câu 17 :

Sau Hiệp ước Hácmăng (1883) triều đình Huế có thái độ như thế nào đối với phong trào kháng chiến của nhân dân?

  • A.

    Ra lệnh giải tán các phong trào kháng chiến của nhân dân.

     

  • B.

    Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Trung Kỳ.

     

  • C.

    Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Nam Kỳ.

     

  • D.

    Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Bắc Kỳ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sau Hiệp ước Hácmăng (1883), triều đình ra lệnh giải tán các phong trào kháng chiến của nhân dân nhưng các hoạt động chống Pháp ở Bắc Kì vẫn không chấm dứt. Nhiều trung tâm kháng chiến tiếp tục hình thành

Câu 18 :

Lý do nào đã thúc đẩy thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai (1883)

  • A.

    Nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ

     

  • B.

    Thị trường tiêu thụ rộng lớn

     

  • C.

    Nguồn than đá dồi dào

     

  • D.

    Thực dân Anh đang nhòm ngó Bắc Kì

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh thực dân Pháp xâm chiếm Bắc Kì lần thứ hai để suy luận

Lời giải chi tiết :

Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công ngày càng tăng. Trong khi đó, thực dân Pháp lại phát hiện ra nguồn than đá dồi dào phục vụ cho sản xuất công nghiệp Pháp ở Bắc Kì => thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai (1883)

Câu 19 :

Tướng Pháp chỉ huy cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là

 

  • A.

    Gácniê                        

     

  • B.

    Bôlaéc

     

  • C.

    Rivie       

     

  • D.

    Rơve

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Để chuẩn bị cho cuộc đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873), thực dân Pháp ở Sài Gòn đã phái Đại úy Gác-ni-ê làm chỉ huy đưa quân ra Bắc

Câu 20 :

Với Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp những khu vực nào?

  • A.

    Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.

     

  • B.

    Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long và đảo Côn Lôn.

     

  • C.

    Biên Hòa, Hà Tiên. Định Tường vào đảo Côn Lôn.

     

  • D.

    An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Với Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình Huế đã nhượng hẳn ba tỉnh miền Đông Nam Kì là: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn cho Pháp.

Câu 21 :

Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là

 

  • A.

    Địa chủ phong kiến và tiểu tư sản

     

  • B.

    Địa chủ phong kiến và tư sản

     

  • C.

    Địa chủ phong kiến và nông dân

     

  • D.

    Công nhân và nông dân

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào sự phân hóa xã hội Việt Nam để trả lời.

Lời giải chi tiết :

- Trước khai thác thuộc địa lần 1, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân.

- Trong khai thác thuộc địa lần 1, xã hội Việt Nam xuất hiện thêm:

+ Giai cấp mới: công nhân.

+ Tầng lớp mới: tư sản và tiểu tư sản.

Câu 22 :

Đâu không phải là biểu hiện của hình thức đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực ở Ấn Độ trong những năm 1918-1939?

  • A.

    Biểu tình hòa bình

     

  • B.

    Tẩy chay hàng hóa Anh

     

  • C.

    Bãi khóa ở trường học

     

  • D.

    Biểu tình có vũ trang tự vệ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hình thức đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực ở Ấn Độ trong những năm 1918 – 1939 bao gồm: biểu tình hòa bình, bãi khóa ở các trường học, tẩy chay hàng hóa của Anh, không nộp thuế, ….

=> Biểu tình có vũ trang tự vệ không phải biểu hiện của hình thức đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực ở Ấn Độ.

Câu 23 :

Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phản ánh điều gì?

 

  • A.

    Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân

     

  • B.

    Thể hiện tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân

     

  • C.

    Là nguyên nhân thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước.

  • D.

    Khẳng định vị trí, vai trò của công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

 Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất đã thể hiện rõ tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân. Tuy nhiên phong trào còn mang tính tự phát

Câu 24 :

Tháng 7-1921 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?

 

  • A.

    Phong trào Ngũ tứ bùng nổ

     

  • B.

    Chiến tranh Bắc Phạt bùng nổ

     

  • C.

    Nội chiến Quốc - Cộng bùng nổ

     

  • D.

    Đảng cộng sản Trung Quốc được thành lập

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Với sự giúp đỡ của Quốc tế cộng sản, năm 1920, một số nhóm cộng sản đã ra đời. Trên cơ sở các nhóm này, tháng 7-1921, Đảng cộng sản Trung Quốc đã thành lập, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc. Từ đây, giai cấp vô sản Trung Quốc đã có chính đảng của mình để từng bước nắm ngọn cờ cách mạng.

Câu 25 :

Thực dân Pháp sử dụng duyên cớ gì để tiến hành xâm lược Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?

  • A.

    Bảo vệ những người theo đạo Thiên chúa trước chính sách cấm đạo giết đạo của nhà Nguyễn

     

  • B.

    Triều đình Nguyễn từ chối quốc thư của chính phủ Pháp

     

  • C.

    Triều đình Nguyễn bế quan tỏa cảng với người Pháp

     

  • D.

    Triều Nguyễn trục xuất những người Pháp ở Việt Nam

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lo sợ trước bước chân xâm lược của thực dân phương Tây, ngoài việc thực hiện chính sách đóng cửa nhà Nguyễn còn cấm đạo, giết đạo, tàn sát đạo vì cho rằng các giáo sĩ đang lấy danh nghĩa truyền đạo để ngấm ngầm thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách này không chỉ làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc mà còn là cái cớ để Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam.

Câu 26 :

Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện đã tác động như thế nào đến cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai?

 

  • A.

    Quân Nhật chính thức ngừng chiến đấu trên các mặt trận

     

  • B.

    Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận

     

  • C.

    Các nước thuộc địa của Nhật được giải phóng

     

  • D.

    Khẳng định sức mạnh của Liên Xô và Mĩ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ngày 15-8-1945, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện => Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận.

Câu 27 :

Nét mới trong phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

  • A.

    Ý thức dân tộc ngày càng rõ nét

     

  • B.

    Tập trung đòi quyền tự do kinh doanh

     

  • C.

    Tập trung khai dân trí để chấn hưng quốc gia

     

  • D.

    Tập trung đòi các quyền dân sinh dân chủ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào diễn biến phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất để phân tích, đánh giá. 

Lời giải chi tiết :

Nếu như ở giai đoạn trước chiến tranh thế giới thứ nhất, hoạt động chính trị của giai cấp tư sản chỉ nhằm mục đích “khai trí để chấn hung quốc gia” thì đến lúc này mục tiêu giành độc lập dân tộc được đề xuất rõ ràng: đòi quyền tự chủ về chính trị, quyền tự do trong kinh doanh, quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong giáo dục…=> Ý thức dân tộc trong các cuộc đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ngày càng rõ nét.

Câu 28 :

Đâu là điểm mới của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

  • A.

    Sự xuất hiện của khuynh hướng dân chủ tư sản

     

  • B.

    Sự xuất hiện của khuynh hướng vô sản

     

  • C.

    Sự thành lập của các mặt trận nhân dân chống phát xít

     

  • D.

    Diễn ra quyết liệt theo con đường đấu tranh vũ trang

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á vào thập niên 20 của thế kỉ XX và các phong trào đấu tranh ở giai đoạn trước để so sánh.

Lời giải chi tiết :

- Giai đoạn trước thập niên 20 của thế kỉ XX: phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á diễn chưa xuất hiện khuynh hướng vô sản, các quốc gia đấu tranh theo khuynh hướng phong kiến hoặc khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á vào thập niên 20 của thế kỉ XX đã xuất hiện một khuynh hướng cứu nước mới - khuynh hướng vô sản do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Trong đó, Việt Nam cũng đi theo con đường cứu nước này.

Câu 29 :

Việc triều đình Nguyễn dần đi vào con đường thỏa hiệp, đầu hàng thực dân Pháp đã có tác động như thế nào đến nhận thức của các văn thân, sĩ phu?

  • A.

    Dẫn đến sự phân hóa thành phe chủ chiến và phe chủ hòa

     

  • B.

    Gây ra mâu thuẫn giữa trung quân - ái quốc

     

  • C.

    Tạo điều kiện để các sĩ phu tiến bộ lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập một chế độ mới tiến bộ

     

  • D.

    Dẫn đến phản ứng bất mãn với triều đình phong kiến

Đáp án : B

Phương pháp giải :

 Dựa vào đặc điểm của các văn thân, sĩ phu phong kiến trong thế kỉ XIX để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Các văn thân sĩ phu phong kiến là người chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng trung quân- ái quốc, Với họ hai phạm trù này không thể tách rời nhau. Tuy nhiên, từ sau hiệp ước 1862, triều đình Nguyễn dần đi vào con đường thỏa hiệp, đầu hàng thực dân Pháp, trung quân và ái quốc không còn gắn liền với nhau. Nếu trung với vua thì có tội với nước và ngược lại. Điều này đã tạo ra sự mâu thuẫn, bế tắc trong tư tưởng của các văn thân sĩ phu, dẫn đến những lựa chọn khác nhau như treo ấn từ quan về quê ở ẩn, bất tuân lệnh vua ở lại cùng nhân dân kháng chiến, tự sát…

Câu 30 :

Vì sao thái độ của thực dân Pháp sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883) lại có sự khác biệt so với lần thứ nhất (1873)?

  • A.

    Do vấn đề nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam đã trở thành đường lối chung của chính phủ Pháp

     

  • B.

    Do thiệt hại của Pháp trong trận Cầu Giấy lần hai ít nặng nề hơn so với lần thứ nhất

     

  • C.

    Do chính phủ Pháp đã gửi viện binh kịp thời sang Việt Nam

     

  • D.

    Do nội bộ triều đình Huế đang rối loạn

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào bối cảnh lịch sử nước Pháp cuối thế kỉ XIX để đánh giá, nhận xét

Lời giải chi tiết :

Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, vấn đề xâm lược thuộc địa đặt ra vô cùng cấp thiết. Đặc biệt vấn đề nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam không còn là đường lối của một nhóm thực dân hiếu chiến mà đã trở thành đường lối chung của chính phủ Pháp. Do đó, sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần hai (1883), thay vì hoang mang, dao động, tìm cách thương thuyết với triều đình Huế thì thực dân Pháp lại gấp rút gửi viện binh sang và chuẩn bị mở cuộc tấn công quyết định vào kinh đô Huế, buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng

Câu 31 :

Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là

 

  • A.

    Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp.

     

  • B.

    Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực để lãnh đạo phong trào.

     

  • C.

    Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

     

  • D.

    Nhà Thanh bắt tay với Pháp, đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phân tích hạn chế của các phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX để trả lời

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là do thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến và có đủ năng lực để lãnh đạo phong trào, đây cũng là hạn chế chung cho tất cả các phong trào đấu tranh thời kì này, yêu cầu đặt ta trong tình hình mới là cần có giai cấp tiên tiến lãnh đạo, sau này là giai cấp công nhân.

Câu 32 :

Những chuyển biến về kinh tế- xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam?

 

  • A.

    Làm cho mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

     

  • B.

    Thúc đẩy phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản phát triển

     

  • C.

    Tạo điều kiện để Nguyễn Tất Thành có những nhận thức mới về thời đại

     

  • D.

    Tạo cơ sở bên trong để bùng nổ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tác động của sự chuyển biến kinh tế- xã hội để nhận xét, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản được du nhập làm cho cơ cấu kinh tế- xã hội Việt Nam có sự chuyển biến. Đặc biệt nhất là sự ra đời của các giai caapsm tầng lớp mới. Đây chính là cơ sở bên trong, mảnh đất màu mỡ để tư tưởng dân chủ tư sản có thể du nhập vào và làm bùng lên một phong trào đấu tranh theo khuynh hướng này ở Việt Nam

Câu 33 :

Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918 cuối cùng đều bị thất bại?

 

  • A.

    Do thiếu sự liên minh giữa giai cấp nông dân với công nhân.

     

  • B.

    Do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiến tiến cách mạng.

     

  • C.

    Do thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn non yếu.

     

  • D.

    Do ý thức hệ phong kiến trở nên lỗi thời, lạc hậu.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào hạn chế của các phong trào đấu tranh đầu thế kỉ XX để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918 cuối cùng đều bị thất bại là do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến. Đây cũng là minh chứng cho sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.

Câu 34 :

Sự thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đặt ra yêu cầu gì đối với các nhà yêu nước Việt Nam?

 

  • A.

    Tìm kiếm sự giúp đỡ của một lực lượng chính trị mới

     

  • B.

    Đoàn kết các giai cấp trong xã hội để đấu tranh

     

  • C.

    Tìm kiếm một con đường cứu nước mới phù hợp

     

  • D.

    Tìm kiếm một cá nhân kiệt xuất cho lịch sử

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào hạn chế của các phong trào yêu nước giai đoạn này để nhận xét, đánh giá.  

Lời giải chi tiết :

Sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX chứng tỏ xã hội Việt Nam đang lâm vào cuộc  khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối đấu tranh => đòi hỏi phải tìm kiếm một con đường cứu nước mới phù hợp cho lịch sử dân tộc

Câu 35 :

Phan Châu Trinh đề cao phương châm gì đối với nhân dân Việt Nam trong quá trình cải cách xã hội?

 

  • A.

    “Tự lực, tự cường”.

     

  • B.

    “Tự lực cánh sinh”.

     

  • C.

    “Tự lực khai hóa”.

     

  • D.

    “Tự do dân chủ”.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh trả lời.

Lời giải chi tiết :

Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động của mình đã yêu cầu chính quyền thuộc địa sửa đổi chính sách cai trị hiện hành để có thể giúp nhân dân Việt Nam từng bước tiến đến văn minh. Ông đề cao phương châm "Tự lực khai hóa", vận động những người cùng chí hướng thức tỉnh dân chúng, tuyên truyền tư tưởng dân quyền.

Trong thư gửi cho Toàn quyền Beau đề năm 1906, Phan Châu Trinh chỉ trích chính phủ Pháp không lo mở mang khai thác hóa cho dân mà chỉ lo thu thuế cho nhiều, do đó dân đã khổ càng khổ hơn. Ông đề nghị chính phủ Đông Dương nên thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Nam, cải tổ mọi chính sách cai trị. Bức thư đã gây tiếng vang lớn trong nhân dân, công khai nói lên tâm trạng bất mãn của dân chúng và khẳng định quyết tâm cải biến hiện trạng của đất nước.

Câu 36 :

Phong trào Ngũ Tứ đã giương cao khẩu hiệu đấu tranh gì?

 

  • A.

    Giết hết bọn giặc bán nước

     

  • B.

    Trung Quốc của người Trung Quốc

     

  • C.

    Trung Quốc độc lập muôn năm

     

  • D.

    Trung Quốc bất khả xâm phạm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ hiểu biết thực tế để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Ngày 4 tháng 5 là ngày Chủ nhật. Hơn hai giờ chiều, hơn ba nghìn học sinh của Đại học Bắc Kinh, Cao đẳng Sư phạm và hơn mười trường học khác tập trung ở Thiên An Môn. Học sinh giương cao khẩu hiệu “Trung Quốc của người Trung Quốc”, “Trừng phạt những kẻ bán nước Tào, Chương, Lục” (chỉ Tào Nhữ Lâm, Chương Tông Tường, Lục Tông Hưng. Lục là người đã cùng Công sứ Nhật Bản ký “hai mươi mốt điều”). Có người diễn thuyết, có người hô khẩu hiệu, có người rải truyền đơn, truyền đơn viết: “Lãnh thổ của Trung Quốc có thể chinh phục chứ không thể chia cắt. Nhân dân Trung Quốc có thể bị giết chứ không thể cúi đầu!” Kêu gọi đồng bảo toàn quốc đứng lên đấu tranh “Ngoại tranh chủ quyền, nội trừ quốc tặc”. Rồi cùng hô: “Trung Quốc tồn vong do chúng ta!”, “Đồng bào, hãy đứng lên!”.

Câu 37 :

Từ sự khác biệt giữa các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý- Trần với cuộc kháng chiến chống Pháp của triều Nguyễn, theo anh (chị) đâu là nhân tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành bại của một cuộc chiến tranh?

  • A.

    Vấn đề tập hợp đoàn kết lực lượng

     

  • B.

    Vai trò của giai cấp lãnh đạo

     

  • C.

    Vấn đề đoàn kết quốc tế

     

  • D.

    Phương thức tác chiến

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ cuộc kháng chiến thời Lý – Trần với cuộc kháng chiến dưới triều Nguyễn để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý - Trần với cuộc kháng chiến chống Pháp của triều Nguyễn là vai trò của giai cấp lãnh đạo. Nếu như thời Lý - Trần giai cấp lãnh đạo đề ra được một đường lối kháng chiến đúng đắn để chuẩn bị về nhân lực, vật lực, tập hợp tổ chức lực lượng kháng chiến, thì nhà Nguyễn lại không làm được điều này. Sự khác biệt đó đã dẫn đến sự khác biệt về kết quả giữa các cuộc kháng chiến.

=> Như vậy, vai trò của giai cấp lãnh đạo là nhân tố quyết định sự thành bại của một cuộc chiến tranh.

Câu 38 :

Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”

  • A.

    Trương Định

     

  • B.

    Nguyễn Trung Trực

  • C.

    Nguyễn Hữu Huân

  • D.

    Dương Bình Tâm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ thực tế lịch sử để trả lời

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, làm nghề chài lưới. Năm 1861, ông đã phối hợp với Trương Định chỉ huy đánh thắng một trận lớn trên sông Nhật Tảo (Bến Lức), đốt cháy tàu Espérance (Hy Vọng) của giặc Pháp, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Từ năm 1867, Nguyễn Trung Trực về Hà Tiên lập căn cứ riêng ở Hòn Chông. Chiến thắng oanh liệt tiếp theo của ông là trận tập kích vào Rạch Giá năm 1868, giết tên Tỉnh trưởng và hầu hết quân Pháp trong trại. Đây là một trong những trận đánh làm rung chuyển Soái phủ Nam Kỳ. Cũng trong năm 1868, Nguyễn Trung Trực bị quân Pháp vây bắt tại Phú Quốc. Ông nhận án tử hình ở Rạch Giá tháng 10-1868.Trước khi hy sinh, Nguyễn Trung Trực đã để lại một lời nói bất hủ: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, nước Nam mới hết người đánh Tây”. 

Câu 39 :

“Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác

Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất

Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre”

Những câu thơ trên nhắc đến sự kiện lịch sử gì?

  • A.

    Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

     

  • B.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời

     

  • C.

    Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc

     

  • D.

    Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ những hiểu biết của bản thân để trả lời

Lời giải chi tiết :

Những câu thơ trên nằm trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước” của nhà thơ Chế Lan Viên, nhắc đến sự kiện ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

Câu 40 :

Phàm có tai mắt ắt cùng nghe thấy, thì cùng mối thù của đất nước chẳng đội chung trời nên bàn rằng: bậc hiền nhân quân tử có chí khí đau xót cho thời thế, nay trẫm mượn nước Ngu để đánh nước Quắc, mưu định dẹp loài mọi rợ, phải sớm dựa vào nước ngoài, đã tụ họp được nhiều người, nhưng không tiền của sao nuôi dưỡng (lực lượng) được. Trẫm riêng lo vậy. Nếu như các bề tôi trung, người dân có nghĩa ở miền Nam hẵng xuất của cải giúp nước, thì sẽ đem họ tên, số tiền ghi vào sổ vàng, đợi ngày sau sự nghiệp hoàn thành, chiếu theo số mà hoàn trả gấp bội và đền bù vàng, phong hộ (phong thực ấp) chẳng dè sẻn gì đối với ơn xưa”

Đoạn trích trên thuộc văn bản nào

  • A.

    Bình Ngô Đại Cáo

     

  • B.

    Chiếu Cần Vương

     

  • C.

    Chỉ dụ của vua Bảo Đại

     

  • D.

    Chiếu dời đô

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ hiểu biết thực tế lịch sử để trả lời

Lời giải chi tiết :

Đoạn trên được trích từ chiếu Cần Vương Tôn Thất Thuyết thay vua Hàm Nghi ban ra vào ngày 13-7-1885. Chiếu Cần Vương tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, sự phản bội của một số quan lại, tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh do Pháp mới dựng lên và khích lệ sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước quyết tâm kháng chiến đến cùng

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.