Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Sau cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898), Philipin đã trở thành thuộc địa của đế quốc nào?

  • A.

     

  • B.

    Tây Ban Nha

     

  • C.

    Anh

     

  • D.

    Pháp

Câu 2 :

Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã làm gì?

  • A.

    Duy trì nền quân chủ chuyên chế.

     

  • B.

    Tiến hành những cải cách tiến bộ.

     

  • C.

    Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.

     

  • D.

    Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.

Câu 3 :

Đâu là chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc được thành lập năm 1905?

  • A.

    Quốc dân Đảng Trung Quốc

     

  • B.

    Trung Quốc đồng minh hội

     

  • C.

    Đảng xã hội dân chủ

     

  • D.

    Đảng quốc dân đại hội

Câu 4 :

Tình hình văn hóa thế giới từ đầu thời cận đại đến đầu thế kỉ XX chịu sự chi phối mạnh mẽ của yếu tố nào?

  • A.

    Sự giao lưu của các nền văn hóa

     

  • B.

    Sự xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ lớn

     

  • C.

    Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ

     

  • D.

    Những biến động của lịch sử từ đầu thời cận đại đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

Câu 5 :

Đâu là điều kiện khách quan thuận lợi để các nước thực dân có thể nhanh chóng hoàn thành quá trình xâm lược Đông Nam Á?

  • A.

    Ưu thế về vũ khí hiện đại

     

  • B.

    Sự khủng hoảng trầm trọng ở các nước Đông Nam Á

     

  • C.

    Sự giàu có về các nguồn tài nguyên

     

  • D.

    Sự non yếu của các phong trào đấu tranh ở Đông Nam Á

Câu 6 :

Đâu không phải lý do để khẳng định cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

  • A.

    Chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc

     

  • B.

    Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến

     

  • C.

    Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược

     

  • D.

    Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân

Câu 7 :

Thực dân Anh thi hành chính sách nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến Ấn Độ nhằm

  • A.

    Xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ.

     

  • B.

    Cấu kết với họ để đàn áp nhân dân Ấn Độ.

     

  • C.

    Làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình.

     

  • D.

    Cai trị Ấn Độ thông qua đội ngũ tay sai bản xứ

Câu 8 :

Sự kiện nào được coi là duyên cớ trực tiếp dẫn tới cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?

  • A.

    Đức tấn công Ba Lan

     

  • B.

    Áo- Hung tuyên chiến với Xéc-bi

     

  • C.

    Anh tuyên chiến với Đức

     

  • D.

    Thái tử Áo - Hung bị ám sát

Câu 9 :

Coóc-nây (1606 – 1684) là đại biểu xuất sắc cho nền văn học nào?

  • A.

    Nền hài kịch Pháp

     

  • B.

    Nền bi kịch cổ điển Pháp

     

  • C.

    Truyện ngụ ngôn Pháp

     

  • D.

    Tiểu thuyết Pháp

Câu 10 :

Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân sâu xa làm cho chế độ Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa sụp đổ?

  • A.

    Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân với chế độ phong kiến – đại diện là chính quyền Sô-gun.

  • B.

    Vai trò của tầng lớp Samurai với chế độ Mạc phủ suy giảm.

  • C.

    Mâu thuẫn giữa Thiên Hoàng và Tướng quân.

  • D.

    Chính quyền Tô-ku-ga-oa kí các Hiệp ước bất bình đẳng.

Câu 11 :

Chính sách nào sau đây không phải là chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?

  • A.

    Dùng tay sai người bản xứ lập chính quyền thống trị nhân dân.

     

  • B.

    Mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.

     

  • C.

    Chia để trị.

     

  • D.

    Khơi sâu mâu thuẫn chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội.

Câu 12 :

Đâu là nhân tố khiến cho quan hệ quốc tế châu Âu cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ngày càng căng thẳng?

  • A.

    Sự hình thành phe Liên minh

     

  • B.

    Thái độ hung hăng của Đức

     

  • C.

    Sự hình thành phe Liên minh và Hiệp ước

     

  • D.

    Thái độ trung lập của Mĩ

Câu 13 :

Trước khi bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp, Campuchia là vùng ảnh hưởng của nước nào?

  • A.

    Xiêm

     

  • B.

    Việt Nam

     

  • C.

    Anh

     

  • D.

    Bồ Đào Nha

Câu 14 :

Các tác phẩm “Con đầm pích”, “Hồ Thiên Nga”, “Người đẹp ngủ trong rừng” là của tác giả nổi tiếng nào thời kì cận đại?

  • A.

    Hô-xê Mác-ti.

     

  • B.

    Hô-xe Ri-dan.

     

  • C.

    Trai-cốp-xki.

     

  • D.

    Pi-cát-xô.

Câu 15 :

Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Campuchia chống thực dân Pháp trong những năm 1863 – 1866 do ai lãnh đạo?

  • A.

    Pucômbô

  • B.

    Acha Xoa

  • C.

    Commađam

  • D.

     Sivôtha

Câu 16 :

Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến sự thất bại của các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia cuối thế kỉ XIX?

  • A.

    Thiếu tổ chức lãnh đạo thống nhất

     

  • B.

    Thiếu một đường lối đấu tranh đúng đắn

     

  • C.

    Sự khủng hoảng của vương triều Phnôm Pênh

     

  • D.

    Sự chênh lệch về sức mạnh quân sự giữa thực dân Pháp và nhân dân Campuchia

Câu 17 :

Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của nước thực dân nào?

  • A.

    Thực dân Anh

     

  • B.

    Thực dân Pháp

     

  • C.

    Thực dân Hà Lan

     

  • D.

    Thực dân Tây Ban Nha

Câu 18 :

Đến giữa TK XIX, Ấn Độ bị biến thành thuộc địa của đế quốc nào?

  • A.

    Nga.

     

  • B.

    Anh.

     

  • C.

    Nhật.

     

  • D.

    Mĩ.

Câu 19 :

Tác phẩm “Những người khốn khổ” của Vích-to Huy-gô đã đi sâu khai thác đề tài gì trong đời sống xã hội?

  • A.

    Phản ảnh hiện thực của xã hội Pháp.

     

  • B.

    Lòng yêu thương vô hạn đối với những con người đau khổ, mong tìm những giải pháp đem lại hạnh phúc cho họ.

     

  • C.

    Chống lại trật tự của chế độ phong kiến Nga hoàng.

     

  • D.

    Ca ngợi phẩm chất của người dân Nga trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 20 :

Nội dung nào sau đây không phải cải cách về kinh tế của Nhật Bản được thực hiện từ năm 1868?

  • A.

    Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh tế

     

  • B.

    Thống nhất thị trường, tiền tệ

     

  • C.

    Xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất phong kiến

     

  • D.

    Cho phép tự do buôn bán

Câu 21 :

Những tư tưởng mới của các nhà Triết học Ánh sáng Pháp ở thế kỉ XVII – XVIII có tác động như thế nào sự phát triển của lịch sử nước Pháp?

  • A.

    Những nhà cách mạng triệt để trong cuộc đấu tranh chống thế lực phong kiến

     

  • B.

    Là những người đi trước dọn đường cho Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 thắng lợi

     

  • C.

    Tư tưởng của họ để sáng lập ra triết học duy vật biện chứng

     

  • D.

    Lớp người đại diện cho những tư tưởng tiến bộ nhất ở châu Âu lúc bấy giờ

Câu 22 :

Ý nào sau đây thể hiện tính chất tiến bộ của những cải cách do Thiên Hoàng Minh Trị khởi xướng từ năm 1868?

  • A.

    Giải quyết những vấn đề cấp thiết của tình hình chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục, đặt ra với Nhật Bản cuối thế kỉ XIX.

  • B.

    Tập trung vào vấn đề phát triển mô hình chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục giống phương Tây.

  • C.

    Tiếp nối những giá trị lâu đời về chính trị, quân sự, văn hóa – giáo dục, …. của nước Nhật xưa.

  • D.

    Thực hiện quyền dân chủ về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục cho các tầng lớp nhân dân.

Câu 23 :

Tính chất của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ (1885 – 1908) là

  • A.

    Phong trào dân chủ.

     

  • B.

    Phong trào độc lập.

     

  • C.

    Phong trào dân tộc.

     

  • D.

    Phong trào dân sinh.

Câu 24 :

Đâu không phải là nguyên nhân chung dẫn tới sự thất bại của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

  • A.

    Sự câu kết giữa triều đình Mãn Thanh với các nước đế quốc

  • B.

    Thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn

  • C.

    Chưa kết hợp cả nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến

  • D.

    Chỉ phát triển trong một bộ phận giai cấp và tầng lớp nhất định

Câu 25 :

Đâu không phải là đặc điểm chung của các phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX?

  • A.

    Nổ ra liên tục, có cuộc khởi nghĩa kéo dài tới 30 năm

     

  • B.

    Đều có sự liên kết với cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam

     

  • C.

    Thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia

     

  • D.

    Đều bị thực dân Pháp đàn áp

Câu 26 :

Tại sao những thành tựu văn hóa buổi đầu thời cận đại lại phát triển mạnh ở châu Âu?

  • A.

    Do tác động của cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến của giai cấp tư sản

     

  • B.

    Do sự áp của chế độ phong kiến ở châu Âu với các tầng lớp nhân dân quá nặng nề

     

  • C.

    Do sự suy yếu của giáo hội phong kiến châu Âu

     

  • D.

    Do sự phục hưng của văn minh Hi- La

Câu 27 :

Nhiệm vụ chủ yếu của các nhà văn, nhà thơ hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật là gì?

  • A.

    Phản ánh khá đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội

     

  • B.

    Đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột

     

  • C.

    Phản ánh đời sống của nhân dân lao động

     

  • D.

    Bảo vệ những người nghèo khổ

Câu 28 :

Đây là câu văn nổi tiếng của nhà văn nào: “Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”?

  • A.

    Lỗ Tấn

     

  • B.

    Ban-dắc

     

  • C.

    Ra-bin-đra-nát Ta-go

     

  • D.

    Vích-to Huy-gô

Câu 29 :

Đâu không phải sự biến đổi trong chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương khi nước Pháp tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?

  • A.

    Củng cố hệ thống quan lại, tay sai ở Đông Dương

     

  • B.

    Thiết lập một nền cai trị cứng rắn

     

  • C.

    Mở rộng thương thuyết với chính phủ Trung Hoa

     

  • D.

    Trao lại quyền thống trị cho chính phủ Nam triều

Câu 30 :

Cách thức xâm nhập của các nước thực dân phương Tây vào khu vực Đông Nam Á ở thế kỉ XVI-XVII có điểm gì khác so với nửa cuối thế kỉ XIX?

  • A.

    Xâm nhập thông qua con đường truyền đạo

     

  • B.

    Xâm nhập thông qua con đường buôn bán

     

  • C.

    Xâm nhập thông qua con đường truyền đạo và buôn bán

     

  • D.

    Xâm nhập bằng việc sử dụng vũ lực

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Sau cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898), Philipin đã trở thành thuộc địa của đế quốc nào?

  • A.

     

  • B.

    Tây Ban Nha

     

  • C.

    Anh

     

  • D.

    Pháp

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Từ giữa thế kỉ XVI, Philippin đã bị thực dân Tây Ban Nha thống trị. Sau cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898), Mĩ đã gạt bỏ được ảnh hưởng của Tây Ban Nha, hoàn thành quá trình xâm lược, biến Philippin thành thuộc địa của mình ở khu vực Đông Nam Á

Câu 2 :

Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã làm gì?

  • A.

    Duy trì nền quân chủ chuyên chế.

     

  • B.

    Tiến hành những cải cách tiến bộ.

     

  • C.

    Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.

     

  • D.

    Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, sau khi lật đổ chế độ Mạc phủ, nắm lại thực quyền, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt những cải cách tiến bộ trên tất cả các lĩnh vực

Câu 3 :

Đâu là chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc được thành lập năm 1905?

  • A.

    Quốc dân Đảng Trung Quốc

     

  • B.

    Trung Quốc đồng minh hội

     

  • C.

    Đảng xã hội dân chủ

     

  • D.

    Đảng quốc dân đại hội

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của giai cấp tư sản Trung Quốc, nhưng bị tư bản nước ngoài và triều đình phong kiến Mãn Thanh chèn ép. Tháng 8- 1905, trước sự phát triển của các phong trào đấu tranh chống đế quốc và chống phong kiến, Trung Quốc Đồng minh hội đã được thành lập. Đây là chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc do Tôn Trung Sơn đứng đầu

Câu 4 :

Tình hình văn hóa thế giới từ đầu thời cận đại đến đầu thế kỉ XX chịu sự chi phối mạnh mẽ của yếu tố nào?

  • A.

    Sự giao lưu của các nền văn hóa

     

  • B.

    Sự xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ lớn

     

  • C.

    Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ

     

  • D.

    Những biến động của lịch sử từ đầu thời cận đại đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Từ đầu thời cận đại đến đầu thế kỉ XX, thế giới đã diễn ra nhiều biến động đặc biệt là sự thắng lợi của cách mạng tư sản; sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến tình hình văn hóa thế giới. Nhiều thành tựu đã đạt được trong các lĩnh vực văn học – nghệ thuật, tư tưởng.

Câu 5 :

Đâu là điều kiện khách quan thuận lợi để các nước thực dân có thể nhanh chóng hoàn thành quá trình xâm lược Đông Nam Á?

  • A.

    Ưu thế về vũ khí hiện đại

     

  • B.

    Sự khủng hoảng trầm trọng ở các nước Đông Nam Á

     

  • C.

    Sự giàu có về các nguồn tài nguyên

     

  • D.

    Sự non yếu của các phong trào đấu tranh ở Đông Nam Á

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nhân cơ hội chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng trên tấ cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, các nước thực dân phương Tây đã nhanh chóng mở rộng và hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm).

Câu 6 :

Đâu không phải lý do để khẳng định cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

  • A.

    Chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc

     

  • B.

    Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến

     

  • C.

    Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược

     

  • D.

    Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cách mạng Tân Hợi tuy thành lập “Dân Quốc” nhưng đã không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. Những hạn chế này tiếp tục đặt ra nhiệm vụ phải giải quyết triệt các vấn đề còn tồn đọng ở các cuộc đấu tranh giai đoạn sau.

Câu 7 :

Thực dân Anh thi hành chính sách nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến Ấn Độ nhằm

  • A.

    Xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ.

     

  • B.

    Cấu kết với họ để đàn áp nhân dân Ấn Độ.

     

  • C.

    Làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình.

     

  • D.

    Cai trị Ấn Độ thông qua đội ngũ tay sai bản xứ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào chính sách thống trị của thực dân Anh để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Mặc dù nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ nhưng để tạo chỗ dựa vững chắc cho mình, thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ, tìm cách khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội.

Tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến là bộ phận am hiểu về mọi mặt của Ấn Độ, trong khi Ấn Độ được coi là “viên ngọc trên vương miện của nữ hoàng Anh”, Anh cần có sự hỗ trợ của tầng lớp này để cai trị Ấn Độ chặt chẽ và dễ dàng hơn. Đây cũng là chính sách cai trị mà nhiều nước đế quốc thực dân áp dụng đối với thuộc địa của mình.

Câu 8 :

Sự kiện nào được coi là duyên cớ trực tiếp dẫn tới cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?

  • A.

    Đức tấn công Ba Lan

     

  • B.

    Áo- Hung tuyên chiến với Xéc-bi

     

  • C.

    Anh tuyên chiến với Đức

     

  • D.

    Thái tử Áo - Hung bị ám sát

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ngày 28-6-1914, thái tử Áo- Hung bị một phần tử Xéc-bi (đồng minh của Anh) ám sát tại Bô-xni- a. Sự kiện này chính là duyên cớ trực tiếp châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 9 :

Coóc-nây (1606 – 1684) là đại biểu xuất sắc cho nền văn học nào?

  • A.

    Nền hài kịch Pháp

     

  • B.

    Nền bi kịch cổ điển Pháp

     

  • C.

    Truyện ngụ ngôn Pháp

     

  • D.

    Tiểu thuyết Pháp

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thời cận đại xuất hiên nhiều nhà văn, nhà thơ lớn. Trong đó Coóc-nây (1606 – 1684) là đại biểu xuất sắc cho nên văn học bi kịch cổ điển Pháp. Năm 1629 ông viết vở kịch đầu tiên Mêlilơ. Thành công của vở kịch khiến ông dấn thân đi Pari và bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình. Ông viết một số kịch mà trong đó nổi bật lên như một vì sao chói lọi đó là vở kịch Lơ xít (1637).

Có thể nói một cách khái quát, vấn đề đặt ra trong tác phẩm của Cóoc – nây là thế giới quan bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa duy lí và tư tưởng chính trị về một quốc gia chuyên chế hùng mạnh. Với ông, tình cảm và lí trí là hai khía cạnh riêng biệt, đối lập nhau, không thể dung hòa trong bản tính con người. Nó là thước đo để định gia phẩn chất và vẻ đẹp người anh hùng, cơ sở dựng lên xung đột kiểu Cóoc- nây

Câu 10 :

Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân sâu xa làm cho chế độ Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa sụp đổ?

  • A.

    Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân với chế độ phong kiến – đại diện là chính quyền Sô-gun.

  • B.

    Vai trò của tầng lớp Samurai với chế độ Mạc phủ suy giảm.

  • C.

    Mâu thuẫn giữa Thiên Hoàng và Tướng quân.

  • D.

    Chính quyền Tô-ku-ga-oa kí các Hiệp ước bất bình đẳng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phần tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Chính phủ Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa kí với các nước đế quốc các hiệp ước bất bình đẳng là nguyên nhân trực tiếp đẩy nhanh sự sụp đổ của chế độ Mạc phủ. Nguyên nhân sâu xa là các mâu thuẫn trong xã hội phát triển gay gắt, trong khi chỗ dựa của chế độ Mạc phủ là tầng lớp Samurai ngày càng bị tư sản hóa

Câu 11 :

Chính sách nào sau đây không phải là chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?

  • A.

    Dùng tay sai người bản xứ lập chính quyền thống trị nhân dân.

     

  • B.

    Mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.

     

  • C.

    Chia để trị.

     

  • D.

    Khơi sâu mâu thuẫn chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình, thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp địa chủ phong kiến bản xứ, tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội. Tuy nhiên người Anh vẫn nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ chứ không thông qua vai trò của đội ngũ tay sai bản xứ

Câu 12 :

Đâu là nhân tố khiến cho quan hệ quốc tế châu Âu cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ngày càng căng thẳng?

  • A.

    Sự hình thành phe Liên minh

     

  • B.

    Thái độ hung hăng của Đức

     

  • C.

    Sự hình thành phe Liên minh và Hiệp ước

     

  • D.

    Thái độ trung lập của Mĩ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Thái độ hung hăng của Đức khi công khai đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới chính là nhân tố khiến cho quan hệ quốc tế châu Âu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là quan hệ giữa các nước đế quốc với nhau

Câu 13 :

Trước khi bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp, Campuchia là vùng ảnh hưởng của nước nào?

  • A.

    Xiêm

     

  • B.

    Việt Nam

     

  • C.

    Anh

     

  • D.

    Bồ Đào Nha

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trước khi bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp, mặc dù vẫn giữ được nền độc lập nhưng trên thực tế Campuchia là vùng ảnh hưởng của Xiêm

Câu 14 :

Các tác phẩm “Con đầm pích”, “Hồ Thiên Nga”, “Người đẹp ngủ trong rừng” là của tác giả nổi tiếng nào thời kì cận đại?

  • A.

    Hô-xê Mác-ti.

     

  • B.

    Hô-xe Ri-dan.

     

  • C.

    Trai-cốp-xki.

     

  • D.

    Pi-cát-xô.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trai-cốp-xki là một trong những những điển hình của nền âm nhạc hiện thực thế giới thời cận đại. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông là vở opera “Con đầm pích”, các vở bale “Hồ thiên Nga”, “Người đẹp ngủ trong rừng”, …

Câu 15 :

Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Campuchia chống thực dân Pháp trong những năm 1863 – 1866 do ai lãnh đạo?

  • A.

    Pucômbô

  • B.

    Acha Xoa

  • C.

    Commađam

  • D.

     Sivôtha

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong những năm 1863 – 1866, cuộc khởi nghĩa do Acha Xoa lãnh đạo đã diễn ra ở các tỉnh giáp với biên giới Việt Nam, gây cho Pháp nhiều tổn thất lớn.

Câu 16 :

Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến sự thất bại của các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia cuối thế kỉ XIX?

  • A.

    Thiếu tổ chức lãnh đạo thống nhất

     

  • B.

    Thiếu một đường lối đấu tranh đúng đắn

     

  • C.

    Sự khủng hoảng của vương triều Phnôm Pênh

     

  • D.

    Sự chênh lệch về sức mạnh quân sự giữa thực dân Pháp và nhân dân Campuchia

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên nhân thất bại của các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia cuối thế kỉ XIX để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Khi tiến hành xâm lược Campuchia, thực dân Pháp có chỗ dựa là một nền sản xuất phồn vinh, quân đội hùng mạnh được trang bị vũ khí hiện đại. Trong khi đó, Campuchia lại thua kém Pháp hẳn một phương thức sản xuất, vũ khí thô sơ, lạc hậu. Đây chính là nguyên nhân khách quan khiến cho phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Campuchia thất bại

Câu 17 :

Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của nước thực dân nào?

  • A.

    Thực dân Anh

     

  • B.

    Thực dân Pháp

     

  • C.

    Thực dân Hà Lan

     

  • D.

    Thực dân Tây Ban Nha

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

 

Từ nửa sau thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia). Đến cuối thế kỉ XIX, quá trình này đã được hoàn thành. Liên bang Đông Dương thuộc Pháp được thành lập

Câu 18 :

Đến giữa TK XIX, Ấn Độ bị biến thành thuộc địa của đế quốc nào?

  • A.

    Nga.

     

  • B.

    Anh.

     

  • C.

    Nhật.

     

  • D.

    Mĩ.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn, đông dân. Từ đầu thế kỉ XVII, lợi dụng sự suy yếu của Ấn Độ, các nước tư bản phương Tây, chủ yếu là Anh, Pháp đua tranh xâm lược Ấn Độ. Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ

Câu 19 :

Tác phẩm “Những người khốn khổ” của Vích-to Huy-gô đã đi sâu khai thác đề tài gì trong đời sống xã hội?

  • A.

    Phản ảnh hiện thực của xã hội Pháp.

     

  • B.

    Lòng yêu thương vô hạn đối với những con người đau khổ, mong tìm những giải pháp đem lại hạnh phúc cho họ.

     

  • C.

    Chống lại trật tự của chế độ phong kiến Nga hoàng.

     

  • D.

    Ca ngợi phẩm chất của người dân Nga trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nôi dung chính của tác phẩm “Những người khốn khổ” của tác giả Vích-to Huy-gô là thể hiện lòng yêu thương vô hạn đối với những con người đau khổ, mong tìm những giải pháp đem lại hạnh phúc cho họ.

Câu 20 :

Nội dung nào sau đây không phải cải cách về kinh tế của Nhật Bản được thực hiện từ năm 1868?

  • A.

    Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh tế

     

  • B.

    Thống nhất thị trường, tiền tệ

     

  • C.

    Xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất phong kiến

     

  • D.

    Cho phép tự do buôn bán

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Về kinh tế, chính phủ đã ban hành chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cống, đường sá…Tuy nhiên quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn tiếp tục được duy trì chứ không được xóa bỏ.

Câu 21 :

Những tư tưởng mới của các nhà Triết học Ánh sáng Pháp ở thế kỉ XVII – XVIII có tác động như thế nào sự phát triển của lịch sử nước Pháp?

  • A.

    Những nhà cách mạng triệt để trong cuộc đấu tranh chống thế lực phong kiến

     

  • B.

    Là những người đi trước dọn đường cho Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 thắng lợi

     

  • C.

    Tư tưởng của họ để sáng lập ra triết học duy vật biện chứng

     

  • D.

    Lớp người đại diện cho những tư tưởng tiến bộ nhất ở châu Âu lúc bấy giờ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung của trào lưu triết học ánh sáng để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Trào lưu triết học ánh sáng thế kỉ XVII – XVIII đã sản sinh ra nhiều nhà tư tưởng lớn như Mông-te-xki-ơ (1689 – 1755), Vôn – te (1694 – 1778), Rút-xô (1712 – 1778), nhà tư tưởng cấp tiến Mê-li-ê (1644 – 1729) và nhóm Bách khoa toàn thư do Đi -đơ-rô (1713 – 1784) đứng đầu. Các nhà khai sáng thế kỉ XVII – XVIII được xem như “những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp năm 1789 giành thắng lợi”

Câu 22 :

Ý nào sau đây thể hiện tính chất tiến bộ của những cải cách do Thiên Hoàng Minh Trị khởi xướng từ năm 1868?

  • A.

    Giải quyết những vấn đề cấp thiết của tình hình chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục, đặt ra với Nhật Bản cuối thế kỉ XIX.

  • B.

    Tập trung vào vấn đề phát triển mô hình chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục giống phương Tây.

  • C.

    Tiếp nối những giá trị lâu đời về chính trị, quân sự, văn hóa – giáo dục, …. của nước Nhật xưa.

  • D.

    Thực hiện quyền dân chủ về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục cho các tầng lớp nhân dân.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử Nhật Bản giữa thế kỉ XIX và nội dung cải cách duy tân Minh Trị để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Những vấn đề cấp thiết đặt ra cho Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX xuất phát từ tình trạng khủng hoảng của nước này trên tất cả các mặt:

Lĩnh vực

Trước Duy tân Minh Trị

Chính sách của Duy tân Minh Trị

Chính trị

Thiên hoàng có vị trí tối cao những quyền lực thực tế thuộc về Sôgun

Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới trong đó đại biểu của tầng lớp quý tộc tư sản hóa đóng vai trò quan trọng, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

Kinh tế

Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu.

 

Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, ….

Quân sự

Sức mạnh quân sự yếu

Tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Chú trọng phát triển công nghiệp đóng tàu, tiến hành sản xuất vũ khí, đạn được, ….

Giáo dục

Chưa chú trọng đến nội dung khoa học – kĩ thuật trong giảng dạy…

Chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung Khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cứ những học sinh đi du học ở phương Tây, …

 

Cải cách của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868 có tính chất tiến bộ, khắc phục những hạn chế của tình trạng đất nước trên các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự và giáo dục.

Câu 23 :

Tính chất của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ (1885 – 1908) là

  • A.

    Phong trào dân chủ.

     

  • B.

    Phong trào độc lập.

     

  • C.

    Phong trào dân tộc.

     

  • D.

    Phong trào dân sinh.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của các phong trào để đánh giá, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1885-1908 đều nhằm vào kẻ thù dân tộc là thực dân Anh, do các lực lượng dân tộc ở Ấn Độ tiến hành với mục tiêu từ thấp đến cao: từ đòi quyền lợi kinh tế cho người dân Ấn Độ tiến lên thực hiện khẩu hiểu “Ấn Độ của người Ấn Độ” => mang tính chất dân tộc

Câu 24 :

Đâu không phải là nguyên nhân chung dẫn tới sự thất bại của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

  • A.

    Sự câu kết giữa triều đình Mãn Thanh với các nước đế quốc

  • B.

    Thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn

  • C.

    Chưa kết hợp cả nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến

  • D.

    Chỉ phát triển trong một bộ phận giai cấp và tầng lớp nhất định

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân chung dẫn tới sự thất bại của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là:

- Triều đình Mãn Thanh suy yếu, cấu kết với đế quốc để đàn áp phong trào

- Vũ khí thô sơ trong khi các nước đế quốc lại được trang bị các loại vũ khí hiện đại, quân đội thiện chiến

- Chưa có sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị vững mạnh, thực lực và thế lực của giai cấp tư sản còn quá yếu

Câu 25 :

Đâu không phải là đặc điểm chung của các phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX?

  • A.

    Nổ ra liên tục, có cuộc khởi nghĩa kéo dài tới 30 năm

     

  • B.

    Đều có sự liên kết với cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam

     

  • C.

    Thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia

     

  • D.

    Đều bị thực dân Pháp đàn áp

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của các phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX để so sánh, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Các phong đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX Nổ ra liên tục, có cuộc khởi nghĩa kéo dài tới 30 năm; Thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia từ quan lại, nông dân, nhà sư…Nhưng cuối cùng vẫn bị thực dân Pháp đàn áp. Tuy nhiên cần lưu ý, không phải cuộc đấu tranh nào cũng sự liên kết với cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam (cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha)

Câu 26 :

Tại sao những thành tựu văn hóa buổi đầu thời cận đại lại phát triển mạnh ở châu Âu?

  • A.

    Do tác động của cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến của giai cấp tư sản

     

  • B.

    Do sự áp của chế độ phong kiến ở châu Âu với các tầng lớp nhân dân quá nặng nề

     

  • C.

    Do sự suy yếu của giáo hội phong kiến châu Âu

     

  • D.

    Do sự phục hưng của văn minh Hi- La

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử châu Âu buổi đầu thời cận đại để phân tích, lí giải.

Lời giải chi tiết :

Cuộc cách mạng Hà Lan cuối thế kỉ XVI đã mở ra một thời kì lịch sử mới- thời cận đại. Trong buổi đầu thời cận đại, bão táp cách mạng tư sản phát triển mạnh ở châu Âu không chỉ trên lĩnh vực kinh tế- chính trị, mà còn trên cả lĩnh vực văn hóa để đấu tranh chống chế độ phong kiến và hình thành con người tư sản. Do đó thời kì này, châu Âu đã đạt được những thành tựu văn hóa rực rỡ

Câu 27 :

Nhiệm vụ chủ yếu của các nhà văn, nhà thơ hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật là gì?

  • A.

    Phản ánh khá đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội

     

  • B.

    Đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột

     

  • C.

    Phản ánh đời sống của nhân dân lao động

     

  • D.

    Bảo vệ những người nghèo khổ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình văn học từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX và nội dung của các tác phẩm văn học để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Xuất phát từ vai trò của văn học là phản ánh chân thực cuộc sống hiện thực, bằng nhiều cách khác nhau, các tác phẩm thơ văn thời kì cận đại đã phản ánh khá đầy đủ và toàn diện mọi khía cạnh của hiện thực xã hội. Thông qua tiếp cận với các tác phẩm văn học, người đọc phần nào thấy được hình ảnh cuộc sống của người trong thời kì đó.

Câu 28 :

Đây là câu văn nổi tiếng của nhà văn nào: “Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”?

  • A.

    Lỗ Tấn

     

  • B.

    Ban-dắc

     

  • C.

    Ra-bin-đra-nát Ta-go

     

  • D.

    Vích-to Huy-gô

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ hiểu biết thực tế để trả lời

Lời giải chi tiết :

Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, với các tác phẩm lớn như: Nhật kí người điên, AQ chính truyện,… Câu văn: “kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi…” trong tác phẩm “Cố hương”. Đây là một truyện ngắn hay và xúc động. Nó man mác một tình quê vơi đầy. Nó ghi lại một cách chân thực, cảm động ký ức tuổi thơ; phản ánh số phận những con người quê hương với bao nỗi buồn thương và hi vọng

Câu 29 :

Đâu không phải sự biến đổi trong chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương khi nước Pháp tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?

  • A.

    Củng cố hệ thống quan lại, tay sai ở Đông Dương

     

  • B.

    Thiết lập một nền cai trị cứng rắn

     

  • C.

    Mở rộng thương thuyết với chính phủ Trung Hoa

     

  • D.

    Trao lại quyền thống trị cho chính phủ Nam triều

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Phân tích, liên hệ những điểm bất lợi khi nước Pháp tham chiến để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Việc Pháp tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là điều bất lợi cho nước Pháp vì không thể sát sao trong vấn đề thuộc địa và nguy cơ phong trào cách mạng bùng nổ rất cao. Do đó, ngay khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Pháp đã thiết lập một nền cai trị cứng rắn ở Đông Dương, nới rộng quyền hạn cho chính phủ Nam triều để củng cố chỗ dựa xã hội. Tuy nhiên toàn bộ quyền hành vẫn tập trung trong tay người Pháp. Về đối ngoại, Pháp mở các cuộc thương thuyết với chính phủ Trung Hoa để phối hợp đàn áp các tổ chức cách mạng Việt Nam hoạt động trên đất Trung Quốc

Câu 30 :

Cách thức xâm nhập của các nước thực dân phương Tây vào khu vực Đông Nam Á ở thế kỉ XVI-XVII có điểm gì khác so với nửa cuối thế kỉ XIX?

  • A.

    Xâm nhập thông qua con đường truyền đạo

     

  • B.

    Xâm nhập thông qua con đường buôn bán

     

  • C.

    Xâm nhập thông qua con đường truyền đạo và buôn bán

     

  • D.

    Xâm nhập bằng việc sử dụng vũ lực

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ với tình hình khu vực Đông Nam Á thế kỉ XVI - XVIII (lịch sử lớp 10) và cách thức xâm nhập của các nước phương Tây vào khu vực Đông Nam Á nửa cuối thế kỉ XIX để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Sau các cuộc phát kiến địa lý thế kỉ XV-XVI, các nước thực dân phương Tây đã đẩy mạnh hoạt động xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á thông qua con đường truyền đạo và buôn bán (hoạt động của công ty thương mại như Đông Ấn Hà Lan, Đông Ấn Anh, Đông Ấn Pháp…). Còn từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước này lại sử dụng vũ lực để hoàn thành quá trình xâm lược Đông Nam Á

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.