Đề kiểm tra 15 phút lần 1 học kì 2 - Đề số 3
Đề bài
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã có tác động như thế nào đến hệ thống tư bản chủ nghĩa?
-
A.
Củng cố sự vững mạnh của hệ thống tư bản chủ nghĩa
-
B.
Làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa
-
C.
Mở rộng ảnh hưởng của hệ thống tư bản chủ nghĩa
-
D.
Dẫn đến sự khủng hoảng của hệ thống tư bản chủ nghĩa
Mục tiêu nổi bật của phong trào cách mạng thế giới dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản trong những năm 30 của thế kỉ XX là gì?
-
A.
Chống chủ nghĩa đế quốc và chống chiến tranh xâm lược
-
B.
Chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh
-
C.
Chống chủ nghĩa đế quốc và chính phủ tư sản
-
D.
Chống chiến tranh, đói nghèo
Sự kiện nào sau đây được coi là đỉnh cao sự nhượng bộ của Anh và Pháp với các thế lực phát xít?
-
A.
Hội nghị Tam cường
-
B.
Hội nghị Muy-ních
-
C.
Hiệp ước Xô- Đức không xâm lược lẫn nhau
-
D.
Hội nghị Pốt-xđam
Trước các cuộc chiến tranh xâm lược của Liên minh phát xít, chính phủ Mĩ đã thực hiện đường lối đối ngoại như thế nào?
-
A.
Kêu gọi các nước tư bản dân chủ liên minh lại để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít
-
B.
Liên kết với Liên Xô để chống chủ nghĩa phát xít
-
C.
Theo chủ nghĩa biệt lập và không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ
-
D.
Thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đổi lấy hòa bình
Để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập, Chính phủ Liên Xô đã có động thái gì?
-
A.
Kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau
-
B.
Chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống chủ nghĩa phát xít
-
C.
Đứng về phía các nước Êtiôpia, nhân dân Tây Ban Nha, Trung quốc chống xâm lược
-
D.
Đưa quân giúp Tiệp Khắc chống cuộc xâm lược của Đức
Sự kiện nào có tác động mạnh mẽ nhất đến các nước tư bản chủ nghĩa trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)?
-
A.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1918 – 1923
-
B.
Quốc tế Cộng sản thành lập (1919)
-
C.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933
-
D.
Trật tự Vécxai – Oasinhtơn được thiết lập
Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là
-
A.
Dư thừa hàng hóa do cung vượt quá cầu
-
B.
Xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh
-
C.
Nạn thất nghiệp tràn lan
-
D.
Sản xuất đình đốn
Nhân tố nào đã đào sâu thêm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và là nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự bùng nổ của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai?
-
A.
Sự ra đời và lên nắm quyền của các lực lượng phát xít ở một số nước
-
B.
Hệ thống hòa ước Véc-xai- Oasinhtơn
-
C.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933
-
D.
Chính sách dung dưỡng của Anh, Pháp, Mĩ
Quốc gia nào là lực lượng đi đầu và giữ vai trò chủ chốt trong việc tiêu diệt phát xít Đức ở châu Âu?
-
A.
Mĩ
-
B.
Anh
-
C.
Liên Xô
-
D.
Ba Lan
Sự kiện Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện (15-8-1945) đã có tác động như thế nào đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam?
-
A.
Tạo thời cơ khách quan cho cách mạng tháng Tám giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu
-
B.
Tạo tình thế mới để Việt Nam đứng lên đấu tranh chống Nhật
-
C.
Tạo điều kiện cho Việt Nam đứng về phe Đồng minh chống phát xít
-
D.
Tạo thời cơ để cách mạng tháng Tám đánh bại chế độ phong kiến Bảo Đại
Lời giải và đáp án
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã có tác động như thế nào đến hệ thống tư bản chủ nghĩa?
-
A.
Củng cố sự vững mạnh của hệ thống tư bản chủ nghĩa
-
B.
Làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa
-
C.
Mở rộng ảnh hưởng của hệ thống tư bản chủ nghĩa
-
D.
Dẫn đến sự khủng hoảng của hệ thống tư bản chủ nghĩa
Đáp án : B
Dựa vào hệ quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai để suy luận trả lời.
Chiến tranh đã làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa: phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt; Anh và Pháp suy yếu; chỉ có Mĩ thêm lớn mạnh, trở thành một siêu cường đứng đầu hệ thống
Mục tiêu nổi bật của phong trào cách mạng thế giới dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản trong những năm 30 của thế kỉ XX là gì?
-
A.
Chống chủ nghĩa đế quốc và chống chiến tranh xâm lược
-
B.
Chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh
-
C.
Chống chủ nghĩa đế quốc và chính phủ tư sản
-
D.
Chống chiến tranh, đói nghèo
Đáp án : B
Dựa bối cảnh thế giới trong những năm 30 để trả lời.
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các lực lượng phát xít đã lên nắm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản, ráo riết chạy đua vũ trang để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thế giới. Trước nguy cơ phát xít và chiến tranh, Quốc tế cộng sản đã họp vào tháng 7-1935 xác định: kẻ thù trước mắt là chủ nghĩa phát xít và nhiệm vụ trước mắt là chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, bảo vệ nền hòa bình dân chủ
Sự kiện nào sau đây được coi là đỉnh cao sự nhượng bộ của Anh và Pháp với các thế lực phát xít?
-
A.
Hội nghị Tam cường
-
B.
Hội nghị Muy-ních
-
C.
Hiệp ước Xô- Đức không xâm lược lẫn nhau
-
D.
Hội nghị Pốt-xđam
Đáp án : B
Ngày 29-9-1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập với sự tham gia của người đứng đầu các chỉnh phủ Anh, Pháp, Đức và I-ta-li-a. Một hiệp định đã được kí kết, theo đó Anh, Pháp đã tự ý trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy sự cam kết của Hít –le về việc chấm dứt mọi thôn tinh sở châu Âu. Đại biểu của Tiệp Khắc được mời đến Muy-ních chỉ để tiếp nhận và thi hành hiệp định. => Hội nghị Muy-ních là đỉnh cao của sự nhượng bộ của Anh, Pháp với các thế lực phát xít
Trước các cuộc chiến tranh xâm lược của Liên minh phát xít, chính phủ Mĩ đã thực hiện đường lối đối ngoại như thế nào?
-
A.
Kêu gọi các nước tư bản dân chủ liên minh lại để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít
-
B.
Liên kết với Liên Xô để chống chủ nghĩa phát xít
-
C.
Theo chủ nghĩa biệt lập và không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ
-
D.
Thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đổi lấy hòa bình
Đáp án : C
Với Đạo luật trung lập (tháng 8-1935), giới cầm quyền Mĩ thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ.
Để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập, Chính phủ Liên Xô đã có động thái gì?
-
A.
Kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau
-
B.
Chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống chủ nghĩa phát xít
-
C.
Đứng về phía các nước Êtiôpia, nhân dân Tây Ban Nha, Trung quốc chống xâm lược
-
D.
Đưa quân giúp Tiệp Khắc chống cuộc xâm lược của Đức
Đáp án : A
Để tránh một cuộc chiến tranh nổ ra và bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập lúc bấy giờ, Liên Xô đã kí với Đức bản Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau ngày 23-8-1939.
Sự kiện nào có tác động mạnh mẽ nhất đến các nước tư bản chủ nghĩa trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)?
-
A.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1918 – 1923
-
B.
Quốc tế Cộng sản thành lập (1919)
-
C.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933
-
D.
Trật tự Vécxai – Oasinhtơn được thiết lập
Đáp án : C
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là sự kiện có tác động mạnh mẽ nhất đến các nước tư bản chủ nghĩa trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) vì nó không chỉ tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản mà còn kéo theo sự khủng hoảng về chính trị, hình thành hai nhóm quốc gia đi theo hai con đường khắc phục khủng hoảng khác nhau. Đặc biệt, là dấu hiệu cho một cuộc chiến tranh thế giới thứ hai sắp nổ ra.
Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là
-
A.
Dư thừa hàng hóa do cung vượt quá cầu
-
B.
Xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh
-
C.
Nạn thất nghiệp tràn lan
-
D.
Sản xuất đình đốn
Đáp án : B
Từ trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, các thế lực phát xít đã lên nắm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản, ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới mới. Đây chính là hậu quả nghiêm trọng nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 tạo ra.
Nhân tố nào đã đào sâu thêm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và là nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự bùng nổ của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai?
-
A.
Sự ra đời và lên nắm quyền của các lực lượng phát xít ở một số nước
-
B.
Hệ thống hòa ước Véc-xai- Oasinhtơn
-
C.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933
-
D.
Chính sách dung dưỡng của Anh, Pháp, Mĩ
Đáp án : C
Dựa vào bối cảnh thế giới trong những năm 20-30 của thế kỉ XX để phân tích, đánh giá
Những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề dân tôc thuộc địa sau chiến tranh thế giới thứ nhất vẫn không thể xóa bỏ bởi hệ thống hòa ước Véc-xai- Oasinhtơn. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã càng đào sâu thêm những mâu thuẫn đó, dẫn đến sự lựa chọn 2 con đường giải quyết khủng hoảng khác nhau, hình thành nên chủ nghĩa phát xít. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945).
Quốc gia nào là lực lượng đi đầu và giữ vai trò chủ chốt trong việc tiêu diệt phát xít Đức ở châu Âu?
-
A.
Mĩ
-
B.
Anh
-
C.
Liên Xô
-
D.
Ba Lan
Đáp án : C
Dựa vào diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ hai để đánh giá, nhận xét.
Liên Xô là lực lượng đi đầu, giữ vai trò chủ chốt trong việc tiêu diệt phát xít Đức ở châu Âu. Vì căn cứ vào diễn biến của chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết chiến sự diễn ra ở mặt trận phía Đông giữa Liên Xô và Đức. Đến khi chiến tranh bước vào giai đoạn cuối, Liên Xô cũng là lực lượng đi đầu trong việc giải phóng Béc-lin, buộc phát xít Đức phải đầu hàng.
Sự kiện Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện (15-8-1945) đã có tác động như thế nào đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam?
-
A.
Tạo thời cơ khách quan cho cách mạng tháng Tám giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu
-
B.
Tạo tình thế mới để Việt Nam đứng lên đấu tranh chống Nhật
-
C.
Tạo điều kiện cho Việt Nam đứng về phe Đồng minh chống phát xít
-
D.
Tạo thời cơ để cách mạng tháng Tám đánh bại chế độ phong kiến Bảo Đại
Đáp án : A
Liên hệ với lịch sử Việt Nam để trả lời.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc cũng đồng nghĩa với chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt. Trong khí đó, ở Việt Nam sau cuộc đảo chính Pháp của Nhật (9-3-1945) thì kẻ thù duy nhất của ta là phát xít Nhật. Quân Đồng minh đánh bại phát xít Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho Việt Nam tổ chức tổng khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu. Bởi vì kẻ thù duy nhất của ta đã gục ngã, quân Nhật ở Đông Dương cũng đã rệu rã.